intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phước Bửu, Xuyên Mộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phước Bửu, Xuyên Mộc” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phước Bửu, Xuyên Mộc

  1. TRƯỜNG THCS PHƯỚC BỬU TỔ: NGỮ VĂN MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút Mức độ nhận thức Tổng Kĩ Nội dung/đơn vị TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng % điểm năng kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL - Văn bản nghị Đọc luận. 1 hiểu - Truyện cười - 2 - 3 - 1 60 - Hài kịch 2 Viết - Kể lại một hoạt động xã hội. - Viết văn bản - 1* - 1* - 1* 40 nghị luận về một vấn đề của đời sống. Tổng 20 30 0 50 100 Tỉ lệ % 20% 30% 50% Tỉ lệ chung 50% 50% • Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 3 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Thông Chủ đề vị kiến Nhận hiểu Vận dụng thức biết 1 Đọc hiểu Văn nghị Nhận biết: luận - Xác định được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được một số yếu tố Hán Việt. Thông hiểu: - Nêu được nội dung bao quát của văn bản. - Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận 2 TL 3 TL 1TL điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. - Phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết. - Xác định được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả. Truyện Nhận biết: cười. - Nhận biết đề tài, bối cảnh, cốt truyện, tình huống, nhân vật,
  3. các chi tiết tiêu biểu trong truyện cười. - Nhận biết được các yếu tố gây cười trong truyện cười. - Nhận biết được đối tượng trào phúng, châm biếm trong truyện cười. - Nhận biết được câu chứa nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Thông hiểu: - Phân tích được tình cảm, thái độ của tác giả dân gian với đối tượng trào phúng thể hiện qua văn bản. - Phân tích được tác dụng của các chi tiết, tình huống gây cười. - Khái quát, rút ra được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản. - Hiểu được nghĩa tường minh và hàm ý, nghĩa thành ngữ thông dụng; sắc thái nghĩa của từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và việc lựa chọn từ ngữ. Vận dụng: - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua văn bản. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản. - Vận dụng những hiểu biết về vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học để đánh giá giá trị của truyện cười. - Vận dụng được một số thành ngữ, tục ngữ thông dụng trong giao tiếp. 3. Hài kịch Nhận biết:
  4. - Nhận biết được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng. - Nhận biết được cách phân cảnh, hồi, cốt truyện và nhân vật của hài kịch. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện của vở kịch. - Phân tích được vai trò, tác dụng của một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng. - Phân tích được những đặc điểm của nhân vật kịch thể hiện qua hành động, ngôn ngữ, xung đột. - Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của vở kịch. Vận dụng: - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản kịch. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc văn bản hoặc xem diễn xuất vở kịch. 2 Viết Nghị luận Viết được bài văn nghị luận về về một vấn một vấn đề của đời sống. Trình đề của đời bày rõ vấn đề và thể hiện rõ ý 1* 1* 1TL* kiến (đồng tình hay phản đối) sống. về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. Kể lại một Viết được bài văn kể lại một hoạt động hoạt động xã hội. Thể hiện xã hội để đươc những ấn tượng, suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. Sử dụng lại ấn hiệu quả yếu tố miêu tả, biểu tượng sâu cảm trong văn bản. sắc. Tổng 2 TL 3TL 2TL
  5. 1* 1* 1* Tỉ lệ % 20% 30% 50% Tỉ lệ chung 50 50 Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 3 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  6. TRƯỜNG THCS PHƯỚC BỬU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TỔ: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: TREO BIỂN Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng: "Ở ÐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI" Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo: - Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là "cá tươi"! Nhà hàng nghe nói, xoá ngay chữ "tươi" đi. Hôm sau, có người đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo: - Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là: "Ở đây"! Nhà hàng nghe có lý, xóa hai chữ "Ở đây" đi. Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo: - Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán"! Nhà hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra trên biển chỉ còn có mỗi chữ "cá"! Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không ai còn bắt bẻ gì nữa. Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển nói: - Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa! Thế là nhà hàng cất nốt cái biển. ( Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - Cánh diều) Trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn). Câu 1. (1,0 điểm) Chỉ ra những từ ngữ thể hiện bối cảnh trong văn bản trên? Câu 2. (1,0 điểm) Nhân vật trong truyện trên thuộc loại nhân vật nào của truyện cười? Câu 3. (1,0 điểm) Căn cứ vào đâu để xác định được chủ đề của văn bản “Treo biển”? Câu 4. (1,0 điểm) Trong câu “Ở đây có bán cá tươi” có nghĩa hàm ẩn là gì? Câu 5. (1,0 điểm) Phân tích thái độ của tác giả dân gian với đối tượng trào phúng trong văn bản? Câu 6. (1,0 điểm) Qua văn bản trên, tác giả dân gian muốn phê phán kiểu người nào trong xã hội lúc bấy giờ?
  7. II. PHẦN VIẾT ( 4.0 điểm) Kể lại một hoạt động xã hội để lại ấn tượng sâu sắc mà em đã tham gia. (Lưu ý: Trong bài văn có dùng yếu tố miêu tả và biểu cảm) -----HẾT-----
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NH 2024 -2025 Môn: Ngữ văn lớp 8 Phần Câu Nội dung Điểm I Phần đọc – hiểu (6,0 điểm) 6,0 1 Ở đây có bán cá tươi; nghe nói; bỏ ngay 1,0 2 Kiểu nhân vật thiếu chủ kiến 1.0 3 Dựa vào lời thoại của nhân vật 1,0 4 Nghĩa hàm ẩn: ở đây không bán cá chết, cá ươn 1,0 5 Kết hợp khéo léo giữa lời của các nhân vật, tạo nên những liên 1.0 tưởng…bất ngờ, hài hước, thú vị. 6 Câu chuyện phê phán những người thiếu chủ kiến, không suy xét 1.0 kĩ khi nghe ý kiến của người khác. II II. Phần viết (4,0 điểm) 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn văn 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một hoạt động xã hội để lại ấn tượng sâu sắc mà em đã tham gia. c. Trình bày 2,5 HS có thể triển khai bài viết bằng nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Mở bài: Giới thiệu khái quát về hoạt động xã hội mà em muốn kể - Thân bài: Nêu những thông tin cơ bản của hoạt động Kể lại các sự việc theo trình tự thời gian… - Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của hoạt động xã hội vừa kể d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: những phát hiện mới mẻ, sáng tạo. 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2