intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường

Chia sẻ: Nguyễn Thủy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

263
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường giúp các em học sinh kiểm tra, đánh giá kiến thức của mình môn Ngữ Văn và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi học kỳ 1 sắp tới được tốt hơn. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ Văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Trong văn bản “Cô bé bán diêm” của An-đec-xen, các mộng tưởng mất đi khi nào? A. Khi các que diêm tắt. B. Khi em bé nghĩ về sẽ bị cha mắng. C. Khi bà nội em hiện ra. D. Khi trời sắp sáng. Câu 2. Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia “Ngày Trái Đất” với chủ đề gì? A. Chống ô nhiễm bảo vệ nguồn nước B. Trồng cây gây rừng. C. Một ngày không sử dụng bao bì ni lông D. Môi trường xanh, sạch, đẹp Câu 3. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (“Tắt đèn” Ngô Tất Tố)? A. Tình thương chồng con vô bờ bến B. Muốn ra oai với bọn nhà lý trưởng C. Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ D. Ý thức được bước đường cùng của mình. Câu 4. Những từ: trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào? A. Hoạt động chính trị B. Hoạt động văn hóa C. Hoạt động xã hội D. Hoạt động kinh tế II. Phần tự luận: Câu 5. Câu ghép là gì? Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép sau? a) Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. (Tức nước vỡ bờ, trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố) b) Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. (Lão Hạc – Nam Cao). Câu 6. Đọc đoạn văn sau: “Cũng như chúng tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ” a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? b) Em hãy viết đoạn văn (khoảng 8 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên? Câu 7. Thuyết minh về cái phích nước? Học sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi kiểm tra không gỉi thích gì thêm PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ Văn - Lớp 8 I. Phần trắc nghiệm: ( 2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu Đáp án 1 A 2 C 3 B 4 D II. Phần tự luận: Câu Nội dung Điểm - Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa 0,5 5 (1,5đ) nhau tạo thành. a, Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào CN1 VN1 CN2 VN2 0,5 cạnh anh Dậu. Quan hệ giữa các vế trong câu ghép là quan hệ tiếp nối. b, Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. 0,5 CN1 VN1 CN2 VN2 Quan hệ giữa các vế trong câu ghép là quan hệ nguyên nhân. 6 (1,5đ) 7 (5,0đ) Đoạn văn được trích từ văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. 0,5 -Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn. -Nội dung: cảm nhận được về hình ảnh so sánh đặc sắc: hình ảnh “con chim con đứng bên bờ tổ” so sánh với cậu học trò mới “bỡ ngỡ đứng nép bên người thân” để làm nổi bật tâm lí của tuổi thơ trong buổi tựu trường 1,0 “vừa ngập ngừng e sợ” vừa khao khát học hành, mơ ước bay tới những chân trời xa, chân trời của ước mơ và hy vọng. *Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng. Bố cục bài văn ba phần rõ ràng, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. *Yêu cầu về kiến thức: A. Mở bài: Giới thiệu về cái phích nước. 0,5 B. Thân bài: 1. Nguồn gốc của phích nước: - Phích nước được nhà vật lý học Sir james Dewar phát minh vào năm 1892. - Đây là sản phẩm được cải tiến từ thùng chứa nhiệt của Mewton. 0,5 - Vào năm 1904, chiếc phích nước xuất hiện đầu tiên ở Đức. - Hiện nay phích nước được dùng phổ biến trong mọi gia đình. 2. Các loại phích nước. - Phích có nhiều loại tùy theo kiểu dáng và kích cỡ, có loại to, loại nhỏ, 1,0 loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa o,5 lít nước. 3. Cấu tạo của phích nước. -Vỏ phích được làm bằng nhựa hoặc sắt và được trang trí nhiều màu sắc với các hình thù khác nhau. - Thân phích được làm bằng nhựa, phích thông thường có chiều cao khoảng 50cm. 1,0 - Quai phích thường có chất liệu cùng với vỏ phích. -Tay cầm được gắn vào thân phích thường được làm bằng chất liệu cùng với vỏ phích. - Nút phích được làm bằng chất liệu giữ nhiệt như bấc hoặc nhựa. Nút được dùng để giữ nhiệt và giúp an toàn khi chứa nước sôi. - Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thủy tinh, ở giữa là khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc có tác dụng ngăn sự truyền nhiệt ra ngoài giữ cho nước trong phích luôn nóng. 4. Công dụng của phích nước: Phích được dùng chủ yếu để giữ cho nước luôn nóng trong thời gian nhất định. Tuy nhiên cũng có loại phích 0,5 có công dụng giữ cho nước luôn lạnh. 5. Cách sử dụng và bảo quản phích nước. - Cần rửa sạch phích nước khi sử dụng lần đầu tiên. - Khi mới dùng, cần ngâm nước ấm khoảng 30 phút cho bền. Vì nếu đổ nước nóng vào ngay sẽ dễ bị nứt hoặc vỡ. - Khi dùng, bên trong phích thường bị bám bẩn, có thể lấy nước giấm lắc 1,0 nhẹ, tráng cho sạch. - Tránh va đập mạnh. - Để xa tầm tay trẻ em. C. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cái phích nước. 0,5 Chú ý: Trên đây là những gợi ý, giáo viên chấm bài cần linh hoạt, đánh giá một cách tổng quát bài làm của học sinh. Cần khuyến khích những bài làm sáng tạo, giàu chất văn.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2