intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tràng An, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tràng An” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tràng An, Đông Triều

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRÀNG AN Năm học 2020 - 2021 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Ngày kiểm tra: 28/12/2020 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!” (Ngữ văn 9, tập I – NXB Giáo dục) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Câu 2: (0,5 điểm) Khái quát nội dung đoạn thơ? Câu 3: (1,0 điểm) Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu,”? Câu 4: (1,0 điểm) Hãy chỉ rõ sự độc đáo của câu thơ “Đồng chí!” bằng 2-3 câu văn? PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Cho câu văn sau: Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà) Hãy viết đoạn văn (10-12 câu) có sử dụng câu văn đã cho làm lời dẫn trực tiếp (Gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp đó) Câu 2 (5,0 điểm) Đóng vai nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, kể lại kỉ niệm về người cha thân yêu cùng kỉ vật chiếc lược ngà. ---------------------Hết-------------------- - Học sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Họ tên học sinh…………………………….lớp:…………….SBD:…………. Chữ ký giám thị:………………………………………………………………
  2. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA TRƯỜNG THCS TRÀNG AN CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Câu Hướng dẫn chấm Điểm PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1 - Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm “Đồng chí”. 0,25 (0,5 điểm) - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu 0,25 năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. - Điểm 0,5: Học sinh trả lời được đầy đủ các ý trên. - Điểm 0,25: Học sinh trả lời được 1/2 các ý trên. - Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2 - Nội dung đoạn trích: Lí giải về cơ sở hình thành tình đồng chí: 0,5 (0,5 điểm) cùng chung hoàn cảnh xuất chung, cùng chung mục đích lý tưởng chiến đấu, cùng chia sẻ những khó khăn gian khổ. - Điểm 0,5: Học sinh trả lời được đầy đủ các ý trên. - Điểm 0,25: Học sinh trả lời được 1/2 các ý trên. - Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3 - Biện pháp nghệ thuật: 0,5 (1,0 điểm) + Hoán dụ (“súng” và “đầu”): “súng” biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, “đầu” biểu tượng cho lí tưởng. + Điệp ngữ: “Súng, bên, đầu”. - Tác dụng: Câu thơ trở nên chắc khỏe, nhịp nhàng nhấn mạnh sự 0,5 gắn kết, cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ của những người lính. - Điểm 1,0: Học sinh trả lời được đầy đủ các ý trên. - Điểm 0,5: Học sinh trả lời được 1/2 trong các ý trên. - Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 4 Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần đảm (1,0 điểm) bảo các ý cơ bản sau: + Cấu tạo đặc biệt: chỉ gồm một từ, hai tiếng và dấu chấm than. 0,25 + Nội dung sâu sắc: Như một sự phát hiện, một lời khẳng định, nhấn mạnh tình đồng chí là một tình cảm mới mẻ nhưng hết sức 0,5 thiêng liêng cao đẹp là sự kết tinh của tình bạn, tình người giữa những người lính nông dân trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Câu thơ “ Đồng chí” như một bản lề gắn kết tự nhiên, khéo léo giữa hai phần của bài thơ: khép lại phần giải thích cội nguồn
  3. cao quý thiêng liêng của tình đồng chí và mở ra những biểu hiện cao đẹp hơn của tình đồng chí. => Câu thơ độc đáo trở thành nhan đề của bài thơ; câu thơ làm nổi 0,25 bật và sáng bừng cả bài thơ, là kết tinh của một tình cảm cách mạng. - Điểm 1,0: Đảm bảo yêu cầu nêu trên. - Điểm 0,25-0,75: Nêu chưa đầy đủ ý hoặc nêu lan man, không thoát ý. - Điểm 0: Nêu sai hoàn toàn hoặc không làm bài. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Cho câu văn sau: Câu 1 Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các 2,0 điểm dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà) Hãy viết đoạn văn ( câu) có sử dụng câu văn đã cho làm lời dẫn trực tiếp (Gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp đó) 1.1.Yêu cầu chung HS có kĩ năng viết một đoạn văn từ 10-12 câu theo đúng chủ đề có bố cục đầy đủ, rõ ràng. Đoạn văn có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 1.2.Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn: Có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn - Điểm 0.25: Trình bày đầy đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết 0,25 đoạn - Điểm 0: Thiếu mở đoạn, thân đoạn hoặc kết đoạn. 0 b. b. Xác định đúng vấn đề: Đoạn văn từ 10 đến 12 câu có sử dụng câu “ Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh” làm lời dẫn trực tiếp. - Điểm 0,25: Đoạn văn từ 10 đến 12 câu có sử dụng có sử dụng câu 0,25 văn đã cho làm lời dẫn trực tiếp (Gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp đó) - Điểm 0: Xác định sai vấn đề, trình bày sai lạc sang vấn đề khác. 0
  4. c. Nội dung: Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý: Mở đoạn: - Giới thiệu về vấn đề nghị luận: đánh giá về vốn tri thức văn hoá 0,25 uyên thâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thân đoạn - Khẳng định: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ 0,25 tịch Hồ Chí Minh” Tác giả muốn nói rằng vốn tri thức văn hoá sâu sắc của Bác ít có ai sánh kịp. Để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại: Đi nhiều nơi tiếp xúc nhiều nền văn hoá cả phương Tây và phương Đông. Học tập ngôn ngữ nước ngoài. Nói và viết thạo nhiều tiếng: Pháp, Anh, Nga, Hoa… - Làm nhiều nghề ở nhiều nước, qua công việc, lao động với sự cần cù chịu khó học tập ở mọi lúc mọi nơi qua đó Bác đã tìm hiểu 0,25 văn hoá nghệ thuật đến mức uyên thâm. Nền tảng văn hoá dân tộc tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nước ngoài không chịu ảnh hưởng một cách thụ động. Học tập những cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những cái hạn chế, tiêu cực. Tất cả những ảnh hưởng quốc tế được Bác nhào nặn với văn hoá dân tộc trở thành một phong cách rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới và hiện đại. Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại. Kết đoạn 0,25 - Khẳng định lại vấn đề vốn hiểu biết uyên thâm của Bác Hồ. * Lưu ý: Học sinh có thể có những cách cảm nhận và cách diễn đạt khác nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. - Điểm 1,0: Đảm bảo tất cả các yêu cầu trên. - Điểm 0,5-0,75: H.s nêu được từ 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d. Sáng tạo - Điểm 0,25: Có điểm riêng thể hiện được sự sáng tạo của cá nhân, 0,25 biểu cảm tốt; nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có 0
  5. quan điểm và thái độ riêng, hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e.Chính tả, ngữ pháp: - Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0 Câu 2 Đóng vai nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà 5,0 điểm của Nguyễn Quang Sáng, kể lại kỉ niệm về người cha thân yêu cùng kỉ vật chiếc lược ngà. 1.1.Yêu cầu chung Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; bài viết có kiến thức chính xác, khoa học; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 1.2.Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm: Có mở bài, thân bài, kết bài. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,25 Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. - Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết bài, thân bài chỉ có một đoạn văn 0 hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn. b. Xác định đúng vấn đề tự sự: Đóng vai nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, kể lại kỉ niệm về người cha thân yêu cùng kỉ vật chiếc lược ngà. - Điểm 0,25: Đóng vai nhân vật bé Thu kể lại kỉ niệm về người cha 0,25 thân yêu cùng kỉ vật chiếc lược ngà. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày sai lạc sang 0 vấn đề khác. c. Học sinh có thể viết bài theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những yêu cầu sau: Mở bài: - Giới thiệu nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của 0,5 Nguyễn Quang Sáng, nêu được kỉ niệm về người cha thân yêu cùng kỉ vật chiếc lược ngà. Thân bài: 0,25 - Dựa theo truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
  6. để kể (chú ý chỉ kể những chuyện mà nhân vật bé Thu biết). Có thể kể theo các ý sau đây: - Tự giới thiệu nhân vật. (Gợi ý: Tôi là Thu. Nhà tôi ở gần vàm 0,25 kinh nhỏ đổ ra sông Cửu Long nhưng giờ đây tôi đang làm công tác giao liên ở vùng Đồng Tháp Mười... - Kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với bác Ba- người đồng đội thân thiết với cha tôi và việc bác trao lại cây lược ngà- kỉ vật của cha tôi nhờ trao lại cho tôi trước khi ba tôi hi sinh. Mỗi lần giở cây lược ra 0,5 chải, tôi thường ngắm nghía hồi lâu. Rồi những kỉ niệm về người cha thân yêu chợt hiện về. - Kể câu chuyện cha có ba ngày về phép để thăm nhà năm tôi lên tám tuổi (chuyện những ngày đầu tôi lảng tránh, sợ hãi cha vì vết sẹo lớn trông thật dễ sợ trên má phải của ba khiến cho tôi không 1,0 nhận ra ba như trong tấm ảnh chụp chung với má; chuyện tôi kiên quyết không chịu nhận ba với những biểu hiện có phần hỗn láo và giận dỗi khi bị ba đánh liền bỏ nhà về bà ngoại; chuyện bà ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt ba; về cuộc chia tay lần cuối cùng hôm buổi sáng ba quay trở lại đơn vị; chuyện tôi khóc đòi ba về mua cho tôi cây lược...) - Rồi lâu lắm, hai má con tôi không nhận được tin tức của ba cho 0,5 đến khi gặp được bác Ba, nghe bác kể ba đã anh dũng hi sinh và trao lại cây lược ngà này cho tôi, tôi đã bật khóc... - Cây lược ở bên tôi như ba đang bên tôi. Nó là kỉ vật vô cùng thiêng liêng với tôi. Tôi sẽ làm tiếp nhiệm vụ mà ba còn đang dang 0,5 dở... Kết bài: - Khái quát nội dung đã trình bày ở phần thân bài hoặc nêu những 0,5 liên tưởng, cảm nhận của bản thân về tình cha con của Ông Sáu, tạo ấn tượng có sự sáng tạo. * Lưu ý: Học sinh có thể có những cách cảm nhận và cách diễn đạt khác nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. - Điểm 4,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng một trong các vấn đề còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thật sự chặt chẽ. - Điểm 2,5-3,5 Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 1,0-2,0: Đáp ứng được khoảng 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,5: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu
  7. trên. d. Sáng tạo - Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ…); thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan 0,25 điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng, hoặc quan điểm và thái độ trái với 0 chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e.Chính tả, ngữ pháp: - Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0 Tổng 10 -------------------------------------- * Lưu ý chung: - Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học. Có thể đánh giá, động viên, khuyến khích điểm nỗ lực cho những HS có nhiều chuyển biến tích cực (số điểm tùy thuộc vào sự linh động của GV, có thể từ 0,25 đến 1,0 điểm).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0