intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đồng Khởi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:30

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đồng Khởi’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đồng Khởi

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I-NH: 2022-2023 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 ĐỀ 1 Mức độ TT nhận thức Nội dung/ Thôn Vận Kĩ đơn Nhận Vận g dụng năng vị biết dụng hiểu cao kiến thức TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc Truyệ hiểu n ngắn, truyệ 3 0 5 0 0 2 0 60 n lịch sử 2 Viết Kể lại một chuy ến đi hay một hoạt 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 động xã hội để lại ấn tượn g sâu sắc.
  2. Tổng 0,5 2,5 1,5 0 3,0 0 1,0 (điểm ) 1,5 100 Tỉ lệ 40% 30% 10% % 20% Tỉ lệ chung 40% 60% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Chương/ Nội Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
  3. dung/Đơn Thông Vận dụng Chủ đề vị kiến đánh giá Nhận biết hiểu Vận dụng cao thức 1 Đọc hiểu 1. Truyện Nhận 3TN 5TN 2TL ngắn, biết: truyện lịch - Nêu sử được ấn tượng chung về văn bản. - Nhận biết được nhân vật, cốt truyện, tình huống, các biện pháp xây dựng nhân vật. Thông hiểu: - Xác định được các trợ từ, thán từ, tình thái từ, từ ngữ địa phương. - Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện. - Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua
  4. hình thức nghệ thuật của văn bản. - Xác định được phương thức biểu đạt trong văn bản. Vận dụng: - Nhận xét được nhân vật qua văn bản. - Rút ra được thông điệp từ văn bản. 2 Viết Kể lại một Nhận 1* 1* 1* 1* chuyến đi biết: hay một Thông hoạt động hiểu: xã hội để Vận lại ấn dụng: tượng sâu Vận dụng sắc. cao: Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội. Thể hiện được những ấn tượng, suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. Sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn
  5. bản. Tổng 3TN 5TN 1* 2 TL 1* 1TL* 1* Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I ĐỒNG KHỞI Năm học: 2022-2023 ĐỀ 1-Mã 1 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau: CHIẾC BÁT VỠ Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang khiến bác rất tự hào. Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hàng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ. Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch. Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói: - Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa! Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe. Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm. - Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai? - Ý của cha là...? – Anh ấp úng nói. - Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con. (Nguồn: Internet) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Vì sao anh con trai trong văn bản lại tỏ ra giận dữ với người cha? A. Vì anh quá đau khổ khi bị tai nạn xe hơi. B. Vì người cha đối xử không tốt với anh. C. Vì người cha đã cứu anh khi anh tự tử bằng cách uống thuốc ngủ. D. Vì anh thấy người cha quan tâm nhiều đến anh. Câu 2: Theo câu chuyện, tâm trạng của người con trai sau khi bị tai nạn như thế nào?
  6. A. Tuyệt vọng B. Buồn bã C. Tổn thương D. Sợ hãi Câu 3: Chiếc bát sắt trong câu chuyện có nguồn gốc từ đâu? A. Do người cha mua về để thay thế chiếc bát sành đã vỡ. B. Từ những miếng bát sành vỡ cùng ít sắt để nung thành chiếc bát sắt. C. Do được người khác tặng khi đến thăm nhà. D. Là vật gia truyền của gia đình. Câu 4: Xác định trợ từ trong câu sau: Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con. A. Thế là B. Đó C. Chính D. Nữa Câu 5: Xác định tình thái từ trong câu sau: Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai ? A. Có B. Biết C. Có biết D. Không Câu 6: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn là A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu 7: Tìm từ địa phương tương ứng với từ “bát” trong câu văn “Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt”. A. Chén B. Tô C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai Câu 8: Em hiểu như thế nào về hình ảnh “cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi”? A. Người con trai đã trở thành người tàn phế. B. Người con trai đã không còn khỏe mạnh như trước đây. C. Cuộc đời người con trai từ bây giờ sẽ rất khó khăn, vất vả. D. Anh con trai đã trở thành người thất bại trong cuộc sống. Câu 9: Theo em, người cha trong câu chuyện trên là người như thế nào? Câu 10: Người cha muốn nhắn nhủ tới con trai thông điệp gì qua hình ảnh chiếc bát vỡ? II. VIẾT (4,0 điểm) Kể lại một buổi lao động em đã tham gia góp phần làm sạch đẹp môi trường ở trường em. ----Hết----
  7. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I ĐỒNG KHỞI Năm học: 2022-2023 ĐỀ 1-Mã 2 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề) I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau: CHIẾC BÁT VỠ Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang khiến bác rất tự hào. Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hàng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ. Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch. Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói: - Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa! Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe. Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm. - Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai? - Ý của cha là...? – Anh ấp úng nói. - Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con. (Nguồn: Internet) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Theo câu chuyện, tâm trạng của người con trai sau khi bị tai nạn như thế nào?
  8. A. Buồn bã B. Tổn thương C. Tuyệt vọng D. Sợ hãi Câu 2: Vì sao anh con trai trong văn bản lại tỏ ra giận dữ với người cha? A. Vì người cha đã cứu anh khi anh tự tử bằng cách uống thuốc ngủ. B. Vì anh quá đau khổ khi bị tai nạn xe hơi. C. Vì người cha đối xử không tốt với anh. D. Vì anh thấy người cha quan tâm nhiều đến anh. Câu 3: Xác định trợ từ trong câu sau: Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con. A.Thế là B.Chính C.Đó D. Nữa Câu 4: Xác định tình thái từ trong câu sau: Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai ? A. Có B. Biết C. Không D. Có biết Câu 5: Chiếc bát sắt trong câu chuyện có nguồn gốc từ đâu? A. Do người cha mua về để thay thế chiếc bát sành đã vỡ. B. Do được người khác tặng khi đến thăm nhà. C. Là vật gia truyền của gia đình. D. Từ những miếng bát sành vỡ cùng ít sắt để nung thành chiếc bát sắt. Câu 6: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn là A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 7: Em hiểu như thế nào về hình ảnh “cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi”? A. Người con trai đã không còn khỏe mạnh như trước đây. B. Cuộc đời người con trai từ bây giờ sẽ rất khó khăn, vất vả. C. Người con trai đã trở thành người tàn phế.
  9. D. Anh con trai đã trở thành người thất bại trong cuộc sống. Câu 8: Tìm từ địa phương tương ứng với từ “bát” trong câu văn “Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt”. A. Chén B. Tô C. Cả A, B đều sai D. Cả A, B đều đúng Câu 9: Theo em, người cha trong câu chuyện trên là người như thế nào? Câu 10: Người cha muốn nhắn nhủ tới con trai thông điệp gì qua hình ảnh chiếc bát vỡ? II. VIẾT (4,0 điểm) Kể lại một buổi lao động em đã tham gia góp phần làm sạch đẹp môi trường ở trường em. ----Hết---- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 8- MÃ ĐỀ I Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5 6 C 0,5 7 C 0,5 8 A 0,5 9 Gợi ý: Người cha trong câu chuyện là người hết lòng yêu thương, hi sinh vì con, lo lắng, quan tâm, chăm sóc con tận tình… 1,0 (HS có thể diễn đạt khác nếu hợp lí vẫn cho trọn điểm). 10 Gợi ý: 1,0 - Sống phải luôn có khát vọng, không ngừng vươn lên. - Phải rèn luyện ý chí, nghị lực để không chùn bước trước khó
  10. khăn, thử thách, lấy đó làm động lực để vươn lên. (HS có thể diễn đạt khác nếu hợp lí vẫn cho trọn điểm). II VIẾT 4,0 a) Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự. 0,25 b) Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về buổi lao động em đã tham 0,25 gia góp phần làm sạch đẹp môi trường ở trường học. c) Kể lại lại một buổi lao động em đã tham gia : 3.0 HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất để kể: 1. Mở bài: Giới thiệu về một buổi lao động em đã tham gia …(người kể, địa điểm, thời gian, sự việc – làm sạch đẹp môi trường) 2. Thân bài: - Kể lại diễn biến buổi lao động theo trình tự hợp lý (kể mở đầu cho đến kết thúc) kể kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân và ý nghĩa của buổi lao động… d) Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e) Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,25 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUÔI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 8- MÃ ĐỀ 2 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5 7 C 0,5 8 D 0,5 9 Gợi ý: Người cha trong câu chuyện là người hết lòng yêu thương, 1,0 hi sinh vì con, lo lắng, quan tâm, chăm sóc con tận tình… (HS có thể diễn đạt khác nếu hợp lí vẫn cho trọn điểm).
  11. 10 Gợi ý: - Sống phải luôn có khát vọng, không ngừng vươn lên. - Phải rèn luyện ý chí, nghị lực để không chùn bước trước khó 1,0 khăn, thử thách, lấy đó làm động lực để vươn lên. (HS có thể diễn đạt khác nếu hợp lí vẫn cho trọn điểm). II VIẾT 4,0 a) Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự. 0,25 b) Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về buổi lao động em đã tham 0,25 gia góp phần làm sạch đẹp môi trường ở trường học. c) Kể lại lại một buổi lao động em đã tham gia : 3.0 HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất để kể: 1. Mở bài: Giới thiệu về một buổi lao động em đã tham gia …(người kể, địa điểm, thời gian, sự việc – làm sạch đẹp môi trường) 2. Thân bài: - Kể lại diễn biến buổi lao động theo trình tự hợp lý (kể mở đầu cho đến kết thúc) kể kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân và ý nghĩa của buổi lao động… d) Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e) Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,25 *Lưu ý 1: Phần II. VIẾT (4,0 điểm): - Thày cô chấm lịnh hoạt và vẫn cho đủ cơ số điểm khi HS kể về buổi lao động tại địa điểm ở ngôi trường đang học (trường em) hoặc ngôi trường khác (trường của em em) - Nếu học sinh không kể đúng theo ngôi thứ nhất nhưng bài viết vẫn đảm bảo cấu trúc, cách viết linh hoạt thì cho điểm cao nhất là 50% tổng số điểm của câu. * Lưu ý 2: - Trên đây là những yêu cầu có tính định hướng nên tổ chấm cần trao đổi thống nhất cách cho điểm cho phù hợp với thực tế bài làm của học sinh. Khuyến khích bài làm có tính sáng tạo, hành văn tốt, có kĩ năng tạo lập văn bản, tránh trường hợp đếm ý cho điểm - Do đặc trưng môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và thang điểm. -----------------------Hết------------------- Định Thuỷ, ngày 15 tháng 12 năm 2022 Duyệt của BGH TPCM Người biên soạn P. Hiệu trưởng
  12. Lê Thanh Tùng Nguyễn Thị Kim Cương Nguyễn Văn Phi MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8- ĐỀ 2 TT Kĩ Nội Mức Tổng năng dung độ % điểm /đơn nhận vị thức kiến
  13. Thôn Vận Nhận Vận g dụng biết dụng hiểu cao thức TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc Truyệ hiểu n dân gian 3 0 5 0 0 1 0 60 2 Viết Viết bài văn thuyế t minh 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 về chiếc mũ bảo hiểm Tổng 5 25 15 0 30 0 10 15 100 Tỉ lệ 40% 30% 10% % 20%
  14. Tỉ lệ chung 40% 60% ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 ĐỀ 2 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ dung/Đơ Mức độ TT Nhận Thông Vận Vận Chủ đề n vị kiến đánh giá thức biết hiểu dụng dụng cao 1. Đọc hiểu Truyện - Nhận 3 TN 5TN 1TL dân gian biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết
  15. được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. - Xác định được từ láy, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn
  16. gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. 2 Viết Viết bài Viết văn được bài thuyết văn trình minh bảy rõ về 1TL* đặc điểm 1* 1* 1* về đối tượng thuyết minh. Tổng 3 TN 5 TN 1 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I ĐỒNG KHỞI Năm học: 2022-2023
  17. ĐỀ 2-Mã 1 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề) I. ĐỌC- HIỂU(6 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ Có một học trò hỏi thầy mình rằng: - Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ? Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn: - Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu. Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở: - Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ. Người thầy mỉm cười và nói: - Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán. Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói: - Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi. Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói: - Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống. Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là: A. Giá trị cuộc sống
  18. B. Lòng biết ơn C. Đức tính trung thực D. Lòng hiếu thảo Câu 3. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai? A. Người học trò B. Người kể chuyện C. Hòn đá D. Người thầy Câu 4. Vì sao người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán? A. Để người học trò hiểu được giá trị to lớn của hòn đá. B. Để người học trò biết được hòn đá là một viên ngọc quý, tuyệt đối không được bán. C. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông qua cách định giá của những người hiểu và không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống. D. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá. Tuy bề ngoài xấu xí nhưng thực chất nó là một khối ngọc quý đáng giá cả một gia tài. Câu 5. Những từ nào sau đây là từ láy bộ phận? A. Xem xét, nhìn nhận, xấu xí B. Than thở, xem xét, háo hức C. Háo hức, xem xét, nhìn nhận D. Xấu xí, than thở, háo hức Câu 6. Chi tiết tiêu biểu trong văn bản trên là: A. Hòn đá B. Người học trò C. Người thầy D. Chủ tiệm đồ cổ Câu 7. Cụm từ ngồi cả ngày trong câu văn: Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng là thành phần mở rộng câu bởi? A. Trạng ngữ B. Cụm danh từ C. Cụm động từ D. Cụm tính từ Câu 8. Tác dụng của điệp từ bán, mua trong văn bản trên có tác dụng gì? A. Thể hiện công việc mà người học trò phải làm theo lời dặn của thầy, qua đó phê phán sự thiếu chủ động, thiếu tích cực trong cách sống, cách làm việc của cậu học trò.
  19. B. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống. C. Thể hiện sự thiếu chủ động, tích cực của người học trò trong học tập và cuộc sống. D. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy, qua đó nhấn mạnh giá trị của hòn đá. Câu 9. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì? II. VIẾT (4,0 điểm) Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm để qua đó nâng cao ý thức cho giới trẻ trong việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông . TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I ĐỒNG KHỞI Năm học: 2022-2023
  20. ĐỀ 2-Mã 2 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề) I. ĐỌC- HIỂU(6 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ Có một học trò hỏi thầy mình rằng: - Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ? Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn: - Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu. Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở: - Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ. Người thầy mỉm cười và nói: - Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán. Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói: - Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi. Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói: - Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống. Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là: A. Lòng biết ơn B. Đức tính trung thực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2