intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lam Hồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lam Hồng” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lam Hồng

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ THI KSCL HKI NĂM HỌC 2022-2023 LAM HỒNG Môn thi: Ngữ văn – Lớp 8 (Thời gian làm bài: 60 phút) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng rỡ, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười. (Báo Gia đình và xã hội - Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Câu 2. Gọi tên trường từ vựng của những từ in đậm trong đoạn trích. Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong câu văn: “Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông.” Câu 4. Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích trên là gì? PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố. - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - -
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 8 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 1 Phương thức biểu đạt: Tự sự 0,5 2 Tên trường từ vựng: Cảm xúc, thái độ của con người. 0,5 3 Từ tượng hình: lặng thần, đỏ bừng, len lén. 0,5 Gợi tả hình ảnh, trạng thái, dáng vẻ,… của nhân vật. 0,5 4 Thông điệp: Câu chuyện kể về việc tử tế, giàu tình người trên xe 1,0 buýt khi một bạn học sinh đã rất khéo léo cho ông già khoản tiền nhỏ đủ mua vé khi ông đang lặng thần, bối rối vì không tìm thấy tiền trong túi.-> Phải biết yêu thương, chia sẻ,.. PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) I. Yêu cầu chung: - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học, có bố cục mạch lạc, cân đối, hài hòa: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm; Kết bài khái quát được vấn đề. - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. - Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng,… II. Yêu cầu cụ thể: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Ngô Tất Tố và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, bài viết có thể triển khai theo nhiều cách, song cần phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: 1. Mở bài (0,75 điểm) - Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích Tức nước vỡ bờ - Giới thiệu về nhân vật chị Dậu với những đức tính tiêu biểu của người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh. 2. Thân bài
  3. * Hoàn cảnh: (1.0đ) - Gia đình nghèo, thuộc hạng cùng đinh trong làng. - Phải đóng thêm suất sưu cho người em chồng đã chất từ năm ngoái. - Phải bán con, bán chó mà vẫn không đủ tiền nộp sưu. - Chồng bị hành hạ, đánh đập vừa mới được thả về. * Vẻ đẹp của nhân vật: (4.5 đ) - Đảm đang, chu đáo, hết mực yêu thương, chăm sóc và lo lắng cho chồng con: (1.5 đ) + Chị nhanh chóng nấu cháo cho chồng ăn lót dạ + Quạt cho cháo chóng nguội, lo lắng nhìn chồng ăn, vừa cố trấn an vừa ân cần hỏi xem chồng ăn có ngon miệng không. + Dùng lời lẽ thật dịu dàng để động viên chồng. + Múc cháo cho con - Khéo léo, thấu tình đạt lí: (1.5 đ) + Xin cai lệ thư thư cho mấy bữa để chuẩn bị tiền đóng sưa cho chồng + Cố gắng dung lời lẽ khẩn thiết, van xin để mong chúng thương tình mà tha cho chồng chị. + Những lời van xin chân thành bị cự tuyệt, chị đưa ra những lí lẽ thấu đáo, hợp tình: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. - Sức phản kháng mạnh mẽ: (1.5 đ) + Khi chúng vẫn ngang nhiên hành hạ, chị nghiến chặt hai hàm rang mình mà nói “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem” - > Hành động: "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa … hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất”. Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu “túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm” + Đúng như câu nói “tức nước vỡ bờ”, chị Dậu từ cách xưng hô đầy nhỏ bé, hèn kém, xưng “cháu”gọi “ông”, sau đó chị xưng là “tôi”, và cuối cùng là “bà - mày”. => Sức sống mạnh mẽ bấy lâu tiềm tàng đang trỗi dậy trong chị. Nhún nhường bị đàn áp, chị phản kháng quyết liệt, vượt lên những thứ phép tắc quy cũ tầm thường để bảo vệ người thân. *Đánh giá (1.0đ) - Hình ảnh chị Dậu hiện lên thật đẹp đẽ và đáng trân trọng, tiêu biểu cho vẻ đẹp của những người nông dân. - Ngòi bút hiện thực sinh động của Ngô Tất Tố không chỉ vạch trần bộ mặt xấu xa, thối nát của xã hội thực dân phong kiến đương thời mà còn làm nổi bật lên hình ảnh những người nông dân như chị Dậu, một người phụ nữ vừa có vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn lại vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. 3. Kết bài (0,75 điểm) - Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật; - Giá trị đoạn trich, sức sống của tác phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2