Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh
lượt xem 2
download
Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh
- PHÒNG GDĐT HUYỆN PHÚ NINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ KIỂM TRA HKI. NĂM HỌC 2023-2024
- MÔN: NGỮ VĂN 8 (Thời gian 90 phút ) A. Mục tiêu: - Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá học sinh THCS theo quy định, đảm bảo tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan. - Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; không kiểm tra đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 - Bố trí thời gian kiểm tra phù hợp, đảm bảo không gây áp lực, quá tải đối với học sinh. B. Hình thức ra đề: - Môn Ngữ văn: Đề kiểm tra theo hình thức tự luận. Đề kiểm tra gồm 2 phần: Đọc hiểu và Làm văn: + Phần Đọc hiểu (6,0 điểm) theo 1 trong 2 hình thức sau: * Kiểm tra theo hình thức tự luận gồm 8 câu hỏi/yêu cầu: Nhận biết (3 câu: 1,5 điểm), thông hiểu (3 câu: 3,0 điểm), vận dụng (1 câu: 1,0 điểm), vận dụng cao (1 câu: 0,5 điểm); + Phần Làm văn (4,0 điểm): Kiểm tra theo hình thức tự luận gồm 1 câu hỏi/yêu cầu, phân chia theo các mức độ nhận thức: nhận biết (1,0 điểm), thông hiểu (1,5 điểm), vận dụng (1,0 điểm), vận dụng cao (0,5 điểm). + Nội dung kiểm tra: Sử dụng ngữ liệu đọc hiểu là văn bản ngoài sách giáo khoa có hình thức thể loại, mức độ kiến thức tương đương với các loại văn bản đã học, chứa đựng các thông tin, nội dung phù hợp để kiểm tra theo các yêu cầu cần đạt trong chương trình Ngữ văn của lớp học tính đến thời điểm kiểm tra. Phần Làm văn, giáo viên cần lựa chọn kiểu bài, nội dung làm văn phù hợp với chương trình Ngữ văn của lớp học tính đến thời điểm kiểm tra, mục đích kiểm tra. Chú ý tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu (nếu có) để viết bài làm văn. C. Ma trận đề Mức độ Tt nhận thức Tổng Nội dung/ Kĩ năng đơn vị kĩ % điểm Vận dụng năng1 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Đọc hiểu Số câu 3 3 1 1 8 1 Tỉ lệ % 15 30 10 5 60 điểm 2 Viết Số câu 1* 1* 1* 1* 1 1 Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình được thể hiện trong SGK được giới hạn đến thời điểm tổ chức kiểm tra định kì (giữa kì, cuối kì)
- Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 D. Bảng đặc tả: BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Chươn Nội dung/ TT g/ Đơn vị Mức độ đánh giá Chủ đề kiến thức 1 Đọc Truyện Nhận biết: hiểu cười, - Nhận biết được thể loại của văn bản. hài kịch. - Nhận biết được phương thức biểu đạt của văn bản. - Nhận diện được ngôi kể trong truyện cười. Thông hiểu: - Mục đích mà nội dung truyện đề cập đến. - Xác định được nghĩa của các yếu tố Hán Việt. - Nội dung nghĩa hàm ẩn trong truyện - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật qua lời của người kể chuyện. Vận dụng: - Rút ra được thông điệp / bài học / lời khuyên cho bản thân và người khác từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. - Thể hiện được ý kiến, thái độ của bản thân đối với bài học được thể hiện qua tác phẩm. 2 Viết Viết bài Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn văn nghị bản, về vấn đề nghị luận. luận về Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ một vấn ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) đề của đời Vận dụng: sống Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. E. Nội dung đề ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KI I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 8
- Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: HAI KIỂU ÁO Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi : - Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ? Quan lớn ngạc nhiên : - Nhà ngươi biết để làm gì ? Người thợ may đáp : - Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo : - Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu. (Theo Trường Chính - Phong Châu) Câu 1 (0.5 điểm). Truyện “Hai kiểu áo” thuộc thể loại nào? Câu 2 (0.5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 3 (0.5 điểm). Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? Câu 4 (1.0 điểm). Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “hách dịch”? Câu 5 (1.0 điểm). Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “… Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì? Câu 6 (1.0 điểm). Chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì? Câu 7 (1.0 điểm). Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ? Câu 8 (0,5 điểm). Nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên. II. VIẾT. (4,0 điểm) Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống. G. Hướng dẫn chấm HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 8 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm
- I. Đọc- 1 Truyện cười. 0,5 hiểu 2 Tự sự 0,5 3 Ngôi thứ ba 0,5 Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy 1.0 4 mình có quyền thế. Vị quan là người hai mặt, quan trên thì nịnh hót, dưới thì 1.0 5 chèn ép người dân. Có ý mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và 1,0 6 nịnh nọt quan trên Tác giả phê phán kiểu người trong xã hội bấy giờ: 0.5 - Một số quan lại luôn tìm cách xu nịnh, luồn lách để được thăng tiến, vơ vét của cải của dân lành về làm giàu 0.5 7 cho mình - Thói khinh bỉ, bắt nạt, coi thường những người dân đen nghèo khổ. . Bài học: 0,5 - Nên có thái độ với những người làm quan chuyên đi 8 đối xử tồi tệ với dân. Hách dịch, cửa quyền. - Chúng ta cần có thái độ hòa nhã với tất cả mọi người chứ không nên phân biệt đối xử. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Tình yêu thương trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 3,5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài : 0,5 II. Viết + Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận. + Nêu vấn đề: Tình yêu thương trong cuộc sống. Thân bài : + Nêu quan niệm về tình yêu thương? 0,25 – Tình yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người. + Nêu biểu hiện của tình yêu thương trong đời sống 0,25 ( HS nêu được từ 3-4 biểu hiện GV cho điểm tối đa) - Trong gia đình ông bà cha mẹ anh chị em yêu thương đùm bọc nhau. - Cha mẹ hi sinh, chấp nhận những khó khăn gian khổ để
- đổi lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con. - Con cái biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và yêu thương anh chị em. - Ngoài xã hội: Tình yêu thương được biểu hiện ở hành động nhường chỗ trên xe bus cho cụ già, chia sẻ phần ăn sáng của mình cho em bé đang đói bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm chia sẻ với họ cả vật chất lẫn tinh thần… 1,0 + Phân tích ý nghĩa của tình yêu thương: - Tình yêu thương thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. - Tình yêu thương sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn. - Là cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người. - Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng. - Yêu thương còn tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu đối với những người lầm đường lạc lối, mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin để họ sống tốt đẹp hơn. - Tình yêu thương con người còn là cơ sở để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp khác như lòng biết ơn, 0,5 dũng cảm, vị tha…Chúng ta cần có tình yêu thương còn bởi nó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN... + Dẫn chứng về tình yêu thương - Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã biết yêu thương đùm bọc nhau để chống lại kẻ thù xâm lược, có biết bao nhiêu bà mẹ VN nuôi giấu bộ đội như con đẻ của mình, biết bao nhiêu chiến sĩ coi đồng đội của mình như anh em ruột thịt, sẵn sàng đồng cam cộng khổ, thậm chí hi sinh cả tính mạng của mình để cứu đồng đội. Và chính có tình yêu thương, đoàn kết đó mà nhân dân ta đã dành lại được độc lập, tự do. - Ngày nay, nhân dân ta thể hiện tình yêu thương qua những hành động cụ thể như giúp đỡ nhau để xoá đói giảm nghèo, chia sẻ kinh nghiệm làm giàu, giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Hay mỗi khi một vùng nào trong cả nước gặp thiên tai hạn hán, lũ lụt 0,25 thì nhân nhân cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài cùng chung tay giúp đỡ chia sẻ vật chất, động viên tinh thần để họ có thể ổn định cuộc sống. - Nhiều phong trào nhân đạo được nhân dân nhiệt tình
- hưởng ứng như “Trái tim cho em”, “Lục lạc vàng”, “Vì bạn xứng đáng”, “Cặp lá yêu thương”, “Hiến máu nhân đạo”... 0,25 * Phản biện: Bên cạnh những người sống có tình yêu thương thì trong XH vẫn còn những người sống vô cảm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, nhận vào thật nhiều nhưng không muốn cho đi, không quan tâm, giúp đỡ người khác. Hay những người thể hiện tình yêu thương mà thiếu đi sự chân thành… Những người đó cần phải lên án và phê phán. * Liên hệ bản thân - Tiếp theo cần có ý thức rèn luyện tình yêu thương ở 0,5 mọi lúc mọi nơi bằng những hành động thiết thực trong cuộc sống. - Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn. - Học tập theo những tấm gương có tình yêu thương con người. - Sống có trách nhiệm với những người thân yêu trong gia đình và những người xung quanh. - Tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện: chăm sóc người già yếu, bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh... Kết bài : + Khẳng định vai trò của tình yêu thương. + Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày sáng tạo, mới mẻ trong sử dụng từ ngữ, hình ảnh. H. . Kiểm tra đề NGƯỜI DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ (Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên) 1.Bùi Thị Quỳnh Lý 2. Nguyễn Thị Duyên .Bùi Thị Quỳnh Lý 3.Vũ Phạm thùy Linh 4.Nguyễn Thị Nga
- PHỤ LỤC 3 MẪU BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2023-2024 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023-2024. MÔN: NGỮ VĂN 6,7,8,9. Thời gian: 14 giờ, ngày 16 tháng 12 năm 2023. Địa điểm: Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm. I. Thành phần: Nhóm, tổ bộ môn Ngữ Văn gồm: 1. Cô Vũ Phạm Thùy Linh 2. Cô Nguyễn Thị Duyên 3. Cô Nguyễn Thị Nga 4. Cô Bùi Thị Quỳnh Lý II. Nội dung thẩm định: 1. Cấu trúc đề - Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; không kiểm tra đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 (đối với lớp 6, 7, 8); không kiểm tra đánh giá đối với các nội dung tinh giản theo hướng dẫn của Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông của Bộ GDĐT (đối với lớp 9). 2. - Bố trí thời gian kiểm tra phù hợp, đảm bảo không gây áp lực, quá tải đối với học sinh. 3. Ma trận đề: Đảm bảo theo hướng dẫn của bộ phận chuyên môn nhà trường. 4. Bảng đặc tả: Đảm bảo theo hướng dẫn của bộ phận chuyên môn nhà trường. 5. Nội dung đề kiểm tra: Đúng theo yêu cầu cần đạt của nội dung chương trình 2018 và 2006 6. Hướng dẫn chấm: Chi tiết, đảm bảo yêu cầu đặc trưng bộ môn. III. Kết luận: Đề kiểm tra của các khối lớp môn Ngữ văn đảm bảo yêu cầu cần đạt của chương trình 2018 ( đối với lớp 6,7,8) và 2006 ( đối với lớp 9) TỔ TRƯỞNG THÀNH VIÊN THƯ KÝ NHÓM TRƯỞNG BỘ MÔN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 814 | 43
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p | 251 | 28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 465 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 361 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 528 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 379 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 284 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 437 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 230 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 160 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Đình Xuyên
4 p | 190 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p | 135 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn