intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Mức độ Nội nhận Tổng dung/đ thức Kĩ ơn vị Nhận Thông Vận Vận năng TT kiến biết hiểu dụng dụng thức (Số câu) (Số câu) (Số câu) cao (Số câu) 1 Đọc hiểu Đoạn văn 5 1 1 0 7 Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 2 Tạo lập Viết bài 1* 1* 1* 1 1 văn bản văn thuyết minh Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 40 30 20 10 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: NGỮ VĂN - Lớp: 8 Thời gian: 90 phút (KKGĐ) TT Chủ đề Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 Nhận biết: 5TL 1TL 1TL Đọc – hiểu văn - Phương thức bản biểu đạt của phần trích. - Chi tiết có trong phần trích. - Thán từ có trong phần trích. - Công dụng của dấu hai chấm trong phần trích. - Cấu tạo của câu ghép có trong phần trích. Thông hiểu: - Quan điểm của tác giả thể hiện trong phần trích. Vận dụng: - Rút ra bài học cho bản thân từ nội dung của phần trích. 2 Nhận biết: - Yêu cầu của đề 1* 1* 1* 1 Tạo lập văn bản về kiểu văn thuyết minh một thứ đồ dùng. Thông hiểu: Viết đúng về kiểu bài, về nội
  3. dung, hình thức Vận dụng: Viết được bài văn thuyết minh một thứ đồ dùng. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, thể hiện được cơ bản nội dung kiến thức cần có của bài thuyết minh một thứ đồ dùng. Vận dụng cao: - Viết được bài thuyết minh về một thứ đồ dùng đầy đủ nội dung kiến thức cần có. - Bài viết có đủ những nội dung: tên gọi của đồ dùng, hình dáng, cấu tạo, chất liệu, công dụng, vai trò, ý nghĩa, cách sử dụng, bảo quản, … - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, cách viết thu hút, hấp dẫn, tri thức cung cấp đảm bảo chính xác, khách quan, hữu
  4. ích. Tổng 4 + 1* 1 + 1* 1 + 1* 1 Tỉ lệ chung 40% 30% 20% 10% PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm) Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Những con chim bồ câu tụ tập với nhau trong một cái chuồng trên ngọn cây, chúng thấy con chim đại bàng sải cánh trên cao, bèn bàn luận: - Eo ơi, gió đùng đùng thế kia mà nó cứ bay lên cao làm gì nhỉ. Không xuống đây như bọn mình có phải an toàn hơn không? - Báu bở gì cái trò bay một mình, cô đơn bỏ xừ! Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như chúng mình sung sướng, ngày ngày có người cho ăn… Đúng là đồ dở hơi! Đại bàng tung hoành trong cơn bão, rồi đi săn mồi về tổ, nó nào ngó xuống để suy nghĩ về mấy con chim bồ câu? Rồi một ngày, người chủ mang mấy con chim ra thịt đãi khách. Trước khi bị cắt tiết, chúng tiếc nuối nhớ về hình ảnh con chim đại bàng. Đại bàng vẫn đi săn mồi, nào hay biết gì về mấy con chim bồ câu? Con người khác con chim ở chỗ được lựa chọn, không nhất thiết phải là đại bàng hay bồ câu, nhưng dù ngồi ở vị trí nào, chủ động cho cuộc sống của chính mình vẫn là tốt nhất. Và đừng bao giờ phán xét người khác khi họ không thèm để ý đến mình. Những người không quản trị nổi chính cuộc sống của bản thân, thiếu tự tin nhất, buồn thay lại là những người hay phán xét nhất!” (“Ngừng phán xét”, Ừ thì yêu! Đời có bao nhiêu, An Xinh Trương, NXB Phụ nữ, 2018, tr.156,157)
  5. Câu 1: Phần trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) Câu 2: Theo tác giả, những người hay phán xét nhất là những người như thế nào? (0,5 điểm) Câu 3: Xác định thán từ có trong câu văn sau: “Eo ơi, gió đùng đùng thế kia mà nó cứ bay lên cao làm gì nhỉ.” (0,5 điểm) Câu 4: Dấu hai chấm trong phần trích trên dùng để làm gì? (0,5 điểm) Câu 5: Phân tích cấu tạo của câu sau và cho biết xét về cấu tạo, câu đó thuộc kiểu câu gì? (1,0 điểm) “Những con chim bồ câu tụ tập với nhau trong một cái chuồng trên ngọn cây, chúng thấy con chim đại bàng sải cánh trên cao, bèn bàn luận:” Câu 6: Em có đồng tình với quan điểm “đừng bao giờ phán xét người khác” của tác giả hay không? Vì sao? (1,0 điểm) Câu 7: Qua phần trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (0,5 điểm) II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Thuyết minh một thứ đồ dùng học tập của em.
  6. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI - NĂM HỌC: 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90’ (KKGĐ) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài có ý tưởng riêng và giàu chất văn
  7. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm, tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn có thể là một bài làm có thể còn những lỗi nhỏ - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn số theo đúng quy định. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM PHẦN MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐIỂM I. ĐỌC Câu 1: Phần trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào? -HIỂU ( 5,0 điểm) Các phương thức biểu đạt: Tự sự + nghị luận 0,5đ Câu 2: Theo tác giả, những người hay phán xét nhất là những người như thế nào? Những người hay phán xét nhất là những người không quản trị nổi chính 0,5đ cuộc sống của bản thân, thiếu tự tin nhất Câu 3: Xác định thán từ có trong câu văn sau: “Eo ơi, gió đùng đùng thế kia mà nó cứ bay lên cao làm gì nhỉ.” Thán từ: eo ơi 0,5đ Câu 4: Dấu hai chấm trong phần trích trên dùng để làm gì? Dấu hai chấm trong phần trích trên dùng để : đánh dấu lời đối thoại. 0,5đ Câu 5: Phân tích cấu tạo của câu sau và cho biết xét về cấu tạo, câu đó thuộc kiểu câu gì? “Những con chim bồ câu tụ tập với nhau trong một cái chuồng trên ngọn cây, chúng thấy con chim đại bàng sải cánh trên cao, bèn bàn luận:” - Phân tích cấu tạo: Những con chim bồ câu // tụ tập với nhau trong một cái chuồng trên 0,5đ ngọn C V cây, chúng // thấy con chim đại bàng sải cánh trên cao, bèn bàn luận: 0,5đ C V
  8. - Câu đó thuộc kiểu câu ghép Câu 6: Em có đồng tình với quan điểm “đừng bao giờ phán xét người khác” của tác giả hay không? Vì sao? Đồng tình vì: 0,5đ - Khi phán xét người khác chúng ta có thể sẽ sai lầm vì bản thân không hiểu rõ về họ, không ở trong hoàn cảnh, vị trí của họ. - Tuy nhiên không phán xét không có nghĩa là thờ ơ với người khác, bàng quan trước mọi việc... 0,5đ Câu 7: Qua phần trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Bài học rút ra: - Cần chủ động cho cuộc sống của mình, không dựa dẫm, trông chờ hay ỷ 0,5đ lại vào người khác. - Không phán xét người khác khi ta không biết hay không hiểu gì về họ 0,5đ còn họ thì chẳng quan tâm hay để ý gì đến ta. Thuyết minh một thứ đồ dùng học tập của em. 1. Yêu cầu chung: - Bài làm phải được tổ chức thành văn bản thuyết minh hoàn chỉnh II. TẠO - Biết vận dụng yếu tố miêu tả, các phương pháp thuyết minh phù hợp để LẬP VĂN bài viết hấp dẫn, thu hút. BẢN - Tri thức cung cấp phải đảm bảo chính xác, khách quan và hữu ích. (5,0 điểm) - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,… 2. Yêu cầu cụ thể a) Đảm bảo các phần của bài văn thuyết minh: - Trình bày đủ bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài 0,5 đ - Sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp b) Xác định đúng đối tượng thuyết minh: Một thứ đồ dùng học tập 0,5 đ
  9. c) Viết bài: Trên cơ sở những kiến thức đã học về văn thuyết minh, học sinh thực hiện trình tự thuyết minh phù hợp, đảm bảo các nội dung cơ bản sau đây: * Mở bài: Giới thiệu thứ đồ dùng học tập được thuyết minh * Thân bài: 0,5 đ - Hình dáng, cấu tạo, chất liệu của đồ dùng - Nguyên lí hoạt động của đồ dùng - Vai trò, ý nghĩa của đồ dùng đối với học sinh 2,5 đ - Cách sử dụng, bảo quản đồ dùng -… * Kết bài: Khẳng định vai trò của đồ dùng đối với học sinh 0,5 đ d) Sáng tạo: Có cách thuyết minh mới mẻ, hấp dẫn, thu hút và làm nổi bật đặc điểm, vai trò, … của đồ dùng học tập. 0,5đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1