intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phúc Trìu, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phúc Trìu, Thái Nguyên” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phúc Trìu, Thái Nguyên

  1. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
  2. Số câu hỏi theo mức độ Tổng Mức độ kiến thức, nhận thức TT Nội dung kiến Đơn vị kiến thức/kĩ năng kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Vận Nhận Thôn Vận thức/kĩ năng dụng biết g hiểu dụng cao 1 ĐỌC HIỂU Đọc hiểu văn bản truyện hiện Nhận biết: 2 1 1 4 đại ( Làng) - Xác định tên tác giả, tác phẩm - Nhớ được hoàn cảnh sáng tác của văn bản. Thông hiểu: - Hiểu được đặc điểm của lời dẫn trực tiếp từ đó xác định được lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích - Hiểu được đặc điểm của hình thức độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự từ đó xác định được câu văn thể hiện trong đoạn trích. Vận dụng: - Nhận xét về vẻ đẹp tính cách nhân vật trong văn bản. 1 Nhận biết: 2 LÀM VĂN - Nghị luận về một đoạn thơ - Xác định được kiểu bài nghị trong văn bản “ Bài thơ về luận, vấn đề cần nghị luận. tiểu đội xe không kính” - Nêu được tác giả, tác phẩm, ( Khổ 3,4) hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ. Thông hiểu: 2 - Trình bày được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn
  3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9 - NĂM HỌC 2021-2022 Vận dụng Câp độ Nhận biết Thông hiểu Cộng Chủ đề Vận dụng Vận dụng cao Nêu được tên tác giả, Hiểu được đặc điểm Chủ đề 1 tác phẩm, hoàn cảnh lời dẫn trực tiếp và Suy nghĩ về vẻ đẹp Đọc hiểu sáng tác hình thức độc thoại nội nhân vật (3-5 dòng) tâm. Số câu 2.0 1 1 4 Số điểm 1,5 1,0 1,5 4,0 Tỉ lệ 15% 10% 15% 40% Viết bài văn nghị Chủ đề 2 luận về một đoạn Làm văn thơ Số câu 1 1 Số điểm 6,0 6,0 Tỉ lệ % 60% 60% Tổng số câu 2 1 1 1 5 Tổng số điểm 1,5 1,0 1,5 6,0 10,0 Tỉ lệ % 15% 10% 15% 60% 100% 3
  4. PHÒNG GD ĐT TP THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS PHÚC TRÌU NĂM HỌC 2021-2022 Họ và tên………………………….. Môn: Ngữ văn 9 Lớp:……………………… (Thời gian làm bài: 90 phút) Điểm Nhận xét của Thầy, Cô giáo I. Đọc – hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: …Về đến nhà ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu ... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này… (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn trích trên được trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Câu 2 (0,5 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm em vừa nêu tên? Câu 3 (1,0 điểm): Xác định lời dẫn trực tiếp và chỉ ra câu văn thể hiện hình thức độc thoại nội tâm trong đoạn trích. Câu 4 (1,5 điểm): Suy nghĩ của em về tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên. (Trình bày khoảng 3-5 dòng) II. Làm văn (6,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) 4
  5. PHÒNG GDĐT TP THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THCS PHÚC TRÌU HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: NGỮ VĂN 9 A. Hướng dẫn chung - Giáo viên nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của học sinh - Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giáo viên cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện. - Nếu có chi tiết hóa các ý cần đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong giữa các thành viên chấm. - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề kiểm tra, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn. B. Đáp án, biểu điểm I. Đọc – hiểu (4,0 điểm) Câu 1(1,0 điểm) - Yêu cầu trả lời: + Tác phẩm: Làng + Tác giả: Kim Lân - Hướng dẫn chấm: + Điểm 1,0: Trả lời đúng các ý trên. + Điểm 0,5: Trả lời đúng một trong hai yêu cầu trên + Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời. Câu 2 (0,5 điểm) -Yêu cầu trả lời + Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1948) - Hướng dẫn chấm + Điểm 0,5: Trả đúng được ý trên + Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời không đúng ý trên. Câu 3 (1,0 điểm) - Yêu cầu trả lời: + Lời dẫn trực tiếp: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. 5
  6. + Câu văn thể hiện hình thức độc thoại nội tâm: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu ... - Hướng dẫn chấm: + Điểm 1,0: Trả đúng lời dẫn trực tiếp và 1 trong các câu văn thể hiện hình thức độc thoại nội tâm + Điểm 0,5: Trả lời đúng lời dẫn trực tiếp hoặc 1 câu văn thể hiện hình thức độc thoại nội tâm. + Điểm 0,25: Trả lời có ý đúng, diễn đạt chưa rõ ràng. + Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời chưa đúng các yêu cầu. Câu 4 (1,5 điểm) - Yêu cầu trả lời: + Ông Hai vô cùng choáng váng, xót xa, đau đớn, tủi nhục sau khi nghe tin làng theo giặc. Ông luôn mang trong mình tâm trạng lo lắng, bất an. + Nội tâm ông giằng xé dữ dội với hàng ngàn suy nghĩ. => Tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của người nông dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp. + Hướng dẫn chấm: + Điểm 1,5: Trả lời đúng ý trên, diễn đạt trôi chảy, rõ ràng. + Điểm 1,0 -1,25: Trả lời tương đối đúng ý trên, diễn đạt khá rõ ràng. + Điểm 0,25 - 0,75: Trả lời có ý đúng nhưng diễn đạt hơi lủng củng. + Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời chưa đúng. II. Làm văn (6.0 điểm) 1. Yêu cầu chung : Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để bước đầu biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ. Trình bày bài viết đủ bố cục ba phần. Chữ viết sạch đẹp. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể : 2.1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,5 điểm) - Điểm 0,5 : Trình bày đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ, nội dung vấn đề nghị luận. Phần thân bài biết triển khai vấn đề nghị luận thành các điểm, luận cứ, có dẫn chứng minh họa. Phần kết bài khái quát được cảm nhận cá nhân về đoạn thơ. - Điểm 0,25 : Trình bày đủ bố cục 3 phần nhưng các phần chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu như trên/phần thân bài chỉ có một đoạn văn. - Điểm 0 : Thiếu mở bài hoặc kết bài hay cả bài viết chỉ có một đoạn văn. 2.2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm) 6
  7. - Điểm 0,5 : Vẻ đẹp người lính lái xe trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. - Điểm 0,25 : Xác định vấn đề nghị luận chưa rõ ràng, cụ thể. - Điểm 0 : Xác định sai vấn đề nghị luận, trình bày sai lạc sang vấn đề khác. 2.3. Triển khai vấn đề nghị luận: Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm đó. - Điểm 4,0: Đảm bảo các yêu cầu trên. Có thể trình bày theo hướng sau: a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ. b. Cảm nhận về vẻ đẹp người lính lái xe trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. * Học sinh cần đảm bảo một số ý cơ bản sau đây: + Thái độ sẵn sàng, tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp mọi khó khăn gian khổ, hiểm nguy của những người lính lái xe trong kháng chiến chống Mỹ (dẫn chứng). + Tinh thần lạc quan, yêu đời, trẻ trung, sôi nổi của người lính lái xe. Dù hiện thực khắc nghiệt, chiến tranh hiểm nguy nhưng các anh vẫn hồn nhiên, chan chứa niềm tin và hi vọng (dẫn chứng) c. Về nghệ thuật: Thể thơ tự do, ngôn ngữ thơ ngang tàn, tự nhiên, vui tươi; hình ảnh thơ độc đáo, hóm hỉnh; giọng thơ tinh nghịch, sôi nổi; sử dụng thành công phép tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc, so sánh… * Lưu ý: Học sinh có thể có những cảm nhận và cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. - Điểm 3,25 - 3,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa được chặt chẽ. - Điểm 2,25 - 3,0: Cơ bản đủ ý nhưng nội dung còn hơi sơ sài. - Điểm 1,25 – 2,0: Bài chưa đủ ý. - Điểm 0,5-1,0: Bài chưa đủ ý, nội dung rời rạc, thiếu logic, thiếu liên kết. - Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên - Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 2.4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Không mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 0,25: Bài viết còn mắc một số lỗi chính tả - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. 2.5. Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt. 7
  8. - Điểm 0,25: Có một số câu diễn đạt mới mẻ, độc đáo, thể hiện một số suy nghĩ riêng nhưng không trái với đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có sự mới mẻ, sáng tạo trong diễn đạt. Không thể hiện thái độ, suy nghĩ riêng của bản thân. 8
  9. 9
  10. 10
  11. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2