intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Tam Kỳ” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Tam Kỳ

  1. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG TỔ: NGỮ VĂN -GDCD MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I- NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổn Nhận Thông Vận g Vận dụng Kĩ Nội dung/đơn vị kĩ biết hiểu dụng cao % TT năng năng 3 TN điểm TN TN TN K TL TL TL TL KQ KQ KQ Q 1 Đọc Truyện cười hiểu 4 0 3 1 0 1 0 1 60 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 điểm 2 Viết Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 Tỉ lệ % 10 15 10 5 điểm Tổng 20 10 15 25 0 20 0 10 Tỉ lệ % 30 40% 20% 10% 100 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70% 30% TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
  2. TỔ: NGỮ VĂN -GDCD BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 – NĂM HỌC 2023-2024 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội dung/ Chương/ TT Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Chủ đề thức 1 Đọc hiểu Truyện cười Nhận biết: - Nhận biết được thể loại - Nhận diện được ngôi kể/ bối cảnh/nhân vật trong truyện - Nhận biết chi tiết/hình ảnh trong văn bản -Nhận biết từ Hán Việt có trong câu văn cụ thể được rút ra từ ngữ liệu đã cho ở phần Đọc-hiểu Thông hiểu: - Hiểu được tác dụng của câu hỏi tu từ cụ thể được rút ra từ ngữ liệu. - Mục đích mà nội dung truyện đề cập đến. - Xác định được nghĩa của các yếu tố Hán Việt. - Nội dung nghĩa hàm ẩn trong một chi tiết cụ thể được rút ra từ văn bản đã cho. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật qua lời của người kể chuyện. Vận dụng: - Rút ra được thông điệp / bài học / lời khuyên cho bản thân và người khác từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. - Thể hiện được ý kiến, thái độ của bản thân đối với bài học được thể hiện qua tác phẩm. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về nghị luận về vấn đề nghị luận. một vấn đề Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn của đời sống đạt, bố cục văn bản…) (một thói Vận dụng: xấu của con Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống. người trong Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ xã hội hiện vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm đại) xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.
  3. PHÒNG GDĐT TP TAM KỲ KIỂM TRA CUỐI KÌ I. NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG Môn Ngữ văn. Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ DỰ BỊ I/ PHẦN ĐỌC - HIỂU: (6,0 điểm). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu. THI NÓI KHOÁC Một hôm được nghỉ, bốn quan họp nhau đánh chén, nhân lúc cao hứng liền mở cuộc thi nói khoác. Quan thứ nhất nói: - Tôi còn nhớ, ngày tôi trọng nhậm ở huyện nọ, tôi được trông thấy một con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ! Quan thứ hai nói: - Thế đã lấy gì làm lạ. Tôi còn trông thấy một sợi dây thừng gấp mười cái cột đình làng này! Quan thứ nhất biết ông kia nói lỡm mình, bèn chịu thua và giục quan thứ ba lên tiếng. Quan thứ ba nói: - Tôi đã từng thấy một cây cầu dài lắm, đứng đầu này không thể trông thấy đầu kia. Chỉ biết rằng có hai bố con nhà nọ, kẻ ở bên này, người ở bên kia, mà chẳng bao giờ gặp nhau được. Lúc ông bố chết, người con nghe tin, vội vã sang đưa đám ma, nhưng khi qua cầu sang đến nơi thì đã đoạn tang được ba năm rồi. Đến lượt quan thứ tư: - Thế kể cũng đã ghê đấy. Nhưng tôi lại còn trông thấy một cái cây cao khiếp lắm! Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nửa chửng, chim đã nở đủ lông đủ cánh bay đi rồi. Quan thứ ba hiểu ý muốn nói cây dùng để làm cái cầu mình nói nên đành chịu thua. Bốn ông quan đắc ý, vỗ đùi cười ha ha. Bỗng có tiếng thét thật to làm các quan giật bắn người: - Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta! Các quan sợ run cầm cập, ngơ ngác nhìn trước nhìn sau xem ai, thì té ra là anh lính hầu. Lúc ấy, các quan mới lên giọng: - Thằng kia, mày định trói ai thế? - Bẩm quan, con thấy các quan thi nhau nói khoác thì con cũng nói khoác chơi đấy ạ! ( NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2009) Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Truyện cười C. Hài kịch D. Văn bản nghị luận Câu 2 (0,5 điểm) Xác định ngôi kể trong ngữ liệu trên: A. Ngô thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất số nhiều D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
  4. Câu 3 (0,5 điểm). Chi tiết gây cười ở lời nói khoác của quan thứ ba là gì? A. Cây cầu dài, đứng bên này không trông thấy bên kia B. Hai bố con nhà nọ mỗi người ở một đầu. C. Ông bố chết vì không nhìn thấy con D. Khi con sang đưa đám ma thì mới biết đã đoạn tang được ba năm rồi. Câu 4 (0,5 điểm). Bối cảnh của cuộc thi nói khoác là gì? A. Một hôm được nghỉ, bốn quan họp nhau đánh chén, nhân lúc cao hứng liền mở cuộc thi nói khoác. B. Giữa cánh đồng làng quê lúc ban chiều đầy nắng và gió. C. Bốn quan là những người lọt vào bán kết cuộc thi nói khoác do triều đình tổ chức. D. Bốn quan mở cuộc thi nói khoác trong ngày trọng nhậm. Câu 5 (0,5 điểm). Nghĩa của từ “đắc ý” trong câu “Bốn ông quan đắc ý, vỗ đùi cười ha ha.” là gì? A. Con người được hứng thú về điều mình thích. B. Chỉ ý con người được vui vẻ, sung sướng. C. Được đúng như lòng mình, chỉ vẻ sung sướng, mãn nguyện. D. Đạt được ý nguyện của bản thân Câu 6 (0,5điểm). Thông điệp của văn bản là gì? A. Châm biếm thói hư tật xấu B. Nhằm để mua vui. C. Tạo tiếng cười và chế giễu tật xấu D. Tạo tiếng cười nhằm mục đích giải trí Câu 7 (0,5 điểm). Tại sao có thể nói: “Nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý “nói lỡm” (muốn chế giễu hay gây hiểu lầm) ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba”? A. Vì hai ông quan này đều dùng cái thứ mà hai ông kia nói khoác để làm nên phần nói khoác của mình. B. Vì hai ông quan này đều hiểu rõ tâm tư, tình cảm của hai ông kia. C. Vì phần nói khoác của hai ông quan này đều không tinh tế bằng phần của hai ông kia. D. Vì ông quan thứ hai và ông quan thứ tư nói khoác giỏi hơn. Trả lời các câu hỏi sau: dáng Câu 8 (1,0 điểm). Từ nội dung của văn bản trên, hãy xác định nghĩa hàm ẩn trong câu sau đây: Tôi còn trông thấy một sợi dây thừng gấp mười cái cột đình làng này!, Câu 9 (1,0 điểm). Em có đồng ý với hành động nói khoác của các quan trong truyện không? Vì sao? Câu 10 (0,5 điểm). Sau khi đọc câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác thải ra nơi công cộng của một số người hiện nay.
  5. ***************HẾT**************** HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 A.YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. - Điểm bài thi là tổng điểm thành phần (có thể lẻ đến 0,25 điểm) B. YÊU CẦU CỤ THỂ 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời B B D D C C A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8: (1 điểm) Mức 1 (0,75đ- 1,0 đ) Mức 2 (0,25 đ- 0,5đ) Mức 3 (0,00 đ) Hs giải nghĩa hàm ẩn hợp lí, phù HS giải nghĩa hàm ẩn HS không trả lời hoặc hợp với nội dung trong văn bản. có ý đúng nhưng diễn trả lời sai Gợi ý: đạt chưa rõ ràng, thuyết phục Sợi dây thừng dài tới mức có thể buộc được con trâu to mà quan thứ nhất đang nói khoác. Câu 9: (1 điểm): Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,75 đ) Mức 3 (0,5 đ) Mức4(0,25 đ) Mức 5 (0đ) - Học sinh có - Học sinh có thể - Học sinh có - HS chỉ bày tỏ thái - Trả lời thể bày tỏ thái bày tỏ thái độ thể bày tỏ thái độ đồng tình/không không độ đồng tình/ đồng tình/ không độ đồng tình/ đồng tình với ý kiến, đúng yêu không đồng tình đồng tình với ý không đồng tình không lý giải hoặc cầu của đề với ý kiến song kiến, song có sự với ý kiến, có sự lý giải chưa hợp lí, bài hoặc cần có sự lý giải lý giải phù hợp lý giải tương đối không phù hợp với không trả phù hợp với nội với nội dung của phù hợp với nội nội dung văn bản, lời.
  6. dung của văn văn bản, đảm dung của văn đảm bảo chuẩn mực bản, đảm bảo bảo chuẩn mực bản, đảm bảo đạo đức, pháp luật. chuẩn mực đạo đạo đức, pháp chuẩn mực đạo đức, pháp luật; luật; diễn đạt đức, pháp luật; diễn đạt trôi chưa trôi chảy, diễn đạt chưa chảy, mạch lạc. mạch lạc. trôi chảy, mạch lạc. Lưu ý: tùy mức độ diễn đạt mà Gv ghi điểm cho hợp lý. Câu 10 (0,5 đ) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0 đ) * Học sinh có thể diễn đạt ý trả lời Học sinh nêu được bài Trả lời không đúng yêu bằng nhiều cách khác nhau. Song học phù hợp, nhưng cầu của đề bài hoặc nội dung cần bám sát yêu cầu của diễn đạt chưa rõ ràng không trả lời đề bài và đảm bảo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là một số gợi ý: Không nên nói khoác; phê phán thói hư tật xấu là nói khoác trong xã hội,… II. PHẦN VIẾT (4đ) Câu Tiêu chí đánh giá Điểm * Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Sử dụng các phương pháp viết bài văn nghị luận a. Đảm bảo cấu trúc bài văn Phân tích tác phẩm * Yêu cầu cụ thể: 0,25 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được vấn đề nghị luận Phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau theo một trình
  7. tự hợp lí. Phần kết bài: nêu suy nghĩ, ấn tượng, bày tỏ thái độ đối với vấn đề nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: hiện tượng vứt rác thải 0,25 ra nơi công cộng của một số người hiện nay. c. Triển khai bài viết : Vận dụng tốt các phương pháp lập luận để triển khai các nội dung của bài viết. Trình bày trôi chảy, liền mạch, trình tự hợp lí, luận điểm rõ ràng, đảm bảo tính liên kết. Học sinh có thể trình bày linh hoạt, sau đây là một số gợi ý: Mở bài( 0,25) Dẫn dắt - Nêu vấn đề nghị luận Thân bài: (2,5) Học sinh có thể nghị luận theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các nội dung sau: 1. Nêu vấn đề - Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ. Gây nên ô nhiễm môi trường. Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc. Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào. 2. Thực trạng - Bởi hành động vứt rác bừa bãi và cầu, cống, đường xá bị ô nhiễm nghiêm trọng - Những khu du lịch, du khách tiện đâu vứt đó, không quan tâm đến địa điểm hay mức độ của nó. - Ngay cả trên xe buýt, ngay thùng rác cũng không thèm vứt vào 3. Nguyên nhân - Do sự thiếu ý thức của mỗi người trong cuộc sống - Thùng đựng rác nơi công cộng còn thiếu hoặc đặt ở vị trí không thuận tiện cho việc vứt rác. 3,0 - Việc xử lí vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên… 4. Tác hại - Hành động này sẽ gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó còn có thể phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người. - Vứt rác bừa bãi làm mất cảnh quan sinh thái, các khu du lịch hay danh lam thắng cảnh. - Gây tổn hại tiền của cho nhà nước. - Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại. 5. Biện pháp
  8. - Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng. - Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường như: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh,… - Có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp xả rác bừa bãi. 6. Giả định, phản biện: - Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn, sức khỏe của con người cũng được nâng lên cao hơn,… -Bên cạnh những học sinh có ý thức chưa tốt với những hành động sai lệch như vậy thì cũng còn rất nhiều bạn gương mẫu trong nội quy của nhà trường, vứt rác đúng nơi quy định, giữ gìn cảnh quan trường lớp. Đó là những tấm gương tiêu biểu cần được tuyên dương và noi theo... Kết bài (0,25) - Nêu suy nghĩ của bản thân về vứt rác bừa bãi - Tuyên truyền và động viên mọi người trong việc bảo vệ môi trường. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo, thể hiện suy 0,25 nghĩ sâu sắc về vấn đề . Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2