intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Phước Sơn” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Phước Sơn

  1. TRƯỜNG TH& THCS VÕ THỊ SÁU MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn – Lớp 8 NĂM HỌC 2022-2023 TT Kĩ năng Nội Mức độ Tổng dung/đơn vị nhận thức kĩ năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng (Số câu) (Số câu) (Số câu) cao (Số câu) 1 Đọc - Đoạn văn 4 1 1 0 6 bản. Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 2 Viết - Văn thuyết 1* 1* 1* 1* 1 minh. Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ 40 30 20 10 100 TRƯỜNG TH& THCS VÕ THỊ SÁU
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN: 90 PHÚT TT Chương/Chủ Nội dung/ Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức đề Đơn vị kiến đánh giá Nhận Thông Vận VD cao thức biết hiểu dụng 1 Đọc hiểu Đoạn văn bản. Nhận biết: 4 TL 1 TL 1 TL - Phương thức biểu đạt. - Trường từ vựng. - Câu ghép. - Từ tượng hình, từ tượng thanh. Thông hiểu: - Hiểu nội dung chính của đoạn văn. Vận dụng: - Trình bày cảm nhận, suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích. 2 Viết Văn thuyết Nhận biết: minh. - Nhận biết dạng đề tập làm văn. Thông hiểu: 1TL - Hiểu được cách viết một bài văn thuyết minh. Vận dụng: - Trình bày được một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh. Vận dụng cao: - Viết được bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng. Tổng 4 TL 1TL 1 TL 1 TL Tỉ lệ % 30% 10% 10% 50% Tỉ lệ 40% 60% chung TRƯỜNG TH& THCS VÕ THỊ SÁU KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2022-2023 Môn: Ngữ Văn- Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 01 trang) PHẦN I : ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước
  3. nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.” (Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán) Câu 1. (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn. Câu 2. (0.5 điểm): Tìm một câu ghép có trong đoạn. Câu 3. (1.0 điểm): Tìm trường từ vựng của từ “chân” có trong đoạn trích. Câu 4. (1.0 điểm): Xác định bốn từ tượng hình có trong đoạn văn. Câu 5. (1.0 điểm): Cho biết nội dung của đoạn trích. Câu 6. (1.0 điểm): Từ nội dung, em có cảm nhận gì về hình ảnh người bố. PHẦN II: LÀM VĂN (5,0 điểm) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích trong cuộc sống. -----------HẾT----------- TRƯỜNG TH& THCS VÕ THỊ SÁU HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2022-2023 Môn: Ngữ Văn 8 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm
  4. Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả. 0.5 điểm Câu 2 - Câu ghép: Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. 0.5 điểm Câu 3 - Trường từ vựng của từ “chân”: bàn chân, ngón chân, gan bàn chân, mu bàn chân. 1.0 điểm Câu 4 - Từ tượng hình: khum khum, lỗ rỗ, xám xịt, lấm tấm. 1.0 điểm Câu 5 - Nội dung: Qua hình ảnh đôi bàn chân bị đau, ta thấy được sự vất vả, khó nhọc của người bố.. 1.0 điểm * Học sinh nêu được ý ở câu thứ nhất: 0.5 điểm; nêu được ý ở câu thứ hai: 0.5 điểm. Câu 6 HS diễn đạt đúng hình thức của đoạn văn và bộc lộ được tình cảm của mình với bố chân thành, có cảm xúc. Có thể trình bày theo hướng sau: Mức 1: nêu đủ 4 ý 1.0 điểm - Người bố luôn phải lao động vất vả và cố gắng hết sức để nuôi nấng con cái mình, một người đàn ông mạnh mẽ trụ cột chính của gia đình. - Bố luôn chịu đựng rất nhiều gian nan, đau đớn để ổn định được kinh tế gia đình lo đủ cho vợ cho con. - Một người bình thường làm nên nhiều điều phi thường. - Chấp nhận đánh đổi thanh xuân, tuổi tác, thân xác. Mức 2: nêu được 3 ý Mức 3: nêu được 2 ý 0.75 điểm Mức 4: không nêu được ý nào. 0.5 điểm 0.0 điểm II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu về kĩ năng - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn thuyết 0.5 điểm minh. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp nhuần nhuyễn việc sử dụng các phương pháp thuyết minh. 2. Yêu cầu về kiến thức 4.5 điểm a. Xác định đúng yêu cầu bài văn: Nhận diện được đúng kiểu bài 0.5 điểm thuyết minh về một đồ dùng quen thuộc. b. Triển khai nội dung thuyết minh: 3.0 điểm Vận dụng tốt kĩ năng thuyết minh, kết hợp với việc sử các phương pháp thuyết minh; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: 1 Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của đồ dùng mà em yêu thích. Thân bài: Trình bày lần lượt từng đặc điểm tiêu biểu của đối tượng: - Nguồn gốc, xuất xứ. - Nêu cấu tạo, chất liệu: Cụ thể, chi tiết.
  5. - Phân loại : Có nhiều loại thì cách phân biệt như thế nào? - Nguyên lí hoạt động. - Cách sử dụng. - Cách bảo quản. - Cách chọn mua. - Ưu điểm - Hạn chế. - Vai trò , ý nghĩa của nó trong đời sống con người. Kết bài: Nhấn mạnh, khẳng định tầm quan trọng của đối tượng trong hiện tại và tương lai. Tình cảm của em đối với đồ dùng đó như thế nào? c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0.5 điểm đối tượng được kể. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Dùng từ, đặt câu đảm bảo các quy tắc 0.5 điểm chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. *Lưu ý : Tùy vào bài viết cụ thể của học sinh, giáo viên căn cứ vào hướng dẫn chấm, chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết giàu chất văn, có cảm xúc, có sự sáng tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2