intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

  1. TRƯỜNG THCS CHÂU ĐỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ BỘ MÔN: NGỮ VĂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I-MÔN NGỮ VĂN 9 (Áp dụng năm học: 2021-2022) I. Phần Đọc – Hiểu văn bản - Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long; - Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng. * Nhận biết tác giả và tác phẩm, các phương thức biểu đạt, nắm đặc điểm nhân vật, sự việc, cốt truyện, diễn biến tâm trạng nhân vật, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các tác phẩm. - Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận); - Bếp lửa (Bằng Việt). * Nhận biết tác giả và tác phẩm, các phương thức biểu đạt, hoàn cảnh ra đời, học thuộc lòng thơ, hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. II. Phần tiếng Việt 1. Các phương châm hội thoại; 2. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; 3. Các biện pháp tu từ. * Nắm vững khái niệm và xác định các biện pháp tu từ có trong đoạn văn, đoạn thơ. III. Phần Tạo lập văn bản - Văn bản tự sự.  Lưu ý: Trong quá trình ôn tập cho học sinh và ra đề kiểm tra HKI, giáo viên cần bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và phần tinh gọn chương trình của BGD&ĐT (Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16 tháng 9 năm 2021 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022). -----HẾT-----
  2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I-MÔN NGỮ VĂN 9 (Áp dụng năm học: 2021-2022) 1. Xác định mục tiêu, nội dung đề kiểm tra Chủ đề 1: Văn học - Kiến thức cần đạt: Nhớ được tên tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật, học thuộc lòng một số tác phẩm đã học trong học kỳ 1 chương trình Ngữ văn 9. - Kĩ năng cần đạt: Đọc-Hiểu một văn bản cụ thể. Chủ đề 2 : TiếngViệt - Kiến thức cần đạt: Hệ thống hóa kiến thức về: Các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, các phép tu từ vựng. - Kĩ năng cần đạt: Rèn luyện kĩ năng nhận biết các hoạt động giao tiếp, chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong các đoạn văn, đoạn thơ. Chủ đề 3:Tập làm văn - Kiến thức cần đạt: Chọn đúng ngôi kể một cách phù hợp. - Kĩ năng cần đạt: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết đoạn văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. 2. Hình thức và thời gian kiểm tra 2.1. Hình thức: - Trắc nghiệm: 10 câu (văn bản 07 câu, tiếng Việt 03 câu) - Tự luận: 03 câu (văn bản 01 câu, tiếng Việt 01 câu, Tập làm văn 01 câu) 2.2. Thời gian: ( 60 phút). 3. Ma trận đề kiểm tra Chủ đề/ Đơn vị Mức độ cần đạt Tổng số kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc hiểu văn bản Ngữ liệu: Trong - Nhận biết về - Hiểu được nội Trình bày các văn bản sau: phương thức dung, ý nghĩa ngắn gọn suy biểu đạt, tác giả của một số chi nghĩ về một - Đoàn thuyền và tác phẩm, tiết, hình ảnh vấn đề được đánh cá ngôi kể trong văn bản. gợi ra từ văn - Bếp lửa bản, đoạn - Nhận biết nội - Hiểu được văn, đoạn - Lặng lẽ Sa Pa dung, ý nghĩa, thông điệp của thơ. (từ khoá, nghệ thuật đoạn - Chiếc lược ngà văn bản. chi tiết, hình văn, câu văn, ảnh…) đoạn thơ, câu thơ
  3. Số câu 5 2 1 8 Số điểm 2.5 1.0 1.0 4,5 Tỉ lệ 25% 10% 10% 45% II. Tiếng Việt - Các phương Nhận biết Hiểu các Xác định châm hội thoại phương châm phương châm các phép tu hội thoại, cách hội thoại, biện từ vựng và - Cách dẫn trực dẫn trực tiếp, pháp tu từ vựng nêu tác dụng. tiếp, cách dẫn gián gián tiếp, các để xác định và tiếp phép tu từ vựng. nêu tác dụng - Các phép tu từ về từ vựng. Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1.0 0.5 1 2.5 Tỉ lệ 10% 0.5% 10% 25% Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết đoạn văn tự sự có kết III. Tạo lập văn hợp các yếu tố bản miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Số câu 1 1 Số điểm 3.0 3.0 Tỉ lệ 30% 30% Tổng số câu 7 3 2 1 13 Tổng số điểm 3.5 1,5 2.0 3.0 10.0 Tỷ lệ 35% 15% 20% 30% 100%
  4. TRƯỜNG THCS CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ NGỮ VĂN Năm học: 2021-2022 MÔN NGỮ VĂN 9 (Đề thi gồm: 02 trang. Thời gian làm bài: 60 phút) I/ TRẮC NGHIỆM ( 5,0 điểm) Câu 1: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” do ai sáng tác? A. Nguyễn Quang sáng B. Nguyễn Thành Long C. Nguyễn Khoa Điềm D. Phạm Tiến Duật Câu 2: Nội dung hai khổ đầu bài “Đoàn thuyền đánh cá” là gì? A. Miêu tả sự phong phú của các loài cá. B. Miêu tả cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người. C. Miêu tả cảnh bình minh trên biển. D. Miêu tả cảnh lao động kéo lưới trên biển. Câu 3: Nhận định nào không phù hợp với vẻ đẹp nghệ thuật trong bài thơ “Bếp lửa”? A. Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng. B. Hình thức và giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm. C. Âm hưởng thơ khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan. D. Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau trong một bài thơ. Câu 4: Nội dung chính của bài thơ “Bếp lửa” là gì? A. Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa mỗi buổi sớm mai. B. Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với người bà. C. Nói về tình cảm yêu thương của người bà dành cho con và cháu. D. Nói về tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ đang chiến đấu ở xa. Câu 5: Ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa”? (Chọn những đáp án đúng) A. Hiện diện như tình cảm ấm áp của người bà dành cho cháu. B. Là chỗ dựa tinh thần của người cháu trong những năm tháng tuổi thơ. C. Là sự cưu mang, đùm bọc, chi chút của bà dành cho cháu. D. Phản ánh hiện thực cuộc chiến tranh khốc liệt. Câu 6: Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” là: (Chọn những đáp án đúng) A. Người anh hùng dũng cảm, gan dạ, không sợ hy sinh. B. Một thanh niên trẻ mang trong mình nhiệt huyết và khao khát muốn cống hiến C. Một thanh niên cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo
  5. D. Một thanh niên sống lạc quan, yêu đời và khiêm tốn Câu 7: Vì sao “cây lược” lại có một ý nghĩa quý giá, thiêng liêng đối với ông Sáu trong “Chiếc lược ngà”? A. Vì nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha đối với con trong xa cách. B. Vì nó chúng tỏ ông Sáu là người giữ đúng lời hứa với con gái bé bỏng. C. Vì ông Sáu đã mất biết bao công sức và thời gian để làm ra chiếc lược. D. Vì lúc bấy giờ có được một cây lược làm bằng ngà voi là rất hiếm. Câu 8: Hai câu thơ “Cá nhụ cá chim cùng cá đé - Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” sử dụng phép tu từ nào? A. So sánh B. Nói quá C. Nhân hóa D. Liệt kê Câu 9: Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 10: Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Lê hỏi Na: - Cậu có biết trường THCS Châu Đức ở đâu không? - Thì... ở Châu Đức chứ ở đâu! A. Phương châm về chất B. Phương châm cách thức C. Phương châm quan hệ D. Phương châm về lượng II/ TỰ LUẬN ( 5,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Từ câu nói của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”: “ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” Em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 2: (1,0 điểm) Xác định 01 biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu: “Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.” Câu 3: (3,0 điểm) Ở độ tuổi 14-15 của cuộc đời, em đã có những kỉ niệm nào? Dù đó là kỉ niệm vui hay kỉ niệm buồn thì nó cũng là một phần của cuộc sống của chúng ta. Hãy viết đoạn văn kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em (trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận và độc thoại, độc thoại nội tâm)./. -----Hết-----
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN NGỮ VĂN 9 ( Hướng dẫn chấm: 01 trang) I/Trắc nghiệm Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 B B C B A,B,C B,C,D A D B D II/ Tự luận Câu 1: 1,0 điểm (HS chỉ cần trả lời 1 trong 3 ý đạt điểm tối đa) - Công việc là người bạn đồng hành vô giá / là phương hướng xây dựng lối sống hướng thiện cho chúng ta; - Khi ta nhập tâm vào công việc thì công việc chính là trụ cột tinh thần, chia sẻ và cùng ta vượt qua mọi thăng trầm, biến cố; - Ta có thể tìm niềm vui trong công việc và nỗ lực học tập, phấn đấu./ ... Câu 2: 1,0 điểm: - Xác định đúng biện pháp tu từ so sánh /nhân hóa: 0.5 điểm - Nêu được tác dụng: 0.5 điểm + So sánh: Diễn tả tấm lòng rộng lớn, bao dung của biển khơi đối với con người như tấm lòng người mẹ đối với con; + Nhân hóa: Diễn tả vai trò của biển khơi đối với con người; mỗi quan hệ hài hòa giữ thiên nhiên vào con người. Câu 3: 3,0 điểm - Đúng hình thức 1 đoạn văn:0.25 điểm - Ngôi kể phù hợp: 0.25 điểm - Nội dung câu chuyện (kỉ niệm) có ý nghĩa sâu sắc: 1.0 điểm - Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng, mạch lạc: 0.25 điểm - Kết hợp được yếu tố miêu tả nội tâm: 0.25 điểm - Kết hợp được yếu tố độc thoại / độc thoại nội tâm: 0.5 điểm - Kết hợp được yếu tố nghị luận: 0.5 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2