intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hoà, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hoà, Phước Sơn” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hoà, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HÒA MÔN NGỮ VĂN 8 Mức độ nhận biết Tổng Nội dung/ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Kĩ năng TT đơn vị KT (số câu) (số câu) (số câu) (số câu) TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Truyện 1 Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ% điểm 20 15 10 0 10 0 5 60 2 Viết Nghị luận Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ% điểm 10 15 10 5 40 Tỉ lệ% điểm các mức độ 70 30 100
  2. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2023 – 2023 TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HÒA MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Kĩ TT dung/Đơn vị Mức độ đánh giá năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao kiến thức I Đọc Truyện * Nhận biết: 4 TN hiểu - Nhận biết được thể loại sử dụng trong bài. - Nhận biết được nhân vật chính trong truyện. - Nhận biết nhóm truyện. - Nhận biết lời nhân vật. * Thông hiểu: 3 TN+ 1 TL - Hiểu được các kiểu câu đã học. - Hiểu được từ ngữ địa phương sử dụng trong đoạn văn. - Hiểu được bối cảnh của truyện. - Hiểu được ý nghĩa câu nói. * Vận dụng: Nhận định đúng cách nhìn cuộc sống, con người 1 TL của tác giả dân gian thông qua câu chuyện. * Vận dụng cao: Viết đoạn văn (từ 6-> 7 dòng). 1 TL
  3. II Viết Bài văn * Nhận biết: Nhận biết được 1TL* nghị luận xã yêu cầu của đề về kiểu văn nghị hội. luận xã hội. * Thông hiểu: Viết đúng về nội 1TL* dung, về hình thức. * Vận dụng: Viết được bài văn 1TL* nghị luận xã hội. Có bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu. * Vận dụng cao: Có sáng tạo 1TL* trong diễn đạt, làm cho lời văn có giọng điệu, rút ra được bài học cho bản thân, hình ảnh giàu sức thuyết phục. Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30%
  4. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HOÀ Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: PHƠI SÁCH, PHƠI BỤNG Gần nhà Quỳnh có một lão trọc phú. Lão này đã dốt lại thích học làm sang, thỉnh thoảng mò đến nhà Trạng, đòi mượn sách. Tất nhiên lão có mượn được sách về thì cũng biết gì đâu đọc. Quỳnh bực lắm, một bận, thấy lão lấp ló đầu cổng, Quỳnh vội vác ngay chiếc chõng tre ra sân, cởi áo nằm phơi bụng. Lão trọc phú bước vào, thấy lạ, hỏi: – Thầy làm gì thế? Quỳnh đáp: – À! Có gì đâu! Hôm nay được cái nắng tôi đem phơi sách cho khỏi khô mốc. – Sách ở đâu? Quỳnh chỉ vào bụng: – Sách chứa đầy trong này! Biết mình bị đuổi khéo, trọc phú lủi thủi ra về. Bận khác, lão cho người mời Quỳnh đến nhà. Để rửa mối nhục cũ, lão bắt chước, đánh trần, nằm giữa sân đợi khách… Quỳnh vừa bước vào, lão cất giọng con vẹt, bắt chước… – Hôm nay được cái nắng tôi nằm phơi sách cho khỏi mốc. Bất ngờ Quỳnh cười toáng, lấy tay vỗ bình bịch vào cái bụng phệ mà nói; – Ruột nhà ông toàn chứa những của ngon chưa tiêu hết phải đem phơi, chứ làm cóc gì có sách mà phơi! Lão trố mắt kinh ngạc: – Sao thầy biết? Quỳnh lại cười toáng lên, lấy tay lắc lắc cái bụng béo ụ ị của lão: – Ông nghe rõ chứ? Bụng ông nó đang kêu “Ong óc” đây này! Tiếng cơm, tiếng gà, tiếng cá, lợn… Chứ có phải tiếng chữ, tiếng sách đâu. Thôi ngồi dậy, mặc áo vào nhà đi. Lão trọc phú lủi thủi làm theo lời Quỳnh, và ngồi tiếp khách một cách miễn cưỡng. (Nguồn:https://sachhay24h.com) Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể loại gì? A. Truyện ngắn. B. Truyện cười. C. Truyện ngụ ngôn. D. Truyện cổ tích. Câu 2: Nhân vật chính trong truyện trên là ai? A. Quỳnh. B. Lão trọc phú. C. Lính hầu. D. Quỳnh và lão trọc phú. Câu 3: Truyện trên thuộc nhóm truyện gì? A. Giải trí, mua vui. B. Phê bình, giáo dục.
  5. C. Đả kích, mua vui. D. Mua vui, giáo dục. Câu 4: Câu nào sau đây là lời nhân vật của Trạng Quỳnh trong văn bản trên? A. Sách chứa đầy trong này! B. Gần nhà Quỳnh có lão trọc phú. C. Thầy làm gì thế? D. Lão trố mắt kinh ngạc. Câu 5: Câu văn: “Để rửa mối nhục cũ, lão bắt chước, đánh trần, nằm giữa sân đợi khách….” thuộc kiểu câu nào? A. Nghi vấn. B. Trần thuật. C. Cầu khiến. D. Cảm thán. Câu 6: Các từ in đậm trong câu sau, từ nào là từ ngữ địa phương “Quỳnh bực lắm, một bận, thấy lão lấp ló đầu cổng, Quỳnh vội vác ngay chiếc chõng tre ra sân, cởi áo nằm phơi bụng”? A. bận. B. chiếc. C. sân. D. bụng. Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng về bối cảnh của truyện trên? A. Bối cảnh không được miêu tả cụ thể. B. Bối cảnh được miêu tả cụ thể. C. Bối cảnh tái hiện sự kiện, nhân vật. D. Bối cảnh tái hiện sự kiện gắn thời gian. Câu 8: Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu: “Sách chứa đầy trong này”? Câu 9: Cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua câu chuyện trên như thế nào? Câu 10: Viết đoạn văn (từ 6 -> 7 dòng) ghi lại cảm nhận của bản thân sau khi đọc các loại truyện cười dân gian Việt Nam. PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Mỗi cá nhân luôn có mối quan hệ mật thiết với xã hội, cộng đồng, đất nước. Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước. - Hết - UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HÒA MÔN NGỮ VĂN 8 HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG
  6. - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN I: ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm: (3.5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời B B C A B A A Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Tự luận: (2.5 điểm) Câu 8: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh có thể diễn đạt về từ ngữ khác - HS nêu được 1 ý ở - Học sinh trả lời nhưng nội dung cần đảm bảo được các ý mức 1 hoặc được 2 ý sai hoặc không trả sau: nhưng diễn đạt chưa lời. + Là tri thức. rõ ràng. + Sự hiểu biết nằm cả trong bụng,v.v… Câu 9: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh nêu được cách nhìn cuộc sống, - HS nêu được 1 ý ở - Học sinh nêu sai con người của tác giả dân gian thông qua mức 1 hoặc được 2 ý ý nghĩa hoặc câu chuyện: nhưng diễn đạt chưa không trả lời. + Đả kích, mua vui và lên án những rõ ràng. người có học thức kém mà vẫn muốn chứng tỏ ta đây. + Thông qua nhân vật trong câu chuyện, tác giả dân gian không chỉ có thái độ châm biếm mà còn vạch trần những người có học thức kém mà lại kệch cỡm, ra vẻ hơn người. Câu 10 (0.5 điểm) HS viết đoạn văn từ 6 -> 7 dòng theo nội dung yêu cầu. * Yêu cầu : - Xác định đúng kiểu văn bản. - Viết đúng cấu trúc đoạn văn với số lượng từ 6 ->7 dòng. - Triển khai đầy đủ ý; diễn đạt logic, mạch lạc; vốn từ phong phú, viết đúng ngữ pháp. - Thể hiện được cảm nhận của bản thân sau khi đọc các loại truyện cười dân gian Việt Nam.
  7. * Hướng dẫn chấm - Thể hiện được cảm nhận của mình, diễn đạt ý logic, đúng ngữ pháp đảm bảo bố cục (ghi 0.5 điểm). - Có thể hiện được cảm nhận nhưng diễn đạt ý còn sơ sài, bố cục chưa đảm bảo (ghi 0.25 điểm). - Học sinh làm sai hoặc không làm ghi 0 điểm. Lưu ý: GV có thể linh hoạt cho điểm đối với 3 câu trên nếu học sinh trả lời cách khác nhưng đảm bảo về nội dung trên. PHẦN II: VIẾT (4.0 điểm) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI Tiêu chí Điểm Cấu trúc bài văn 0.5 Nội dung 2.75 Trình bày, diễn đạt 0.5 Sáng tạo 0.25 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú Bài viết đủ 3 phần: Phần mở 1. Mở bài: Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề 0.5 bài, thân bài, kết bài; phần cần nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối thân bài: biết tổ chức thành với quê hương đất nước. nhiều đoạn văn liên kết chặt 2. Thân bài chẽ với nhau . - Giải thích: Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm Bài viết đủ 3 phần nhưng nay trước đất nước dân tộc. 0.25 thân bài chỉ có một đoạn. - Ý nghĩa của trách nhiệm. Chưa tổ chức bài văn gồm 3 - Liên hệ bản thân. 0.0 phần thiếu phần mở bài - Phản đề. hoặc kết bài, hoặc cả bài 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận: viết là một đoạn văn. trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước và rút ra bài học cho bản thân. Tiêu chí 2: Nội dung (2.75 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.75 điểm HS có thể viết bài văn Bài văn có thể trình bày theo nhiều cách nghị luận về trách nhiệm khác nhau nhưng cần thể hiện được các nội của tuổi trẻ đối với quê dung sau: hương, đất nước theo các - Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị cách khác nhau nhưng cần luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê đảm bảo các yêu cầu sau: hương đất nước. 0.5 điểm *MB: Giới thiệu và dẫn dắt - Giải thích: Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm vào vấn đề cần nghị luận: nay trước đất nước dân tộc. trách nhiệm của tuổi trẻ đối + Nỗ lực học tập, trau dồi bản thân, rèn với quê hương đất nước.
  8. *TB: luyện đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão, 2. Thân bài mục tiêu và cố gắng vươn lên. 0.5 điểm - Giải thích: Trách nhiệm + Tích cực tham gia vào các hoạt động công của thế hệ trẻ hôm nay ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng trước đất nước dân tộc. chia sẻ, giúp đỡ người khác,v.v… 0.5 điểm - Ý nghĩa của trách nhiệm. - Ý nghĩa của trách nhiệm: Trách nhiệm của 0.5 điểm - Liên hệ bản thân. công dân đối với tổ quốc là nền tảng của 0.25 điểm - Phản đề. đoàn kết, khi tất cả con người đoàn kết lại *KB: Khái quát lại vấn đề với nhau thì đất nước ngày càng vững mạnh 0.5 điểm nghị luận: trách nhiệm của hơn. Sự cống hiến sẽ giúp con người đẩy xa tuổi trẻ đối với quê hương cái tôi cá nhân, sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình đất nước và rút ra bài học để từ đó hướng tới những điều tốt đẹp hơn. cho bản thân. - Liên hệ bản thân: Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc,v.v… - Phản đề: Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. - Khái quát lại vấn đề nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước và rút ra bài học cho bản thân. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự mạch lạc, logic 0.5 điểm giữa các câu, các đoạn trong bài văn. - Ít mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa - Vốn từ chưa phong phú, diễn đạt đôi chỗ chưa mạch lạc, chưa logic 0.25 - Mắc lỗi nhiều chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ… - Diễn đạt chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả. 0.0 - Chữ viết khó đọc. - Trình bày cẩu thả, gạch xóa nhiều. Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.25 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.25 Có sáng tạo trong cách nghị luận, trình tự nghị luận. 0.0 Chưa có sáng tạo.
  9. - Hết -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2