intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án (Lần 2) - Trường THCS Trần Cao Vân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án (Lần 2) - Trường THCS Trần Cao Vân’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án (Lần 2) - Trường THCS Trần Cao Vân

  1. KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, LẦN 2 NĂM HỌC 2021-2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN - Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I.ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Chị Dậu nghiến chặt hai hàm răng: - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mà xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện ngập chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất , miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau,rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vật vào nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí nhào ra thềm.”yếu hợn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. (Trích Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất tố, Ngữ văn 8, tập Một Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 31) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (1.0 điểm) Tìm tình thái từ có trong câu sau và cho biết chức năng của tình thái từ đó? “ - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mà xem!” Câu 3. (1.0 điểm) Chỉ ra các vế câu và quan hệ ý nghĩa của chúng trong câu ghép sau: “Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau,rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vật vào nhau.” Câu 4. (1.0 điểm) Nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích. Câu 5. (1.0 điểm) Nếu em nhìn thấy người thân hay bạn của mình bị người khác coi thường, bắt nạt thì em làm gì? II.LÀM VĂN (5.0 điểm) Thuyết minh về một thứ đồ dùng quen thuộc . Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. Việc chia nhỏ thang điểm trong mỗi ý, mỗi câu phải có sự thống nhất trong toàn tổ chấm và ghi lại bằng biên bản. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vân còn có những sai sót nhỏ). - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. B. Đáp án và thang điểm I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung, yêu cầu cần đạt Điể m Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính: tự sự. 1.0 Câu 2 - Tình thái từ: đi. 0.5 - Thêm vào câu để cấu tạo câu cầu khiến 0.5 Câu 3 - Câu ghép có hai vế: 0.5 + Vế 1: Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, + Vế 2: rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. - Quan hệ ý nghĩa: nối tiếp 0.5 Câu 4 Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, chỉ cần trả lời đúng 1.0 hai ý là đạt điểm tối đa. Cần đạt các ý sau: - Là một người phụ nữ thương yêu và bảo vệ chồng - Là một người rơi vào hoàn cảnh bế tắt,đường cùng khiến chị phải liều mạng chống lại - Là một người phụ nữ nông dân có sức sống tiềm tang mạnh mẽ. Mức 1. Học sinh có thể nêu: Can ngăn, khuyên nhủ, nếu vẫn không được 1.0 thì tìm sự giúp đỡ của những người xung quanh …cách nêu thuyết phục Câu 5 Mức 2. Học sinh nêu Can ngăn, khuyên nhủ , tìm sự giúp đỡ của những 0.75 người xung quanh… có cách nêu tương đối thuyết phục. Mức 3. Học sinh chỉ nêu: Can ngăn, khuyên nhủ, … nhưng chưa thuyết 0.5 phục. Mức 4. Học sinh nêu: can ngăn.. ý chưa rõ ràng 0.25
  3. Mức 5. Không có câu trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu cầu của đề. 0.0 II. LÀM VĂN (5.0 điếm) Tiêu chí đánh giá Điếm * Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn thuyết minh. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Sử dụng các phương pháp thuyết minh thích hợp. * Yêu cầu cụ thể: 0.25 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh. Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được đối tượng thuyết minh. Phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau theo một trình tự hợp lí. Phần kết bài: nêu suy nghĩ, ấn tượng, bày tỏ thái độ đối với đối tượng thuyết minh. b. Xác định đúng đối tượng thuyết minh: Thuyết minh về một thứ đồ dùng 0.25 quen thuộc. c. Triển khai bài viết : Vận dụng tốt các phương pháp thuyết minh để làm bài. 4.0 Học sinh có thể viết linh hoạt, sau đây là một số gợi ý: * Mở bài: Dần dắt, giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh 0.5 * Thân bài: 3.0 - Nguồn gốc, xuất xứ của đồ dùng - Cấu tạo, đặc điểm, tính chất - Phân loại - Công dụng - Cách sử dụng và bảo quản... * Kết bài: Nêu suy nghĩ, thái độ đối với đồ dùng đó 0.5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo về đối tượng thuyết minh. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 DUYỆT CỦA TTCM GV RA ĐỀ Đặng Thị Kim Cúc Lê Thị Huề
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2