UBND HUYỆN YÊN LẠC<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018<br />
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9<br />
Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề<br />
<br />
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)<br />
Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi.<br />
<br />
Câu 1. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết vào thế kỉ nào?<br />
A. Thế kỉ XVI.<br />
B. Thế kỉ XV.<br />
C. Thế kỉ XVII.<br />
D. Thế kỉ XVIII.<br />
Câu 2. Thành ngữ “khua môi múa mép” liên quan đến phương châm hội thoại nào?<br />
A. Phương châm về lượng.<br />
B. Phương châm cách thức.<br />
C. Phương châm về chất.<br />
D. Phương châm quan hệ.<br />
Câu 3. Cốt truyện “Chiếc lược ngà” tập trung thể hiện nội dung gì?<br />
A. Kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu.<br />
B. Tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le<br />
của chiến tranh.<br />
C. Thái độ và hành động của bé Thu với ba.<br />
D. Tình đồng đội giữa ông Sáu và bạn.<br />
Câu 4. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là?<br />
A. Miêu tả nét mặt, cử chỉ, trang phục.<br />
B. Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại.<br />
C. Miêu tả giàu chất tạo hình.<br />
D. Tái hiện những suy nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật.<br />
B. PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 điểm)<br />
Câu 5. (3,0 điểm)<br />
Cho đoạn thơ sau:<br />
“Xót người tựa cửa hôm mai,<br />
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?<br />
Sân Lai cách mấy nắng mưa,<br />
Có khi gốc tử đã vừa người ôm. ”<br />
a) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?<br />
b) Giải thích thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”?<br />
c) Từ nội dung đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu)<br />
trình bày suy nghĩ của em về đạo làm con với cha mẹ.<br />
Câu 6. (5,0 điểm)<br />
Cảm nhận của em về tình đồng chí, đồng đội của người lính cụ Hồ trong cuộc<br />
<br />
kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.<br />
……………………. Hết…………………….<br />
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.<br />
Họ và tên thí sinh………………………………………………………….Số báo danh…………………<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9<br />
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC<br />
<br />
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)<br />
Câu<br />
Đáp<br />
án<br />
<br />
1<br />
A<br />
<br />
2<br />
C<br />
<br />
3<br />
B<br />
<br />
4<br />
D<br />
<br />
II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm)<br />
Câu<br />
5<br />
(3,0 đ)<br />
<br />
6<br />
(5,0đ)<br />
<br />
Nội dung<br />
Điểm<br />
a. - Đoạn thơ trên được trích trong văn bản “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”. 0,25<br />
- Tác giả Nguyễn Du.<br />
0,25<br />
b. Nghĩa của thành ngữ “ Quạt nồng ấp lạnh” : mùa hè, trời nóng nực th<br />
quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đông, trời lạnh giá thì vào nằm trước trong<br />
giường ( (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn.Ý nói về0,75<br />
sự lo lắng<br />
không biết ai phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ, nhằm ngợi ca tình yêu<br />
thương, sự hiếu thảo của Thúy Kiều.<br />
c. * Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội,<br />
diễn<br />
đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp. Viết đúng hình<br />
thức<br />
đoạn văn, độ dài từ 10 – 12 câu.<br />
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác 1,75<br />
nhau<br />
Nhưng cần có các ý cơ bản sau:<br />
- Trình bày được lòng biết ơn đối với công sinh thành nuôi dưỡng của<br />
cha mẹ. Là con cái phải nghe lời cha mẹ, có trách nhiệm với cha mẹ. Hiểu<br />
được niềm vui của cha mẹ là con cái thành đạt, hạnh phúc…<br />
- Mở rộng vấn đề: Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí,<br />
vô ơn đối với cha mẹ, cãi lại cha mẹ, ngược đãi cha mẹ, lười biếng đua<br />
đòi,<br />
không chịu học tập, rèn luyện vươn lên…<br />
- Liên hệ bản thân: Phải chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ vui lòng…<br />
( Viết không đúng hình thức đoạn văn cho tối đa 0,5 điểm ) .<br />
* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn cảm nhận về tác<br />
phẩm<br />
văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; cảm xúc chân thực; không mắc các lỗi<br />
chính<br />
tả, dùng từ, đặt câu.<br />
<br />
* Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần<br />
đảm bảo các nội dung sau:<br />
I. Mở bài:<br />
0,25<br />
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.<br />
- Khái quát và nêu ấn tượng về tình đồng chí, đồng đội của những<br />
người lính trong bài thơ.<br />
II. Thân bài:<br />
1. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được viết vào đầu năm1948, khi đó Chính<br />
Hữu là chính trị viên đại đội, đã từng cùng đồng đội tham gia chiến dịch<br />
Việt Bă<br />
Bắc và ông cũng là người được sống trong tình đồng chí, đồng đội gắn bó<br />
0,25<br />
keo sơn.<br />
2. Phân tích, chứng minh:<br />
Trình bày những cảm nhận về tình đồng đội, đồng chí theo những ý<br />
cơ bản sau:<br />
* Cơ sở hình thành tình đồng chí:<br />
- Cùng chung cảnh ngộ, nguồn gốc xuất thân: Nước mặn đồng chua,<br />
1,25<br />
đất cày lên sỏi đá.<br />
- Chung mục đích, lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên<br />
đầu.<br />
- Thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng của nhau: Đêm rét chung chăn thành đôi<br />
tri kỉ.<br />
- Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ: Đồng chí! ( một nốt nhấn,<br />
một sự kết tinh cảm xúc… )<br />
1,25<br />
* Biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí:<br />
- Những người lính cảm thông, chia sẻ tâm tư, nỗi lòng nhau: nhớ quê<br />
hương, ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo ( ruộng nương gửi bạn,<br />
gian nhà không lung lay), từ “mặc kệ”chỉ là cách nói có vẻ phớt đời,<br />
về tình cảm thì phải hiểu ngược lại; giọng điệu, hình ảnh của ca dao (<br />
giếng nước, gốc đa)<br />
làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.<br />
- Họ cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng<br />
nguy hiểm…( Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng<br />
trán ướt mồ hôi/ Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng<br />
cười buốt giá/ Chân không giày).<br />
- Tình yêu thương của đồng chí đã truyền hơi ấm tiếp thêm sức mạnh 1,25<br />
vượt qua bao gian lao, bệnh tật...( Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ).<br />
* Vẻ đẹp của tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc:<br />
- Cảnh phục kích quân thù trong đêm khuya rét buốt, thời tiết khắc<br />
nghiệt; người lính kề sát bên nhau, tình đồng chí sưởi ấm họ....<br />
- Cách biểu hiện thật độc đáo: (Đầu súng trăng treo), hình ảnh vừa thực<br />
vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng phong phú sâu xa ,...<br />
- Đoạn thơ nói riêng, khổ cuối nói chung tạo nên bức tượng đài cao<br />
đẹp về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.<br />
0,5<br />
3. Đánh giá:<br />
- Nghệ thuật thể hiện:<br />
<br />
+ Thể thơ: Tự do.<br />
+ Ngôn ngữ: giản dị, hàm súc.<br />
+ Hình ảnh chọn lọc, chân thực, giàu ý nghĩa.<br />
+ Kết hợp bút pháp hiện thực với bút pháp lãng mạn.<br />
+ Sử dụng các biện pháp tu từ: điệp ngữ, liệt kê, nhân hóa,ẩn dụ…<br />
->Tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ là tình cảm có cơ sở vững<br />
chắc, đẹp đẽ, cao quý của những người lính cụ Hồ trong những ngày<br />
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.<br />
III. Kết bài:<br />
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.<br />
0,25<br />
- Liên hệ với bản thân và thế hệ trẻ ngày nay.<br />
Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm<br />
bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo.<br />
* Lưu ý: Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại, cho điểm từ 0 đến 10. Điểm lẻ làm<br />
tròn tính đến 0,5.<br />
<br />