Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên
lượt xem 1
download
Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 8 ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 1 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 21/12/2023 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ (1) Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch. Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp. (2) Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi! (3) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. (4) Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lý, những chân lý lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”… Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. (Phạm Văn Đồng, trong Hồ chủ tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại, NXB Sự thật, Hà Nội, 1974)
- Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể loại A. văn nghị luận. B. truyện ngắn. C. truyện cười. D. truyện thơ Nôm. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là A. tự sự B. miêu tả C. biểu cảm D. nghị luận Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” bàn về vấn đề A. giá trị nội dung trong văn bản. C. vẻ đẹp trong đức tính giản dụ của Bác. B. vẻ đẹp nghệ thuật trong văn bản. D. lối sống giản dị của Bác. Câu 4: Đoạn văn số (2) trong văn bản được trình bày theo hình thức A. diễn dịch. B. quy nạp. C. song song. D. phối hợp. Câu 5: Dòng nào sau đây không là dẫn chứng cho lối sống giản dị của Bác? A. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. B. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng… C. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí… D. Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Câu 6: Tác giả đã triển khai vấn đề sự giản dị của Bác bằng các khía cạnh: A. cách ăn, nơi ở, làm việc, quan hệ với mọi người, lời nói và bài viết. B. cách ăn, nơi ở, làm việc. C. cách làm việc, quan hệ với mọi người, lời nói và bài viết. D. việc Bác viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Câu 7: Biện pháp tu từ trong câu văn “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...” là
- A. so sánh. B. nhân hóa. C. ẩn dụ. D. liệt kê. Câu 8: Dòng nào nêu đúng nhất về thái độ của tác giả khi bàn về “Đức tính giản dị của Bác Hồ”? A. Khâm phục, tự hào về lối sống giản dị của Bác. B. Ngưỡng mộ lối sống giản dị của Bác. C. Kính yêu, ngưỡng mộ lối sống giản dị của Bác. D. Trân trọng, yêu quý, ngợi ca lối sống giản dị của Bác. Câu 9: Chỉ ra và phân tích ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” Câu 10: Từ văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, hãy rút ra một bài học mà em tâm đắc nhất. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Văn bản trên đã gợi cho ta nhiều suy nghĩ về giản dị - một lối sống đẹp của người Việt Nam. Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết một bài văn khoảng một trang giấy trình bày suy nghĩ về lối sống giản dị.
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Năm học 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 1 Môn: Ngữ văn 8 Phầ Câu Nội dung Điểm n I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 D 0,5 3 D 0,5 4 A 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5 7 D 0,5 8 D 0,5 9 * Biện pháp tu từ liệt kê: liệt kê các phương diện thể hiện lối sống giản dị của Bác: 0,5 bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống * Tác dụng: - Nhấn mạnh, sự giản dị của Bác được thể hiện một cách toàn diện. 0,25 - Thể hiện tình cảm kính yêu, ngợi ca, trân trọng, tự hào của tác giả đối với Bác. 0.25 10 - HS rút ra 1 bài học cho bản thân. Gợi ý: 1.0 + Luôn học tập theo đức tính giản dị của Bác. + Biết cách tiết kiệm, không đua đòi, không xa hoa, lãng phí. + Luôn cố gắng tự làm những việc mình có thể, hạn chế nhờ vả mọi người…
- II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận về đức tính giản dị 0,25 c. Nghị luận về đức tính giản dị HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý sau: - Giải thích khái niệm giản dị: lối sống đơn giản, không cầu kỳ, không khoa trương 0.25 - Biểu hiện, dẫn chứng của giản dị 0.5 + Biểu hiện: trang phục gọn gàng, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện; cách cư xử lịch sự, đúng mực … + Dẫn chứng: (HS lựa chọn dẫn chứng phù hợp với nội dung nghị luận) - Ý nghĩa của lối sống giản dị: 1.0 + Lối sống đẹp, có ý nghĩa; giúp hoàn thiện bản thân + Dễ hòa nhập với mọi người; được mọi người yêu mến, kính trọng + Là sợi dây gắn kết với mọi người… (HS trình bày được 4 ý nghĩa hợp lý trở lên được 1.0 điểm) - Mở rộng vấn đề: trái với giản dị là lối sống xa hoa, đua đòi. Phân biệt giản dị với 0.5 keo kiệt. - Liên hệ bản thân: liên hệ nhận thức và việc làm (biết hài lòng với những gì mình 0.5 đang có, không đua đòi theo những thứ không phù hợp với bản thân, không mua sắm phung phí…) d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: lập luận chặt chẽ, phân tích dẫn chứng thuyết phục, lời văn giàu hình ảnh, kết hợp được đa dạng các kiểu câu. 0,5
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 8 ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 2 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 21/12/2023 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (1) Trong cuộc sống đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thức tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chị ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Những điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại […] (2) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạ rất mộ mạc đơn sơn. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. (3) Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao… (4) Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thành, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác. (Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể loại A. văn nghị luận. B. truyện ngắn. C. truyện cười. D. truyện thơ Nôm. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là
- A. tự sự B. miêu tả C. biểu cảm D. nghị luận Câu 3: Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” bàn về vấn đề A. phong cách sống của Người. Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. B. phong cách làm việc, phong cách sống của Người. Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. C. vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. D. lối sống giản dị của Bác. Câu 4: Đoạn văn số (1) trong văn bản được trình bày theo hình thức A. diễn dịch. B. quy nạp. C. song song. D. phối hợp. Câu 5: Dòng nào sau đây không phải là bình luận của tác giả khi viết về Bác? A. Những điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. B. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. C. Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thành, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác. D. Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài Câu 6: Để chứng minh cho lời bình luận “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng A. cách ăn, nơi ở, làm việc, quan hệ với mọi người, lời nói và bài viết. B. cách ăn, nơi ở, làm việc. C. cách làm việc, quan hệ với mọi người, lời nói và bài viết. D. chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạ rất mộ mạc đơn sơn. Câu 7: Biện pháp tu từ trong câu văn “Người nói và viết thạo nhiều thức tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga, … và Người đã làm nhiều nghề.” là A. so sánh. B. nhân hóa. C. ẩn dụ. D. liệt kê. Câu 8: Dòng nào nêu đúng nhất về thái độ của tác giả khi bàn về “Phong cách Hồ Chí Minh”? A. Khâm phục, tự hào về phong cách sống của Bác. B. Ngưỡng mộ phong cách sống của Bác. C. Kính yêu, ngưỡng mộ phong cách sống của Bác.
- D. Trân trọng, yêu quý, ngợi ca phong cách sống của Bác. Câu 9: Chỉ ra và phân tích ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.” Câu 10: Từ văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, hãy rút ra một bài học mà em tâm đắc nhất. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Văn bản trên đã gợi cho ta nhiều suy nghĩ về một phong cách làm việc, phong cách sống có sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại của Bác. Để làm được điều đó ở Người luôn ngời sáng đó là tinh thần tự học. Bằng hiểu biết của mình, hãy viết một bài văn khoảng một trang giấy trình bày suy nghĩ về vai trò của việc tự học trong cuộc sống.
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Năm học 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 2 Môn: Ngữ văn 8 Phầ Câu Nội dung Điểm n I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 D 0,5 3 B 0,5 4 D 0,5 5 D 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5 8 D 0,5 9 * BPTT liệt kê: sự giản dị trong trang phục hàng ngày của Bác: bộ quần áo bà ba 0,5 nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ * Tác dụng: - Nhấn mạnh, sự giản dị của Bác được thể hiện một cách toàn diện. 0,25 - Thể hiện tình cảm kính yêu, ngợi ca, trân trọng, tự hào của tác giả đối với Bác. 0,25 10 - HS rút ra 1 bài học cho bản thân. Gợi ý: 1.0 + Luôn học tập theo đức tính giản dị của Bác. + Biết cách tiết kiệm, không đua đòi, không xa hoa, lãng phí. + Luôn cố gắng tự học để trau dồi kiến thức cho bản thân…
- II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận về đức tính giản dị 0,25 c. Nghị luận về vai trò của tự học - Giải thích khái niệm tự học: chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp thu những kiến 0.25 thức mới… - Biểu hiện, dẫn chứng của tự học: 0.5 + Biểu hiện: Luôn tập trung lắng nghe, dành nhiều thời gian để tự tìm tòi tài liệu, luôn suy nghĩ, hoặc đặt câu hỏi cố gắng tìm ra đáp án… + Dẫn chứng: (HS lựa chọn dẫn chứng phù hợp với nội dung nghị luận) - Ý nghĩa: 1.0 + Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú + Nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. + Giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác + Nhờ tự học, con người biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. + Người có tinh thần tự học không chỉ trang bị cho mình một vốn kiến thức uyên thâm mà còn được mọi người nể trọng… (HS trình bày được 4 ý nghĩa hợp lý trở lên được 1.0 điểm) 0.5 - Mở rộng vấn đề: trái ngược với tự học: lười nhắc, không biết cố gắng, ỉ lại… 0.5 - Liên hệ bản thân: liên hệ nhận thức và hành động (chú ý nghe giảng, tự giác học bài và làm bài…) d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: lập luận chặt chẽ, phân tích dẫn chứng thuyết phục, lời văn giàu hình ảnh, kết hợp được đa dạng các kiểu câu. 0,5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 813 | 43
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p | 249 | 28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 462 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 356 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 520 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 319 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 378 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 225 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 229 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 205 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 158 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 131 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Đình Xuyên
4 p | 190 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p | 134 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn