intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng số Lĩnh vực nội dung I. Đọc hiểu - Phương thức Hiểu cách Bài học Tiêu chí lựa biểu đạt chính; ứng xử, rút ra từ chọn ngữ - Nhận biết công hành động văn bản. liệu: Văn bản dụng của dấu của nhân hai chấm; vật. - Nhận biết các vế câu ghép và cách nối các vế trong câu ghép; - Nhận biết hành vi ứng xử của nhân vật. - Số câu 4 1 1 6 - Số điểm 3,0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết bài văn II. Tạo lập thuyết minh về văn bản một đồ vật. - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số câu 4 1 1 1 7 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Câu Mức Điểm Chuẩn đánh giá PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 đ) Câu 1 Nhận biết 1.0 Nhận biết phương thức biểu đạt chính. Câu 2 Nhận biết 0.5 Nhận biết công dụng của dấu hai chấm. Câu 3 Nhận biết 1.0 Nhận biết các vế câu ghép và cách nối các vế trong câu ghép. Câu 4 Nhận biết 0.5 Nhận biết hành vi ứng xử của nhân vật.
  2. Câu 5 Thông hiểu 1.0 Hiểu cách ứng xử của nhân vật. Câu 6 Vận dụng 1.0 Bài học rút ra từ văn bản. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 đ) Câu Vận dụng cao 5.0 Vận dụng kiến thức, kĩ năng về văn thuyết minh để viết một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2022- 2023 Họ và tên: ...................................... Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Lớp: 8/... Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2 ĐỀ BÀI I. Đọc - hiểu (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người. Bác đẽo được một lúc thì một người đi qua chê: - Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá. Bác nông dân nghe thấy có lý bèn làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo: - Bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá…. Bác nông dân nghe có lý hơn, bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên, bác đẽo được một lúc lại một người đi qua nói: - Bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày bác làm dài quá không thuận tay. Bác nông dân nghe lại có lý hơn, lại chỉnh sửa theo. Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.” (Theo Truyện ngụ ngôn Việt Nam) Câu 1. (1,0 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. (0,5 điểm) Cho biết công dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn sau: Bác nông dân nghe thấy có lý bèn làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo:
  3. - Bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá…. Câu 3. (1,0 điểm) Xác định các vế của câu ghép “Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá.” và cho biết các vế ấy được nối với nhau bằng cách nào? Câu 4. (0,5 điểm) Sau khi cây gỗ quý đã thành đống củi vụn, bác nông dân đã hiểu ra điều gì? Câu 5. (1,0 điểm) Theo em, vì sao bác nông dân lại nghe và làm theo lời khuyên của những người qua đường? Câu 6. (1,0 điểm) Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? II. Tạo lập văn bản (5,0 điểm) Hãy viết bài văn thuyết minh về cái quạt điện ---------------Hết-------------- TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) Câu Đáp án Biểu điểm Phương thức biểu đạt 1,0 1 chính của văn bản: Tự sự Công dụng của dấu 0,5 hai chấm trong đoạn 2 trích: Đánh dấu lời đối thoại của nhân vật. - Xác định các vế của Phần I câu ghép: Đọc – hiểu Bác/ đẽo thế không (5,0 điểm) phải rồi, bác/ đẽo to 0,5 quá. 3 C V 0,5 C V - Các vế ấy được nối với nhau bằng dấu phẩy 4 Sau khi cây gỗ quý đã thành đống củi 0,5 vụn, bác nông dân đã hiểu ra: Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.
  4. 5 Theo em, vì sao bác nông dân lại nghe và làm theo lời khuyên của những người qua đường? (HS có thể lí giải theo cách riêng của cá nhân song phải bám vào nội dung 1,0 văn bản) Gợi ý: Vì bác không có lập trường vững vàng, không có chủ kiến của mình,… 6 Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì? (HS có thể rút ra một số bài học khác song phải phù hợp với nội dung, ý nghĩa nêu trong văn bản và đảm bảo đúng chuẩn mực đạo đức, pháp luật) - Mức 1: Học sinh trả 1,0 lời được 2 trong các ý sau: + Phải có lập trường tư tưởng vững vàng trong mọi việc; 0,5-0,75 + Cần lắng nghe ý kiến của người khác 0,25 song nên chọn lọc 0,0 xem ý kiến nào đúng, phù hợp với bản thân. + Đừng tin vào những gì bạn nghe mà hãy tin vào những gì bạn đã trải nghiệm. - Mức 2: Học sinh trả lời được đúng ý nhưng còn chung chung, chưa nêu đầy đủ. - Mức 3: Học sinh
  5. nêu được đúng ý nhưng còn sơ sài. - Mức 4: Học sinh viết lung tung hoặc không trả lời. Phần II. Viết bài văn thuyết Tạo lập văn bản minh (5,0 điểm) Đề: Hãy viết bài văn thuyết minh về cái quạt điện a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các 0,25 phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thuyết 0,25 minh về cái quạt điện c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo trình tự hợp lí, bố cục chặt chẽ, đảm bảo tính liên kết, mạch lạc. Có thể tham khảo dàn ý sau: * Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần 0,5 thuyết minh: quạt điện * Thân bài: 3 - Nguồn gốc quạt điện: Người sáng tạo ra chiếc quạt điện đầu tiên là Omar- Rajeen Jumala vào năm 1832 - Phân loại quạt: + Quạt điện có thể phân loại thành: Quạt trần, quạt cây, quạt
  6. hộp,… - Cấu tạo: + Động cơ điện + Cánh quạt + Vỏ quạt + Bảng (bộ phận) điều khiển + Lồng bảo vệ - Nguyên tắc hoạt động (cách sử dụng): + Bật công tắc tại bảng điều khiển, cánh quạt chạy, thổi gió về phía trước quạt. + Điều khiển tốc độ gió thông qua các nút trên quạt điện. - Các lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản + Không được tháo dời lồng quạt tránh bị cánh quạt cứa vào cơ thể; + Không cho tay vào cánh quạt khi quạt đang hoạt động; + Không nên bật tắt liên tục gây cháy quạt; + Không nên để quạt hoạt động quá năng suất, quạt sẽ kém bền; + Cánh bảo quản: + Vệ sinh lồng quạt, cánh quạt thường xuyên; + Tránh để quạt nơi có nhiều bụi, nước… - Vai trò và ý nghĩa của quạt điện: + Làm mát, phục vụ nhu cầu con người; + Ngoài ra còn có các chức năng khác như phun sương,…
  7. + Quạt đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người nhất là mùa hè * Kết bài: Khẳng định lại vai trò 0,5 và ý nghĩa của quạt điện trong cuộc sống d. Sáng tạo: Cách thuyết minh hay, dễ 0,25 hiểu, lời văn trong sáng,… e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, dùng từ, đặt câu,... Tổng điểm 10,0 *Lưu ý: - Giáo viên linh động trong quá trình chấm - Khuyến khích những bài làm sáng tạo, giàu chất văn. --------------------- Hết --------------------
  8. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Câu Mức Điể Chuẩn đánh giá m PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 đ) Câu 1 Nhận biết 1.0 Nhận biết phương thức biểu đạt chính. Câu 2 Nhận biết 0.5 Nhận biết công dụng của dấu hai chấm. Câu 3 Nhận biết 1.0 Nhận biết các vế câu ghép và cách nối các vế trong câu ghép. Câu 4 Nhận biết 0.5 Nhận biết hành vi ứng xử của nhân vật. Câu 5 Thông hiểu 1.0 Hiểu cách ứng xử của nhân vật. Câu 6 Vận dụng 1.0 Bài học rút ra từ văn bản. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 đ) Câu Vận dụng 5.0 Vận dụng kiến thức, kĩ năng về văn thuyết minh để viết một cao bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2