intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ

  1. PHÒNG GD&ĐT TP TAM KỲ KIỂM TRA HK I NĂM HỌC 2023- 2024 TRƯỜNG THCS LÊ LỢI MÔN: Ngữ Văn – Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề) I/ MA TRẬN Nội Mức độ nhận thức Tổng dung/đơn Nhận biết Thông Vận Vận TT Kĩ năng % vị kĩ hiểu dụng dụng điểm năng 1 cao TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Thơ Thất ngôn bát cú đường 1 luật Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 điểm Viết Nghị luận về một tác phẩm thơ ( ngoài 2 SGK) Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ % 10 15 10 0 5 40 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 15 Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình được thể hiện trong SGK được giới hạn đến thời điểm tổ chức kiểm tra định kì (giữa kì, cuối kì).
  2. II/ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Nội Kĩ dung/Đơn T Mức độ đánh giá năng vị kiến T thức 1 Đọc Thơ thất Nhận biết: hiểu ngôn bát cú - Nhận biết được thể thơ; niêm và luật bằng trắc trong thơ thất ngôn Đường luật bát cú Đường luật, cách gieo vần, từ tượng hình Thông hiểu: - Hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình. - Hiểu được tình cảm, cảm xúc của tác giả gởi gắm qua bài thơ - Hiểu được giá trị nội dung; nghệ thuật của văn bản. - Hiểu được nghĩa của từ trong văn cảnh Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. - Từ nội dung bài thơ biết vận dụng, trải nghiệm những vấn đề trong cuộc sống. 2 Viết Viết bài Nhận biết: văn phân – Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tích một tác phẩm thơ. bài thơ thất – Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ; vấn ngôn bát đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác cú đường dụng của chúng) luật ( thơ – Giới thiệu tác giả, tác phẩm. trào Thông hiểu: phúng). – Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ. - Lí giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm. - Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm thơ (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. Vận dụng: – Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ. – Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ, vị trí, đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: – So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. – Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.
  3. PHÒNG GD&ĐT TP TAM KỲ KIỂM TRA HK I NĂM HỌC 2023- 2024 TRƯỜNG THCS LÊ LỢI MÔN: Ngữ Văn – Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu: HỘI TÂY Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo. Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo Bà quan tênh tếch xem bơi trải, Thằng bé lom khom nghe hát chèo Cây sức cây đu nhiều chị nhún, Tham tiền cột mỡ lắm anh leo. Khen ai khéo vẽ trò vui thế! Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu (Nguyễn Khuyến, Theo Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2014). Lựa chọn đáp án đúng: (3,5 điểm) Câu 1. Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú đường luật C. Ngũ ngôn D. Song thất lục bát Câu 2. Căn cứ vào từ ngữ ở vị trí nào để xác định luật bằng trắc của bài thơ? A. Chữ thứ nhất của câu thứ nhất B. Chữ thứ hai của câu thứ ba C. Chữ thứ hai của câu thứ nhất D.Chữ thứ hai của câu cuối cùng Câu 3. Bài thơ có mấy từ tượng hình? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 4. Bài thơ được gieo vần ở tiếng cuối cùng trong những câu nào? A. Câu 1, câu 3, câu 4, câu 6. B. Câu 2, câu 3, câu 4, câu 7. C. Câu 1, câu 2, câu 4, câu 6. D. Câu 2, câu 4, câu 6, câu 8. Câu 5. Tác dụng của việc sử dụng hai từ tênh tếch, lom khom trong hai câu thực là gì? A. Làm nổi bật tư thế, thái độ của bà Tây và thằng bé khi xem hội, vừa tỏ thái độ giễu cợt của bọn Tây vừa thể hiện nỗi nhục mất nước B. Làm nổi bật tư thế nực cười của bà Tây với dáng vẻ đáng thương thằng bé khi xem hội, vừa tỏ thái độ giễu cợt của bọn Tây vừa thể hiện nỗi nhục mất nước C. Nhấn mạnh sự ngạc nhiên của bà Tây và dáng vẻ thích thú của thằng bé khi xem hội D. Nhấn mạnh sự vui vẻ của bà Tây và dáng vẻ phấn khích của thằng bé khi xem hội
  4. Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là gì? A. Giọng điệu vui vẻ, hào hứng. B. Giọng điệu vừa buồn bả, vừa chua xót. C. Giọng điệu hào hứng, sảng khoái. D. Giọng điệu vừa châm biếm, vừa xót xa. Câu 7. Khái quát nội dung của bài thơ Hội Tây: A. Miêu tả không khí vui vẻ, hào hứng của những người tham gia hội Tây, qua đó khơi dậy tình yêu nước và niềm hạnh phúc của tác giả trong bối cảnh của đất nước. B. Miêu tả không khí vui vẻ, hào hứng của tác giả và những người tham gia hội Tây, qua đó khơi dậy tình yêu nước và sự lo lắng của tác giả trước vận mệnh đất nước. C. Miêu tả không khí vui vẻ, hào hứng của tác giả, qua đó khơi dậy tình yêu nước và niềm hạnh phúc của tác giả trong bối cảnh của đất nước. D. Miêu tả không khí vui vẻ, hào hứng của những người tham gia hội Tây, qua đó khơi dậy nỗi nhục mất nước và sự lo lắng của tác giả trước vận mệnh đất nước. Trả lời câu hỏi: (2,5 điểm) Câu 8 (1.0 điểm). Em hiểu nỗi nhục trong câu thơ cuối mà tác giả muốn nói đến là nỗi nhục gì? “Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!” Câu 9 (1.0 điểm). Các trò chơi trong ngày hội trên rất vui. Em có đồng ý với nhận định đó hay không? Vì sao? Câu 10 (0,5 điểm). Từ nội dung của văn bản trên, em hãy nêu những việc làm thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước. II. VIẾT (4.0 điểm) Phân tích bài thơ “Hội Tây” của tác giả Nguyễn Khuyến. - Hết -
  5. IV/ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM- (Đáp án và Hướng dẫn chấm gồm có 05. trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài làm sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. - Việc chi tiết hóa nội dung cần đạt và điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm cần được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu và tổng điểm toàn bài. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ). - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN I- ĐỌC HIỂU ( 6 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời B C B C B D D Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận(2,5 điểm): Câu 8 (1.0 điểm) Em hiểu nỗi nhục trong câu thơ cuối mà tác giả muốn nói đến là nỗi nhục gì? “Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!” Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0,25- 0,75 đ) Mức 3 (0.0đ) - Học sinh có thể diễn đạt các HS nêu được nhưng Trả lời sai hoặc cách khác nhau, song cần chưa đầy đủ: không trả lời. đảm bảo ý chinh sau: - Nỗi nhục của cảnh nô - Nỗi nhục của cảnh nô lệ, nỗi lệ, nỗi nhục mất nước. nhục mất nước, thức tỉnh - Trình bày đủ các ý những người dân đang bị bọn những diễn đạt lủng thực dân Pháp làm cho mụ củng. mị. Lưu ý : GV linh hoạt đánh giá điểm lẻ phù hợp mức độ cụ thể của bài làm. Câu 9: (1.0 điểm) Các trò chơi trong ngày hội trên rất vui. Em có đồng ý với nhận định đó hay không? Vì sao?
  6. Mức 1 Mức 2 Mức 3 (1.0 đ) (0.75) (0,5 đ) Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến Học sinh thể hiện thái độ cụ Học sinh thể khác nhau miễn sao lý giải hợp lý thể và có sự lý giải phù hợp, hiện thái độ cụ và không vi phạm các thuyết phục, đảm bảo chuẩn thể và có sự lý chuẩn mực đạo đức, pháp luật.; mực đạo đức, pháp luật; diễn giải tương đối trình bày trôi chảy, rõ ràng, thuyết đạt chưa rõ ràng, mạch lạc, .. phù hợp, thuyết phục - Sau đây là gợi ý: phục. Đảm bảo Sau đây là gợi ý: chuẩn mực đạo + Các trò chơi trong ngày hội + Các trò chơi trong ngày hội đức, pháp luật; không có gì là vui vẻ cả, vì đó không có gì là vui vẻ cả, vì đó diễn đạt chưa rõ ràng, mạch lạc.. chính là những trò nhố nhăng, chính là những trò nhố nhăng, mụ mị làm ngu dân của bọn thực mụ mị làm ngu dân của bọn dân Pháp. thực dân Pháp. + Một trò chơi hết sức nực cười, thể hiện thái độ phê phán châm biếm sâu cay qua những lời thơ tưởng chừng như rất hài hước hóm hỉnh. Câu 10 (0,5 điểm) Từ nội dung của văn bản trên, em hãy nêu những việc làm cụ thể để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước. Mức 1 (0.5đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0đ) - Từ bài học, học sinh nêu được Học sinh nêu được 1 ý hợp Trả lời nhưng niềm vui thích khi được sống hòa lí, hoặc có ý nhưng chưa rõ không chính xác, hợp với thiên nhiên ràng, cụ thể không liên quan Gợi ý: - Ra sức học tập, rèn luyện đến đoạn trích, - Ra sức học tập, rèn luyện trau dồi trau dồi tri thức góp phần xây hoặc không trả lời. tri thức góp phần xây dựng, bảo vệ dựng bảo vệ Tổ Quốc Tổ Quốc - Trân trọng, bảo vệ, yêu quý và gìn giữ nền độc lập tự do của đất nước. Phần II: VIẾT (4.0 điểm):
  7. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học 0,25 - Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích một bài thơ thất ngôn bát 0,25 cú Đường luật. c. Hs có trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm 0,25 - Nêu vấn đề cần nghị luận 2. Thân bài: - “Kìa hội...đèn treo”: khung cảnh nhộn nhịp, náo nhiệt của ngày hội lớn của người Pháp - Bà quan tênh nghếch...cột mỡ lắm anh leo”: những trò chơi lố bịch, nhố nhăng trong lễ hội => Qua đó thấy được thực tại xót xa của đất nước trong cảnh nô 2,5 lệ, sống dưới gót giày của lũ thực dân xâm lược. Càng xót xa hơn nữa khi chính những con người bị chà đạp ấy lại không nhận thức được nỗi nhục mất nước - “Khen ai khéo vẽ...nhiêu nhục bấy nhiêu”: Nguyễn Khuyến nhận ra nỗi nhục của cảnh nô lệ, nỗi nhục mất nước, cảnh tỉnh cho người dân Việt Nam đang bị chúng làm cho mờ mắt Nghệ thuật: - Giọng thơ nhẹ nhàng hóm hỉnh nhưng lại rất thâm túy chua cay => Giọng cười ấy chỉ để che giấu đi nỗi đau, sự bất lực trước thời thế cuộc đời. 3. Kết bài: - Khái quát lại nội dung - Phê phán hiện thực xã hội 0,25 - Nêu bài học d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, có cảm xúc, sáng 0,25 tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0