intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 NĂM HỌC: 2023-2024 Mức độ nhận thức Tổn TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. g kiến thức kĩ biết hiểu dụng dụng % năng cao điểm TN TL TN T TN TL TN TL L 1 Đọc hiểu Đoạn trích nghị Số câu luận 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 1 10 5 60 0 Viết Viết bài văn nghị Số câu luận 1* 1 1* 1* 1 2 * Tỉ lệ % 10 1 10 5 40 5 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Nội dung/ TT Mức độ đánh giá Đơn vị kiến thức 1 Đọc - hiểu Nhận biết: Đoạn trích nghị luận. - Xác định được phương thức biểu đạt chính. (Trích Thư gửi - Xác định được ngữ liệu có 2 đoạn văn. học sinh nhân - Xác định được vấn đề bàn luận, biện pháp tu từ cú pháp. ngày tựu trường Thông hiểu: năm học 2016- - Nêu được tên đối tượng. 2017, Marcel van - Biết được từ Hán Việt. Miert, chủ tịch điều hành hệ - Hiểu được niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong hoàn cảnh thống Trường cụ thể. Quốc tế Việt – - Đồng tình và giải thích được ý kiến của tác giả. Úc). Vận dụng: - Nêu được vấn đề bàn luận trọng tâm . - Thể hiện được tình yêu nước và tự hào dân tộc của bản thân. 2 Viết Nhận biết: Viết bài văn nghị luận - Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản: văn nghị luận - Xác định rõ vấn đề nghị luận. Thông hiểu: Hiểu được nội dung trọng tâm của vấn đề nghị luận trong phần của bài viết. - Mở bài: Giới thiệu về tình yêu thương của con người, ý nghĩa của nó trong cuộc sống. - Thân bài: + Giải thích tình yêu thương là gì? + Nêu biểu hiện của tình yêu thương con người trong cuộc sống. + Bàn luận về tình yêu thương con người + Bài học về tình yêu thương - Kết bài: + Khẳng định lại tầm quan trọng của yêu thương trong cuộc sống. + Rút ra bài học cho nhận thức và hành động cho bản thân và mọi người xung quanh. Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về tình yêu thương con người. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo, linh hoạt, mới mẻ về dùng từ phù hợp, diễn đạt để trình bày quan điểm một cách rõ ràng, lôi cuốn.
  3. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NAM GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Năm học: 2023 – 2024 TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM GIANG Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ: I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: [.....] Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc. Hầu như chúng ta có cảm xúc đó trong một hoàn cảnh cụ thể khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca hoặc khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước hay chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Nhưng hãy nói về một câu chuyện đơn giản hơn, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta sẽ thể hiện sự tự hào đó như thế nào? (1) Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc lòng những tình tiết lịch sử nước nhà mà là tôn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế. (2) (Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016-2017, Marcel van Miert, chủ tịch điều hành hệ thống Trường Quốc tế Việt - Úc) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của phần ngữ liệu trên? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 2. Trong phần ngữ liệu trích dẫn trên có mấy đoạn văn? A. Một đoạn văn. B. Hai đoạn văn. C. Ba đoạn văn.. D. Bốn đoạn văn. Câu 3. Xác định vấn đề bàn luận của ngữ liệu trích dẫn trên là gì? A. Nét văn hoá tốt đẹp. B. Tự hào dân tộc. C. Truyền thống lịch sử. D. Lòng yêu nước Câu 4. Chỉ rõ biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn [2] của ngữ liệu trích dẫn trên? A. Lặp cấu trúc cú pháp. B. Lặp từ ngữ. C. Lặp liên kết. D. Lặp ngữ âm. Câu 5. Đối tượng được đề cập trong ngữ liệu trích dẫn trên là ai? A. Chúng ta – cán bộ. B. Chúng ta – công nhân. C. Chúng ta – học sinh. D. Chúng ta – nông dân. Câu 6. Từ nào sau đây là từ Hán Việt: A. Vỗ ngực. B. Đất nước. C. Quốc gia. D. Tự hào. Câu 7. Theo tác giả, niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào?
  4. A. Khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca. B. Khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài nước khác. C. Khi chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến hòa bình của quốc gia khác. D. Khi chúng ta bất bình về vấn đề chế độ chính sách của các quốc gia khác. Câu 8. Em có đồng tình với ý kiến được nêu trong câu văn sau không: "Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới"? Tại sao? Câu 9. Bản thân em thể hiện tình yêu nước và tự hào dân tộc bằng những việc làm cụ thể nào? Câu 10. Đề tài của ngữ liệu này là gì? II. VIẾT (4,0 điểm) Em hãy viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương của con người trong cuộc sống. Nam Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2023 KT. Hiệu trưởng TTCM GV duyệt đề GV ra đề Phó Hiệu trưởng Mai Tấn Lâm Hoàng Văn Hùng BNướch Hà Coor Thái Thu
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 Phần Câu Tiêu chí đánh giá Điểm I.ĐỌC ĐỌC HIỂU 6,0 HIỂU 1 D 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 8 - Em đồng tình với quan điểm này, vì chỉ khi ta cảm nhận 1.0 được vẻ đẹp của văn hóa dân tộc, ta mới yêu những nét văn hóa đó và việc chia sẻ, quảng bá những nét đẹp này đến với bạn bè năm châu bốn bể sẽ trở nên tự nhiên, tích cực hơn cũng như hiệu quả hơn. 9 - Để thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc, bản thân 1,0 em, cũng như các bạn trẻ ngày nay cần: + Phải cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt để trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. + Phải biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. + Là học sinh, chúng ta phải ghi nhớ và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. + Luôn ghi nhớ lịch sử dân tộc và biết ơn những người đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc, cần học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu mạnh. 10 - Đề tài: Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường 0,5 II. VIẾT VIẾT 4,0 a. Viết bài văn nghị luận theo đúng cấu trúc. 0,5 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Em hãy viết một bài văn 0,25 nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương của con người trong cuộc sống. c. HS viết văn đảm bảo các nội dung sau: 2,5 * Mở bài: Giới thiệu về tình yêu thương của con người, ý
  6. nghĩa của nó trong cuộc sống. * Thân bài: - Giải thích: + Tình yêu là hạnh phúc của mỗi con người. + Tình yêu lớn lên nhờ cho đi, đó là tình yêu thương duy nhất mà ta giữ lại được. + Một khi biết yêu thương ta cảm thấy mình trở nên xinh đẹp nhất. - Biểu hiện + Tình yêu thương được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày; Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái; của thầy cô dành cho học trò + Những cử chỉ, hành động nhỏ: Sự giúp đỡ, san sẻ của những người xa lạ trong lúc khó khăn; Sự quan tâm giúp đỡ giữa bạn bè; + Các dẫn chứng của tình yêu thương như: Trong văn học, trong thực tế. + Ý nghĩa của tình yêu thương: Giúp ta thấy vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, biết sống có ý nghĩa; Kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người; Là động lực, ý chí, sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách; Được mọi người yêu mến, quý trọng, thành công trong cuộc sống; Nuôi dưỡng rèn luyện tâm hồn, nhân phẩm, xã hội văn minh tiến bộ. - Bàn luận + Tránh xa lối sống vô cảm, thờ ơ với những nỗi đau của người khác. + Phê phán lối sống ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình. - Bài học về tình yêu thương + Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta. + Biết lan tỏa tình yêu thương tới mọi người, thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, ủng hộ, đồng cảm với những cảnh ngộ khó khăn trong cuộc sống. + Cần biết trân trọng những gì mình đang có. * Kết bài: - Khẳng định lại tầm quan trọng của yêu thương trong cuộc sống. - Rút ra bài học cho nhận thức và hành động cho bản thân và mọi người xung quanh. - Kêu gọi rèn luyện phẩm chất yêu thương con người. * Lưu ý: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo các nội dung trên. Giáo viên cần linh hoạt khi chấm bài của học sinh. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25
  7. tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lí lẽ rõ ràng, dẫn chứng đa 0,5 dạng, thuyết phục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2