intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Võ Như Hưng, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Võ Như Hưng, Điện Bàn” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Võ Như Hưng, Điện Bàn

  1. PHÒNG KHUNG MA TRẬN GIÁO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 DỤC MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BÀN Mứ Tổng TT Kĩ Nội c % năn dung/ độ điểm g đơn nhậ vị n kiến thứ thức c kĩ năng N Thôn Vậ h g n ậ hiểu dụn n g b iế t TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Văn hiểu bản/ Số câu đoạn 6 1 2 1 10 Tỉ lệ văn 30 5 15 10 60 % nghị luận Viết Nghị luận 2 về Số câu một 1* 1* 2* 1 Tỉ lệ bài 10 10 20 40 % thơ Tỉ lệ % thất 40 30 30 100 điểm ngôn các mức độ
  2. UBND THỊ XÃ ĐIỆN BÀN BẢNG ĐẶC TẢ TRƯỜNG THCS VÕ NHƯ HƯNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 Nội dung/ Đơn vị TT Mức độ đánh giá kiến thức, kĩ năng 1 Nhận biết Đọc hiểu: - Nhận biết được kiểu bài, vấn đề nghị luận trong văn bản. Văn bản/ - Xác định được luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được tác giả đoạn văn sử dụng trong văn bản nghị luận. nghị luận - Nhận biết được yếu tố/từ Hán Việt. - Nhận biết đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp. Thông hiểu - Nội dung bao quát của văn bản/đoạn văn nghị luận. - Hiểu được tác dụng/ ý nghĩa của vấn đề nghị luận. - Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. Vận dụng - Thể hiện thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một với những vấn đề đặt ra trong văn bản.
  3. - Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của bản thân, của xã hội. 2 Viết: Nhận biết - Nhận biết được kiểu bài và yêu cầu đối với bài văn nghị luận về Nghị luận một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. về một bài Thông hiểu thơ thất - Hiểu và phân tích được nội dung, hình thức của bài thơ thất ngôn ngôn tứ tứ tuyệt Đường luật. tuyệt - Hiểu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người Đường đọc. luật. Vận dụng - Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ Đường luật. * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 3 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  4. UBND THỊ XÃ ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THCS VÕ NHƯ HƯNG MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi. (1)“Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực. (2) Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện. (3) Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn hơn ai hết phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó”. (Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân) * Chọn đáp án đúng trong mỗi câu (từ câu 1 đến câu 7) Câu 1 (0.5 điểm). Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Truyện lịch sử. B. Truyện ngắn. C. Văn bản nghị luận. D. Tản văn. Câu 2 (0.5 điểm). Luận đề trong văn bản trên là gì? A. Mỗi người sinh ra có một giá trị riêng biệt. B. Trong cuộc sống có người tài giỏi và có người yếu kém.
  5. C. Giá trị của vịt và thiên nga. D. Mỗi người phải chuyên cần cố gắng từng ngày. Câu 3 (0.5 điểm). Câu văn “Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn.” có vai trò gì trong đoạn văn? A. Lý lẽ. B. Dẫn chứng. C. Vừa là lý lẽ vừa là dẫn chứng. D. Luận điểm. Câu 4 (0.5 điểm). Đoạn văn thứ ba (3) được triển khai theo cách nào? A. Diễn dịch. B. Song song. C. Phối hợp. D. Quy nạp. Câu 5 (0.5 điểm). Trong các nhóm từ sau, đâu là nhóm từ Hán Việt? A. tài năng, vô dụng, thông minh, vượt qua B. tài năng, chuyên cần, vô dụng, bẩm sinh C. tài năng, vô dụng, thông minh, ấm áp D. tài năng, vô dụng, thông minh, cà vạt Câu 6 (0.5 điểm). Điều kỳ diệu mà tác giả nói tới trong văn bản trên là gì? A. Không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. B. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. C. Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. D. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Câu 7 (0.5 điểm). Trong văn bản trên, người viết lập luận như vậy để đi đến sự kết luận nào? A. Mỗi người có những ưu nhược điểm riêng biệt. B. Mỗi người có giá trị bản thân riêng biệt. C. Mỗi người có giá trị bản thân riêng biệt, chẳng ai giống ai. D. Mỗi người có những ưu nhược điểm và giá trị bản thân riêng biệt, chẳng ai giống ai. * Trả lời câu hỏi (từ câu 8 đến câu 10) Câu 8 (0.75 điểm). “Thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả.”, em hiểu thế nào về quan niệm này? Câu 9 (0.75 điểm). Theo em, giữa luận điểm, lí lẽ và các bằng chứng trong văn bản trên có mối liên hệ với nhau như thế nào? Câu 10 (1.0 điểm). Theo tác giả Phạm Lữ Ân: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn hơn ai hết phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” Em có đồng ý với quan điểm đó không? Hãy nêu một vài giá trị tốt đẹp của bản thân em? PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
  6. Viết bài văn phân tích bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ chí Minh. NGẮM TRĂNG Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Hồ Chí Minh) ------------- Hết ------------- UBND THỊ XÃ ĐIỆN BÀN HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS VÕ NHƯ HƯNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 HDC CHÍNH THỨC (HDC gồm có 02 trang) I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sai sót nhỏ. - Điểm toàn bài tính đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 C 0.5 2 A 0.5 3 B 0.5 4 D 0.5 5 B 0.5 6 A 0.5 7 D 0.5 8 * Học sinh nêu được cách hiểu của bản thân về quan 0.75 niệm của tác giả:
  7. Trong thế gian này không ai giống nhau hoàn toàn từ dáng hình bên ngoài đến năng lực, phẩm chất bên trong. Ai trong mỗi chúng ta cũng có những điểm mạnh mà người khác không có. * Học sinh nêu được cách hiểu của bản thân về quan 0.5 niệm của tác giả nhưng chưa đầy đủ. * Học sinh không trả lời hoặc trả lời không chính xác. 0.0 9 * Học sinh nêu ra được mối liên hệ giữa luận điểm, 0.75 lí lẽ và bằng chứng được thể hiện trong văn bản. Sau đây là những gợi ý có tính chất định hướng: - Giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản có mối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. - Lí lẽ phù hợp, sắc bén; dẫn chứng cụ thể, rõ ràng, tiêu biểu...giúp làm sáng tỏ luận điểm, tăng tính thuyết phục, xác đáng của văn bản. * Học sinh nêu được mối liên hệ giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được thể hiện trong đoạn văn 0.5 nhưng chưa đầy đủ, diễn đạt chưa rõ ràng. * Học sinh không trả lời hoặc trả lời không chính xác, không liên quan đến nội dung câu hỏi. 0.0 10 Học sinh bày tỏ ý kiến và nêu những giá trị tốt đẹp của 1.0 bản thân theo quan điểm của cá nhân mình miễn sao phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là một số gợi ý: * Gợi ý: - Giữ đúng lời hứa với mọi người xung quanh - Biết đối nhân xử thể, hoà đồng với mọi người xung quanh... - Có lòng tự trọng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau - Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội,… - Biết tha thứ lỗi lầm cho người khác .... Mức 1: 1.0 - Bày tỏ ý kiến đồng ý - Nêu ít nhất hai giá trị tốt đẹp của bản thân 0.75 Mức 2: - Bày tỏ ý kiến đồng ý - HS nêu được một giá trị tốt đẹp của bản thân 0.0 Mức 3: - Học sinh không trả hoặc trả lời sai II VIẾT 4.0 Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về vấn đề cần 0.25 giải quyết - Đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
  8. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0.25 Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh c. Yêu cầu về nội dung: 3.0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được tác phẩm, nội dung, chủ đề của tác phẩm, đặc sắc nghệ thuật; hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: I. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Khái quát nội dung tác phẩm II. Thân bài 1. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác - Ngắm trăng được coi là thú vui tao nhã của nhiều thi nhân. - Hoàn cảnh ngắm trăng + Thời gian: nửa đêm + Không gian: trong tù chỉ có 4 bức tường tối tăm xiềng xích + Điều kiện: không rượu cũng không hoa => Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ ở nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ tới cái chết, sự hành hạ khổ sai nhưng Bác đã quên đi hiện thực tàn khốc, thoải mái đứng ngắm trăng, làm thơ. - Tâm trạng của thi nhân trước cảnh trăng "khó hững hờ" + Thể hiện tâm trạng bối rối, xao xuyến trước cảnh đẹp + Trước cảnh trăng đẹp như vậy mà Bác không có rượu để đáp lại sự tình tứ của ánh trăng. 2. Tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái tự tại của Bác - Tình yêu thiên nhiên say mê + Bị ngăn cản bởi song sắt nhưng Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, xiềng xích nhà tù có thể trói buộc được thể xác nhưng không thể trói buộc được tâm hồn của nhà thơ. + Sự đối lập giữa bên ngoài và bên trong làm nổi bật lên đó là sự giao thoa, hoà quyện giữa thi nhân với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh, thể hiện tình bạn tri âm tri kỉ đầy xúc động giữa nhà thơ với ánh trăng - Phong thái ung dung, ý chí, nghị lực kiên cường của người chiến sĩ cách mạng. + Trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường cùng phong thái ung dung, tự tại không vướng bận vật chất, người vẫn ngắm trăng, vẫn hoà mình vào thiên nhiên dù chân tay đang bị kìm
  9. kẹp bởi xiềng xích. + Hình ảnh Bác ngắm trăng qua khung cửa sổ cho thấy tâm hồn lạc quan của Bác luôn luôn hiện hữu dù trong bất kì hoàn cảnh nào. 3. Đặc sắc về nghệ thuật: + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, ngắn gọn hàm súc + Nghệ thuật đối, nhân hóa trăng như một người bạn tri âm tri kỷ. III. Kết bài Khái quát lại giá trị của bài thơ. d. Chính tả, ngữ pháp: 0.25 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch, ít gạch xóa. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. 0.25
  10. Người duyệt đề Giáo viên ra đề Duyệt của Lãnh đạo Nhóm trưởng chuyên môn Phan Thị Kim Anh Nguyễn Tam Kiều Miên Kiều Thị Bích Trâm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2