intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

60
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ I BẮC GIANG NĂM HỌC 2021 ­ 2022 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:  (…) Trong tay bồng đứa con gái hai tuổi, chị Dậu thơ thẩn ngồi trên chiếc chõng long nan.   Cái nhanh nhảu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước   da đen giòn và cái nuột nà của người đàn bà hai mươi bốn tuổi, vẫn không đánh đổ những cái lo   phiền buồn bã trong đáy tim. Nét mặt rầu rầu, chị im lặng nhìn sự ngoan ngoãn của hai đứa con   nhỏ.   Cái Tý và thằng Dần, đương hỳ hục bới đống rễ khoai, tìm những củ mập, củ dây, bỏ   vào trong rổ. Chúng nó mừng reo hý hửng khi thấy một củ nguyên lành, và chúng nó cãi cọ làu   nhàu khi lục mãi chẳng được gì cả. Mặt trời gần đến đỉnh đầu. Ánh nắng xuyên qua lũy tre chiếu xuống trước thềm khoang khủa. Đằng sau, gà gáy te te.   Nóc bếp láng giềng, ngọn khói bốc lên nghi ngút.  Thằng Dần với bộ mặt thìu thịu, bỏ đống rễ khoai đứng dậy, lùng bùng:   ­ Nhặt mãi từ sáng đến giờ mới được ba mẩu khoai ranh! Con không phải tội mà bới nữa. U   đi mua gạo mau lên! Hàng xóm nấu cơm trưa rồi, nhà ta vẫn chưa ăn cơm sáng! Chúng con đói quá! Ngó con một cách đau đớn, chị Dậu ngọt ngào: ­ Con hãy cố nhặt thêm vài chục mẩu nữa, rồi chị nó luộc cho ăn, chứ u làm gì có tiền đong   gạo?  Thằng bé phụng phịu:  ­ Hôm qua và hôm kia u bán hai gánh khoai lang được năm hào mà… đã tiêu gì đâu!  Vừa nói, nó vừa tung tăng chạy đến cạnh mẹ, toan lần dải yếm của mẹ. Cái Tý thỏ thẻ khuyên   em:   ­ Tiền bán khoai còn phải để dành đóng sưu cho ông Lý chứ? Dễ được đem mà đong gạo   đấy hẳn? Em có đói thì hãy ăn tạm củ khoai sống vậy!  Câu nói nghĩa lý của con bé bảy tuổi, hình như có một sức mạnh thần bí, khiến cho chị   Dậu hai hàng nước mắt chạy quanh. Uể oải, chị bế cái Tỉu lên sườn và lừ thừ đi ra ngoài cổng,   để ngóng xem chồng đã về chưa. (Trích Tắt đèn, Ngô Tất Tố, NXB Văn hóa Sài Gòn, tr. 35­38) Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra 04 từ láy diễn tả tâm trạng nhân vật chị Dậu có trong đoạn trích.  Câu 3. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn sau thuộc kiểu câu nào? Chúng nó mừng reo hý hửng khi thấy  một củ nguyên lành, và chúng nó cãi cọ làu nhàu khi   lục mãi chẳng được gì cả. Câu 4. Phân tích tác dụng của phép liệt kê được sử  dụng trong câu: Cái nhanh nhảu của đôi   mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen giòn và cái nuột   nà của người đàn bà hai mươi bốn tuổi, vẫn không đánh đổ những cái lo phiền buồn bã trong   đáy tim. Câu 5. Nhận xét về nhân vật cái Tý qua câu nói: Tiền bán khoai còn phải để dành đóng sưu cho   ông Lý chứ? Dễ được đem mà đong gạo đấy hẳn? Em có đói thì hãy ăn tạm củ khoai sống vậy!
  2. Câu 6. Qua đoạn trích, em có suy nghĩ gì về cuộc sống của người nông dân trong xã hội thực dân  nửa phong kiến? (Trả lời bằng một đoạn văn ngắn, khoảng 5 đến 7 câu) II. Làm văn (5.0 điểm) Viết bài văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh  ở quê hương Bắc Giang (hoặc  ở vùng  quê khác) mà em biết. ………………. Hết ……………… Họ và tên học sinh: ................................................................  SBD: ............................. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HDC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I BẮC GIANG NĂM HỌC 2021 – 2022                                            Môn: Ngữ văn 9 (Hướng dẫn chấm có 03 trang) Phần  Câu  Yêu cầu Điểm Về đoạn thơ trong  5.0 “Giá từng thước  đất”của Chính  Hữu 1 ­  HS   xác   định   đúng  0.5 I thể   thơ:   Đoạn   thơ  0 được   viết   theo   thể  thơ tự do. ­  HS  làm   sai   hoặc  không làm. 2 ­  HS chỉ  ra được ít  1.0 nhất   04   biểu   hiện  trong   những   biểu  hiện  thể   hiện   quan  niệm   về  đồng   đội  0.75 trong   đoạn   thơ:  là  0.5 hớp   nước   uống   0.25 chung, nắm cơm bẻ  0 nửa;   là   chia   nhau   một trưa nắng, một   chiều   mưa;   chia   khắp   anh   em   một   mẩu   tin   nhà;   chia   nhau   đứng   trong   chiến hào chật hẹp;   chia nhau cuộc đời,   chia nhau cái chết.  ­ HS chỉ ra được 3  biểu hiện.
  3. ­ HS chỉ ra được 2  biểu hiện. ­ HS chỉ ra được 1  biểu hiện. ­ HS không làm hoặc  xác định sai. 3 ­ HS xác định đúng: 0.5 +   01   từ   Hán   Việt  0.25 trong số  các từ  sau:  đồng đội, chiến hào,  0.25 xung   phong,  tiến   0 công. +  01   từ   láy:  lưng   chừng ­ HS không làm hoặc  xác định sai. 4 ­  HS   xác   định   đúng  1.0 dấu   hiệu   của  biện  pháp tu từ  (phép) nói  0.25 giảm   nói   tránh   và  nêu được tác dụng:  0.75 + Dấu hiệu của biện  pháp   tu   từ:  những   con   người   mỗi   khi   nằm   xuống   (HS   chỉ  nêu   cụm   từ  nằm   xuống  hoặc   từ  nằm  0.75 vẫn chấp nhận).  +   Tác   dụng:  giảm  bớt nỗi mất mát, đau  0.5 thương   khi   nói   về  0.25 cái   chết   của   người  0 lính   nơi   chiến   hào  chống   Pháp,   đồng  thời   làm   nổi   bật  được   tư   thế   hiên  ngang,   tinh   thần  chiến đấu quả  cảm,  bất khuất của người  chiến   sĩ   trước   kẻ  thù. Qua đó thể  hiện  niềm   tự   hào,   yêu  mến,   sự   trân   trọng,  ngợi   ca   của   tác   giả 
  4. về   người   lính   trong  cuộc   kháng   chiến  trường   kì   của   dân  tộc.  ­   HS   xác   định   đúng  dấu   hiệu   của   biện  pháp tu từ  và nêu tác  dụng nhưng chưa đủ  ý   hoặc  không   nêu  được  dấu   hiệu  của  biện   pháp   tu   từ   và  nêu   đầy   đủ   tác  dụng. ­   HS   chỉ   nêu   tác  dụng của biện pháp  tu   từ   nhưng   không  đầy đủ. ­   HS   chỉ   nêu   dấu  hiệu   của   biện   pháp  tu từ  ­  HS   làm   sai   hoặc  không làm. 5 ­ HS trình bày được  1.0 cách   hiểu   của   mình  về những người lính  trong   cuộc   kháng  chiến   chống   Pháp  thông   qua   đoạn   thơ  bằng   nhiều   cách  diễn đạt khác nhau.  Song   cần   đảm   bảo  0.75 các   ý   sau:   những  0.5 người   lính   chiến  0.25 đấu   nơi   chiến   hào  0 nhiều   gian   khổ,  thiếu thốn; luôn gắn  bó, yêu thương, chia  ngọt   sẻ   bùi,   đồng  cam cộng khổ  trong  tình   đồng   đội   thắm  thiết, cao qúy, thiêng  liêng;   tinh   thần  chiến   đấu   kiên  cường,   dũng   cảm, 
  5. sẵn   sàng   hi   sinh  quên mình  để  giành  lại “từng thước đất”  và   độc   lập,   tự   do  cho dân tộc.  ­ HS chỉ ra được 3 ý  trên nhưng diễn đạt  chưa rõ ràng, mạch  lạc.  ­ HS chỉ ra được 2  trong 3 ý trên. ­ HS chỉ ra được 1  trong 3 ý trên. ­  HS Không làm  hoặc xác định sai. 6 ­   Viết   được   đoạn  1.0 văn với yêu cầu: 0.25 +   Đúng   hình   thức,  yêu cầu dung lượng  0.75 của   đoạn   văn,   diễn  đạt mạch lạc. +   Thể   hiện   được  suy   nghĩ   của   bản  0 thân về  trách nhiệm  của tuổi trẻ hôm nay  đối   với   đất   nước.  (Bảo   vệ,   gìn   giữ  nền hòa bình do các  thế  hệ cha anh đã hi  sinh   xương   máu   để  giành   lại;   học   tập,  rèn   luyện   để   cống  hiến   cho   sự   nghiệp  dựng   xây   đất  nước…).   ­ HS không làm hoặc  làm sai. II Phân tích vẻ đẹp  5.0 của nhân vật Vũ  Nương trong  truyện ngắn  Chuyện người con  gái Nam Xương  của Nguyễn Dữ. 
  6. a. Đảm bảo cấu trúc   0.5 của   một   bài   văn   nghị   luận:  Có   đủ  Mở   bài,   Thân   bài,   Kết bài. Mở bài giới  thiệu  được   vấn  đề,  Thân   bài  triển   khai  được   vấn   đề,  Kết   bài  khái   quát   được  vấn đề. b.  Xác   định   đúng   vấn   đề   cần   nghị  0.5 luận:  Vẻ   đẹp   của  nhân vật  Vũ Nương  trong   truyện   ngắn  Chuyện   người   con   gái Nam Xương  của  Nguyễn Dữ. c. Triển khai vấn đề   3.0 nghị luận: Vận dụng  tốt   các   thao   tác   lập  luận,   kết   hợp   chặt  0.25 chẽ giữa lí lẽ và dẫn  2.5 chứng.  Học   sinh   có   thể   trình   bày   theo   nhiều   cách   nhưng   0.5 về  cơ  bản cần đảm   bảo những nội dung   sau:  * Giới thiệu tác giả,  tác   phẩm   và   nhân  0.5 vật   Vũ   Nương.  *  Phân   tích   vẻ   đẹp  0.5 của   nhân   vật   Vũ  Nương: ­   Vũ   Nương   là  0.5 người   phụ   nữ   có  nhiều phẩm chất tốt  đẹp: +   Người   vợ   dịu  dàng, khéo léo, luôn  0.5 yêu   thương,   thủy  chung   son   sắt:   Biết 
  7. tính   chồng   đa   nghi,  nàng   luôn   giữ   gìn  0.25 khuôn phép gia đình;  khi   tiễn   chồng   đi  lính,   nàng   chỉ   mong  chồng   bình   an   trở  về,   thấu   hiểu   nỗi  khổ   và   nguy   hiểm  mà   chồng   phải   đối  mặt   nơi   chiến  tuyến; khi xa chồng,  Vũ   Nương   nhớ  thương da diết, một  lòng thủy chung chờ  đợi. +   Người   con   dâu  hiếu thảo: chăm sóc  tận   tình,   hết   lòng,  hết   sức   khi   mẹ  chồng   ốm;   xót  thương,   lo   ma   chay  chu đáo như  cha mẹ  đẻ   khi   mẹ   chồng  mất. + Người mẹ  thương  con   hết   mực:   một  mình   nuôi   nấng,  chăm   sóc,   bù   đắp  thiếu thốn tinh thần  của   con   bằng   cách  chỉ   vào   bóng   mình  trên   tường   giả   làm  cha đứa bé. +   Người   phụ   nữ  trọng   nhân   phẩm,  tình nghĩa; sống bao  dung,   vị   tha:   nàng  chọn   cái   chết   để  minh   oan,   khẳng  định   nhân   phẩm;  sống dưới thủy cung  vẫn   nặng   tình   với  chồng con; sẵn sàng  tha   thứ   cho   chồng, 
  8. trở   về   nói   lời   cảm  tạ; quyết  ở  lại thủy  cung để  đền  ơn cứu  mạng của Linh Phi. ­   Nghệ   thuật   xây  dựng nhân vật: Tạo  dựng tình huống để  thử   thách   nhân   vật,  dựng đoạn đối thoại  để  khắc họa  tâm lí,  tính cách nhân vật,  sử   dụng   yếu   tố  tưởng tượng, kì ảo  kết   hợp   với   các  yếu tố có thực ...  *   Đánh   giá   chung:  Khẳng   định   lại   vẻ  đẹp của nhân vật, giá  trị của tác phẩm. d. Sáng tạo: Có cách  0.5 diễn đạt độc đáo,  suy nghĩ mới mẻ,  sâu sắc về vấn đề  nghị luận.  e. Chính tả, ngữ  0.5 pháp: Đảm bảo  chuẩn chính tả, ngữ  pháp, ngữ nghĩa  tiếng Việt. Tổng điểm 10.0 Lưu ý khi chấm bài:   Do đặc trưng của môn Ngữ  văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh   đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm. Việc chi tiết   hóa điểm số  các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được   thống nhất trong Hội đồng chấm.  Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ  những yêu cầu đã   nêu ở mỗi câu, đồng thời diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.  Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể  không trùng với yêu   cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1