intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

  1. UBND TP HỘI AN KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN: Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. dụng % kiến thức kĩ năng biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL T TL TN TL N 1 Đọc hiểu Thơ Số câu 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 Viết Viết bài văn phân Số câu tích tác phẩm thơ. 1* 1* 1* 1* 1 2 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 II. BẢNG ĐẶC TẢ: Nội dung/ Đơn vị TT Mức độ đánh giá kiến thức, kĩ năng 1 Đọc hiểu: Nhận biết: - Nhận biết được số tiếng trong câu, số câu, cách gieo vần, luật bằng trắc, kết cấu của bài thơ. - Nhận biết được đối tượng và giọng điệu của tiếng cười trong thơ Thơ trào trào phúng. phúng Thông hiểu: - Xác định được tác dụng của biện pháp tu từ. - Hiểu được nghĩa của từ Hán Việt. - Nêu được chủ đề, tư tưởng của bài thơ dựa trên yếu tố hình thức nghệ thuật. - Hiểu/phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục. Vận dụng: - Nhận xét được tư tưởng, tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ. Vận dụng cao: - Nêu được những suy nghĩ, nhận thức của bản thân về vấn đề xã hội được đặt ra sau khi đọc bài thơ. Trang 1/2
  2. 2 Viết: Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của một bài văn phân tích một tác phẩm thơ trào phúng. Viết bài Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn văn phân đạt, bố cục văn bản) tích một Vận dụng: Viết được một bài văn phân tích tác phẩm thơ trào tác phẩm phúng. Phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ trào thơ. Khái quát được ý nghĩa của tiếng cười trào phúng. phúng. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong việc lựa chọn và cách nhìn nhận đánh giá đối với đối tượng của tiếng cười trong thơ trào phúng; sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt. Trang 2/2
  3. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: 26/12/2023 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) Họ và tên học sinh:..............................................Lớp........SBD.................Phòng thi....... I. ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm) Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau: GIỄU NGƯỜI THI ĐỖ Một đàn thằng hỏng đứng mà trông, Nó đỗ khoa này có sướng không! Trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân, ông cử... ngỏng đầu rồng (Trần Tế Xương, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, Đặng Đức Siêu sưu tầm, biên soạn, Sđd, tr. 1223) Chọn một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Thể thơ nào được sử dụng trong bài thơ trên? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật C. Lục bát biến thể D. Thất ngôn bát cú Đường luật Câu 2. Kết cấu của bài thơ trên là gì? A. Đề -luận- thực - kết B. Đề -thực- luận - kết C. Thừa- khởi- chuyển-hợp D. Khởi- thừa- chuyển- hợp Câu 3. Đối tượng trọng tâm của tiếng cười trào phúng trong bài thơ: A. bà đầm, người thi rớt. B. sĩ tử, chế độ phong kiến. C. người thi đỗ, bọn thực dân. D. người thi rớt, bọn thực dân. Câu 4. Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ này là gì? A. Mỉa mai B. Đả kích C. Châm biếm D. Hài hước Trang 3/2
  4. Câu 5. Dòng nào không thể hiện tác dụng của phép đối trong hai câu thơ sau? Trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân, ông cử... ngỏng đầu rồng. A. Miêu tả tư thế ngồi của bà đầm và ông cử khi làm lễ. B. Khắc hoạ các nhân vật đáng bị đem ra chế giễu, trào lộng. C. Thể hiện trật tự trên – dưới, vị trí của hai nhân vật. D. Tạo ra sự tương phản và gây hiệu ứng hài hước. Câu 6. Những nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ trên là A. bố cục chặt chẽ; ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với đời thường; sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ. B. vận dụng sáng tạo hình ảnh thơ; sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ; giọng điệu mỉa mai, châm biếm. C. lời thơ trang trọng; sử dụng nhiều từ Hán Việt; giọng thơ hài hước; hình ảnh thơ mang vẻ đẹp cổ điển. D. sử dụng phép đối; những từ ngữ, hình ảnh có tính chất suồng sã, thô mộc; giọng thơ đả kích mạnh mẽ. Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng chủ đề của bài thơ trên? A. Thể hiện nỗi niềm chua chát, sự bất lực vì không được đi thi của tác giả. B. Thể hiện nỗi nhớ da diết về những khung cảnh quen thuộc của quê hương. C. Thể hiện cái nhố nhăng, bát nháo của một kì thi và sự tha hóa đạo đức. D. Thể hiện niềm tự hào của các sĩ tử khi thi đỗ và được tôn vinh long trọng. Câu 8. Em hiểu như thế nào hình ảnh “trên ghế, dưới sân” của “bà đầm, ông cử” trong hai câu thơ: Trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân, ông cử... ngỏng đầu rồng. Câu 9. Qua bài thơ, em có nhận xét gì về tình cảm, nỗi niềm của tác giả trước tình cảnh đất nước thời bấy giờ? Câu 10. Từ nội dung bài thơ, em hãy nêu tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức đối với học sinh trong giai đoạn hiện nay (viết dưới hình thức đoạn văn khoảng từ 5 đến 7 dòng). II. VIẾT: (4.0 điểm) Viết bài văn phân tích bài thơ “Giễu người thi đỗ” của Trần Tế Xương. HẾT Trang 4/2
  5. UBND TP HỘI AN HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 HƯỚNG DẪN CHẤM – GỒM CÓ 2 TRANG Phần Câu Tiêu chí đánh giá Điểm I.ĐỌC ĐỌC HIỂU 6.0 HIỂU 1 A 0.5 2 D 0.5 3 C 0.5 4 B 0.5 5 A 0.5 6 D 0.5 7 C 0.5 8 Hình ảnh “trên ghế, dưới sân” của “bà đầm, ông cử”: 1.0 - Thể hiện vị trí của hai nhân vật: bà đầm ngồi ở ghế trên, ông cử ngồi ở dưới sân. - “Đầu rồng” (người đỗ đạt) lại ngồi ở vị trí thấp hơn cái mông của một nhân vật đại diện cho bè lũ thực dân ngoại bang. Đây là những hình tượng thơ mang tính biểu trưng rõ nét cho thực trạng đen tối của dân tộc ta dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. 9 Tình cảm, nỗi niềm của tác giả trước tình cảnh đất nước: 1.0 - Cảm thấy nhục nhã với vị thế thấp hèn của các sĩ tử đỗ đạt trước kẻ thù đô hộ đất nước. - Tâm trạng buồn chán của một người không đỗ đạt nhìn thấy hiện trạng của nền khoa cử nước nhà đương thời. - Lòng yêu nước vô hạn, đau đớn, xót xa trước tình cảnh đất nước (HS chỉ cần trả lời được 02 ý, mỗi ý ghi 0,5 điểm) 10 - Yêu cầu: Đảm bảo hình thức đoạn văn 0.5 - Nêu được tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức trong giai đoạn hiện nay *Gợi ý: Rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội; được mọi người yêu mến, tin tưởng… II.VIẾT VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận tác phẩm văn học. Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo 0.5 một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0.25 Phân tích bài thơ “Giễu người thi đỗ” Trang 5/2
  6. c. Phân tích bài thơ HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Trần Tế Xương, hoàn cảnh ra đời bài thơ Giễu người thi đỗ. - Có thể phân tích theo bố cục bài thơ * Ý 1: Hai câu thơ đầu: + Đối tượng của tiếng cười trào phúng: các sĩ tử (trọng tâm là các sĩ tử thi đỗ). + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để tạo ra tiếng cười trào phúng: cách dùng từ ngữ suồng sã, thô mộc, câu hỏi tu 2,5 từ. Ý 2: Hai câu thơ cuối: + Đối tượng của tiếng cười trào phúng: các sĩ tử thi đỗ (ông cử), bọn thực dân (bà đầm). + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để tạo ra tiếng cười trào phúng: cách dùng từ ngữ suồng sã, thô mộc; dùng thủ pháp đối. - Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ. d. Chính tả, ngữ pháp. 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo trong việc lựa chọn và cách nhìn nhận đánh giá sự việc; sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt; bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, giàu cảm xúc. 0,5 *Lưu ý: Đây là một dạng bài văn còn khá mới mẻ so với học sinh nên giáo viên có thể chủ động trong quá trình chấm. --------HẾT-------- Trang 6/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2