intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Trần Đại Nghĩa, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Trần Đại Nghĩa, Châu Đức" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Trần Đại Nghĩa, Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA Năm học : 2021 – 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian phát đề) I. Đọc hiểu ( 3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “....Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!” (Sách Ngữ văn 9, tập một) Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?( 1 điểm) Câu 2: Nêu nội dung của tác phẩm có chứa đoạn thơ trên?( 0.5 điểm) Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?( 1.5 điểm) II. Tạo lập văn bản: Câu 1: ( 2 điểm) Từ ngữ liệu ở phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn ( 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về sự hi sinh của người lính trong thời bình. Câu 2: ( 5 điểm): Trong vai bé Thu kể lại cuộc gặp gỡ đầy tình cảm với cha của mình sau 8 năm xa cách trong đó có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm . ............................…..HẾT…............................ (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:.................................................................................................... Số báo danh:............................................................................................................ Chữ kí giám thị 1:....................................................................................................
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN 9 – HỌC KỲ I NĂM HỌC : 2021 – 2022 (Gồm có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn, giáo viên cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; chú ý khuyến khích các bài làm có cảm xúc và sáng tạo. B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐÁP ÁN ĐIỂM I. Đọc hiểu (3 điểm) HS trả lời đúng: Câu 1: Đoạn thơ trích từ tác phẩm “ Đồng chí”, tác giả là Chính 1.0 Hữu. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm Câu 2: Nội dung bài thơ: Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể 0.5 hiện rất tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng. Câu 3: HS xác định được hai biện pháp tu từ và nêu tác dụng: - Hoán dụ ( “súng” và “đầu”) súng biểu tượng cho nhiệm vụ 1.0 chiến đấu, “đầu” biểu tượng cho lí tưởng. - Điệp từ:“Súng, bên, đầu” * Tác dụng: Nhấn mạnh cơ sở hình thành tình đồng chí : họ cùng được giác ngộ nên có chung nhiệm vụ ,cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước, quê hương, giữ gìn nền độc lập, tự 0.5 do, sự sống còn của dân tộc . II. Tạo lập văn bản:( 7 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) - Hình thức: Viết đoạn văn đúng quy định theo yêu cầu của đề. - Nội dung: Học sinh có thể trình bày những suy nghĩ về sự hi sinh của người lính trong thời bình nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu vấn đề cần bày tỏ suy nghĩ: Dù chiến tranh đã 0.25 qua đi, hòa bình đã trở lại nhưng những người lính vẫn tiếp tục phát huy và tỏa sáng những phẩm chất về anh Bộ đội Cụ
  3. Hồ .Vì đất nước, vì nhân dân nhiều chiến sĩ xả thân quên mình. 0.5 - Bàn luận, suy nghĩ về vấn đề: + Có biết bao người lính từng ngày, từng giờ thầm lặng bảo vệ và gìn giữ sự bình yên cho Tổ quốc ở nơi đầu sóng ngọn gió, nơi địa đầu đất nước, là những nơi biên giới xa xôi,....... 0.5 + Họ luôn có mặt ở những vùng sâu vùng xa, kề vai sát cánh cùng nhân dân , đem con chữ đến những bản làng xa xôi thắp lên hy vọng và ước mơ cho những em nhỏ vùng cao, chia sẻ cùng nhân dân những nhọc nhằn, gian khó để nhân dân có “điểm tựa” vững chắc. 0.5 + Hình ảnh những người lính kiên cường, đương đầu với hiểm nguy, sát cánh cùng người dân trong cuộc chiến chống dịch bệnh, thiên tai lũ lụt . Với quyết tâm bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân là trên hết, nhiều chiến sĩ đã xả thân quên mình(dẫn chứng sự cống hiến, hi sinh của người lính trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19, dẫn chứng về 13 cán bộ hi sinh ở thủy điện Sào Trăng 3, 22 cán bộ chiến sĩ hi sinh ở đoàn kinh tế quốc phòng 337...........) 0.25 - Khẳng định lại sự hi sinh, cống hiến của các anh và bày tỏ lòng biết ơn: Sự xả thân để hoàn thành nhiệm vụ của những người chiến sĩ vì dân vì nước luôn được khắc ghi. Nhân dân trân trọng công lao, những người nằm xuống vì cuộc sống bình yên của nhân dân, vì sự trường tồn của Tổ quốc Việt Nam. Câu 2: ( 5 điểm) Viết bài văn tự sự. * Yêu cầu về hình thức: Đúng thể loại văn tự sự, bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc. * Yêu cầu về nội dung: Trong vai bé Thu kể lại cuộc gặp gỡ đầy tình cảm với cha của mình sau 8 năm xa cách trong đó có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm . 0.5 a.Mở bài: Giới thiệu về tôi: Bé Thu nay đã lớn nhớ về câu chuyện với người cha của mình (hoặc HS có cách mở bài khác nhưng hợp lí) 0.5 b.Thân bài: - Tôi kể về hoàn cảnh của mình lúc đó. Khi tôi tròn một tuổi thì ba tôi lên đường chiến đấu. Tám năm
  4. ròng, tôi không gặp cha, chỉ biết qua tấm ảnh, qua những câu chuyện má kể (Hình dung trong tôi người cha anh hùng ..) - Kể về cuộc gặp gỡ với cha 0.5 + Lúc mới gặp lại ba: Hôm ấy tôi đang chơi trước nhà thì có người đàn ông lạ (mặt có vết sẹo trông dễ sợ) người đàn ông xúc động, vồ vập, gọi con xưng "ba" và định bế tôi. Lúc đầu tôi ngạc nhiên, sau đó là hoảng hốt, sợ hãi... (chú ý độc thoại nội tâm). 1.0 + Trong ba ngày tiếp theo tôi rất khó chịu vì người đàn ông lạ này ở nhà tôi.Tôi cự tuyệt dứt khoát ( bực nhất là việc má tôi buộc tôi phải gọi người ấy bằng ba (kể lại các tình tiết thể hiện hành động phản ứng: gọi trổng, hất trứng cá, bỏ về ngoại .... đúng theo cốt chuyện - chú ý độc thoại nội tâm). 0.5 + Tôi bỏ sang nhà ngoại, bà kể tôi nghe về sự khốc liệt chiến tranh... Tại chiến tranh mà khuôn mặt ba tôi bị biến dạng... (kể lại các chi tiết khi trò chuyện với bà đúng theo cốt chuyện). Lúc này tôi rất thương ba, tôi hối hận vì đối xử tệ với ba, tôi không ngủ được, mong trời mau sáng để về gặp ba (chú ý HS cần thể hiện được nội tâm bé Thu). + Lúc tôi nhận ba (tậm Sáng hôm sau, tôi về nhà rất sớm, ba 1.5 má tôi bận rộn chuẩn bị đồ đạc và tiếp bà con, hàng xóm... Tôi không có cơ hội làm lành với ba, đành nép vào một góc quan sát và chờ đợi (thể hiện nội tâm). Đến khi bắt gặp ánh mắt của ba tìm tôi (có miêu tả ánh mắt và cảm nhận), tôi ân hận, xót xa, hành động chạy xô tới, ôm chặt, hôn khắp người (kể theo cốt chuyện các biểu hiện thể hiện tình cảm sâu sắc, cảm động) ... Biết ba chuẩn bị lên đường, tôi đã tìm mọi cách giữ ba lại. Khi biết ba tôi không thể ở nhà được, tôi chấp nhận để ba đi và muốn ba khi về mua cho tôi chiếc lược. c.Kết bài: 0.5 - Tôi gặp lại bác Ba. Ông trao cho tôi chiếc lược ngà và kể lại việc ba tôi làm chiếc lược ngà, sự hy sinh ba tôi (nội tâm của tôi: xúc động, yêu thương ba, tự trách mình...) Lưu ý: HS có thể trình bày theo trình tự khác. GV linh động chấm điểm cho phù hợp, chỉ cần đảm bảo các ý trên. Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo.
  5. ….……………………HẾT….…….............................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2