PHÒNG GD-ĐT BÙ ĐĂNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2017 – 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 01 trang) Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. Tiếng Việt, văn bản Câu 1 (1,0 điểm) Thế nào là nói quá? Nêu tác dụng của phép tu từ nói quá. Cho một ví dụ có sử dụng phép nói quá. Câu 2 (1,5 điểm) Tìm các từ thuộc trường từ vựng thái độ trong đoạn văn sau: Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) Câu 3 (1,0 điểm) Chép lại khổ thơ cuối bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên và nêu ý nghĩa của bài thơ. Câu 4 (1,5 điểm) Qua đoạn trích Cô bé bán diêm của An-đéc-xen, hãy chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra theo thứ tự hợp lý. PHẦN II. Tập làm văn (5 điểm) Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ hoặc người thân rất vui lòng. Hết PHÒNG GD&ĐT BÙ ĐĂNG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 HKI NĂM HỌC 2017-2018 (Đáp án gồm có 02 trang) PHẦN I. Tiếng Việt, văn bản Câu Nội dung Câu 1 - Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất 1,0 đ của sự vật, hiện tượng được miêu tả. (0,5 đ) Điểm 0.5đ - Tác dụng: Để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. (0,5 đ) 0.25đ - VD: Học sinh cho được ví dụ đúng về nói quá 0,5 đ) 0.25đ Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm! Câu 2 1,5 đ Các từ thuộc trường từ vựng thái độ có trong đoạn văn: Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm. Câu 3 1đ - Chép lại khổ thơ cuối bài thơ Ông đồ: Tìm được mỗi từ đạt 0,25đ 0.5đ Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? (Chép sai dấu câu, lỗi chính tả trừ không quá 0,2 đ) - Ý nghĩa của bài thơ Ông đồ: Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc bị tàn phai. Câu 4 1,5 đ Các mộng tưởng của em bé diễn ra lần lượt theo thứ tự hợp lý sau mỗi lần quẹt diêm: + Vì trời rất rét, em lại vừa quẹt diêm nên trước hết em mộng tưởng đến lò sưởi; + Tiếp đó em mới mộng tưởng đến bàn ăn, vì em đang đói, mà sau 0,5 đ bức tường kia mọi nhà đang đón giáo thừa; + Vì đang đón giao thừa nên ngay sau đó cây thông Nô-en hiện ra; + Khi bà em còn sống, em đã có một thời cũng được đón giao thừa như thế, thế là hình ảnh bà em xuất hiện, hai bà cháu dắt nhau bay đi. PHẦN II. Tập làm văn (5đ) 1. Yêu cầu chung: Bài viết đáp ứng yêu cầu về: - Thể loại: Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Nội dung: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ hoặc người thân rất vui lòng. - Kĩ năng: Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; lập luận logic, chặt chẽ. 2. Yêu cầu cụ thể: Bài làm của học sinh có những cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau: 1. Mở bài: - Giới thiệu về một việc tốt đã làm 0.25đ - Giới thiệu hoàn cảnh làm việc đó. 0.25đ 2. Thân bài: - Kể việc làm tốt chính xảy ra theo trật tự thời gian: Việc xảy ra khi nào, ở 2,0 đ đâu, làm việc gì khiến cha mẹ hoặc ngừơi thân vui lòng, chuyện xảy ra như thế nào, kết quả ra sao... - Miêu tả sự việc xảy ra, Hình ảnh cha mẹ, hoặc người thân khi biết em làm 1,0 đ việc tốt: Nét mặt, cử chỉ, lời nói, thái độ... - Những tình cảm và suy nghĩ của em khi sự việc xảy ra và sau sự việc ấy: 1,0 đ tự hào, vui vẻ ... 3. Kết bài : Cảm nghĩ của người kể về việc tốt đã làm. 0,5 đ *Thang điểm: - Điểm 5: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên. Bài làm có bố cục và lời văn hợp lí. Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, văn mạch lạc, trôi chảy, dùng từ chính xác, ý phong phú. - Điểm 4: Đảm bảo đạt 2/3 yêu cầu trên, mắc không quá hai lỗi diễn đạt. - Điểm 3: Diễn đạt còn chung chung, bố cục không rõ ràng, mắc không quá bốn lỗi diễn đạt. - Điểm 1- 2: Diễn đạt không rõ ràng, bố cục không hợp lí. Trình bày cẩu thả, ý sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, sai nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. * Lưu ý: Căn cứ vào hướng dẫn chấm, GV cần linh hoạt khi chấm bài. Cần trân trọng sự sáng tạo của HS.