intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An

Chia sẻ: Nguyễn Thủy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

1.019
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An là tài liệu tham khảo cho các em học sinh chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 1 sắp tới môn Ngữ Văn. Đề thi có kèm theo đáp án hướng dẫn giúp các em dễ dàng trong việc ôn tập kiến thức cũng như nâng cao kiến thức. Và đây cũng là tài liệu phục vụ cho quá trình giảng dạy, biên soạn đề thi cho thầy cô. Mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2<br /> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I<br /> Năm học: 2017-2018<br /> MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 9<br /> Thời gian làm bài: 90 phút<br /> (Không kể thời gian phát đề)<br /> <br /> Câu 1: (3.0 điểm)<br /> Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:<br /> Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một mi-li-mét lá<br /> chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là<br /> chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng,<br /> cam, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là<br /> màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó<br /> mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn<br /> sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu<br /> xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì… Như<br /> vậy lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây.<br /> (Theo Vũ Văn Chuyên, Hỏi đáp về thực vật)<br /> a. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. (0.5 điểm)<br /> b. Đoạn văn trên được sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0.5 điểm)<br /> c. Tìm một số thuật ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên và cho biết các thuật ngữ đó<br /> thường được dùng trong môn học nào? (1.0 điểm)<br /> d. Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 dòng nêu cảm nhận của em về một môn khoa học<br /> mà em yêu thích. (1.0 điểm)<br /> Câu 2: (3.0 điểm)<br /> "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền". Hãy viết một văn bản nghị luận ngắn<br /> (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.<br /> Câu 3: (4.0 điểm)<br /> Có lẽ ai trong chúng ta cũng có những ký ức, những hoài niệm về người thân. Hãy<br /> viết bài văn kể lại một kỷ niệm sâu sắc và cảm động giữa mình và người thân ấy./.<br /> <br /> ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2<br /> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> HƯỚNG DẪN CHẤM<br /> ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I<br /> Năm học: 2017-2018<br /> MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 9<br /> <br /> Câu 1: (3.0 điểm)<br /> a) Nội dung chính của đoạn văn trên: Giải thích tại sao lá cây có màu xanh lục hay lá cây có<br /> màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây. (0.5 điểm)<br /> b) Đoạn văn trên được sử dụng phương thức biểu đạt: thuyết minh. (0.5 điểm)<br /> c) Một số thuật ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên: tế bào, lục lạp, diệp lục… (0.5<br /> điểm). Các thuật ngữ trên thường được sử dụng trong môn Sinh học. (0.5 điểm)<br /> d) HS viết được đoạn văn 4 đến 5 dòng, nêu được cảm nhận sâu sắc về một môn khoa học<br /> mà em yêu thích. (1.0 điểm) (GV dựa trên bài làm của HS cân nhắc mà định điểm)<br /> Câu 2: (3.0 điểm)<br /> * Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã<br /> hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt<br /> trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.<br /> * Yêu cầu cụ thể:<br /> a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):<br /> - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết<br /> dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài có vận dụng các thao tác lập luận để làm<br /> sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.<br /> - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa<br /> thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên.<br /> - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, cả bài viết chỉ có 01 đoạn văn.<br /> b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):<br /> - Điểm 0,5: Bài làm cho thấy học sinh xác định được vấn đề cần nghị luận: Giá trị của một<br /> quyển sách tốt.<br /> - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.<br /> - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.<br /> c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển<br /> khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển<br /> khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết<br /> hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và<br /> sinh động (1,5 điểm):<br />  Giải thích: đúng vấn đề nghị luận<br /> - Thế nào là sách tốt ? tại sao ví sách tốt là người bạn hiền?<br /> - Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều<br /> mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự<br /> định tương lai, khoa học viễn tưởng.<br /> - Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp<br /> ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví<br /> von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.<br />  Bàn luận:<br /> <br /> - Sách kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn<br /> nghĩa tình. Sách giúp ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, bao mảnh đời bất hạnh.<br /> Sách giúp ta sống “người” hơn.<br /> - Sách giúp ta khơi dậy trong ta những khát khao, đồng hành cùng ta vươn tới những<br /> chân trời của ước mơ, những giá trị tốt đẹp...<br /> - Đến với sách, ta như được chia sẻ, an ủi những nỗi niềm<br /> - Đến với sách, ta được sống với những tình cảm, cảm xúc đẹp.<br /> - Câu nói thể hiệm một quan niệm sâu sắc, hướng con người hình thành thói quen tốt<br /> trong cuộc sống - làm bạn với sách.<br /> - Trong xã hội có sách tốt và sách xấu như có bạn tốt và bạn xấu – phải biết chọn sách<br /> tốt để đọc như tìm bạn tốt để kết tâm giao.<br /> - Văn hóa đọc ở thời đại bùng nổ thông tin là vấn đề có ý nghĩa thời sự. Mỗi người cần<br /> có ý thức làm giàu có tâm hồn mình thông qua con đường đọc sách.<br />  Bài học<br /> - Nhận thức: Từ bao đời nay, sách đồng hành với con người trong hành trình đến với<br /> cuộc sống văn minh<br /> - Hành động: Cần xây dựng thói quen đọc sách, biết chọn lựa sách để đọc, vun đắp tình<br /> yêu với sách…<br /> - Điểm 1,5: Đảm bảo các yêu cầu trên<br /> - Điểm 1,0 - 1,25: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận<br /> điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.<br /> - Điểm 0,5 – 0,75: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.<br /> - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.<br /> - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.<br /> d) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):<br /> - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br /> - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br /> - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br /> Câu 3 (4,0 điểm)<br /> * Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài tự sự kết<br /> hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ<br /> ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả,<br /> từ ngữ, ngữ pháp.<br /> * Yêu cầu cụ thể:<br /> a) Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự (0,5 điểm):<br /> - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết<br /> dẫn dắt hợp lí và nêu được sự việc chính; phần Thân bài có vận dụng các thao tác tự sự để<br /> làm sáng tỏ yêu cầu của đề; phần Kết bài khái quát được bài học nhận thức của cá nhân.<br /> - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa<br /> thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên.<br /> - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, cả bài viết chỉ có 01 đoạn văn.<br /> b) Xác định đúng yêu cầu của đề (0,5 điểm):<br /> - Điểm 0,5: Bài làm cho thấy học sinh xác định được yêu cầu của đề: kỷ niệm sâu sắc và<br /> cảm động giũa mình và người thân.<br /> - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ yêu cầu của đề, nêu chung chung.<br /> - Điểm 0: Xác định sai yêu cầu của đề.<br /> <br /> c) Chia yêu cầu của đề thành các sự việc phù hợp; các sự việc được triển khai theo<br /> trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác tự sự để triển khai các sự<br /> việc. (1,5 điểm):<br /> + Kể được sự việc mở đầu: Có thể giới thiệu hoàn cảnh, thời điểm nào, đối tượng?...<br /> + Sự việc phát triển: Câu chuyện diễn biến ra sao?...<br /> + Sự việc cao trào: Kỷ niệm nào sâu sắc và cảm động?...<br /> + Sự việc kết thúc: Suy ngẫm của bản thân về kỷ niệm ấy. Và từ đó bản thân rút ra<br /> được bài học trong học tập, trong cuộc sống.<br /> - Điểm 1,5: Đảm bảo các yêu cầu trên<br /> - Điểm 1,0 - 1,25: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các sự việc còn<br /> chưa đầy đủ, chưa biết miêu tả nội tâm và nghị luận hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.<br /> - Điểm 0,5 – 0,75: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.<br /> - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.<br /> - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.<br /> d) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):<br /> - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br /> - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br /> - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2