intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thạch Hà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thạch Hà" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thạch Hà

  1. PHÒNG GD - ĐT THẠCH HÀ ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022- 2023 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút MÃ ĐỀ 01 I. Đọc - hiểu: (3.0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm Em yêu khói bếp vương vương Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Em yêu mơ ước đủ màu Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân. (Yêu lắm quê hương - Hoàng Thanh Tâm) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên. Câu 2. Trong bài thơ, cảnh vật quê hương được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ em cho là nổi bật nhất trong bài thơ. Câu 4. Hai câu kết của bài: “Em đi cuối đất cùng miền/ Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân” gợi suy nghĩ gì? II. Tập làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của lòng biết ơn trong cuộc sống. Câu 2: (5.0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:
  2. - Nó…Nó vào làng Chợ Dầu hở bác?Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên dõng đảnh: - Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa! Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở có, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại … [...] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng [...] Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến vụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sặm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!... Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?... (Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9 tập 1) ................. Hết ................. Họ tên.................................................................Số báo danh...........................
  3. PHÒNG GD - ĐT THẠCH HÀ ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022- 2023 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút MÃ ĐỀ 02 I. Đọc - hiểu: (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: “…Con thân yêu người bạn nhỏ của cha Mẹ là cây con là trái là hoa Trong gian khổ con là mầm xanh biếc. Buổi ra đời thấy trời cao có ngợp Con hãy nhìn vào mắt mẹ con ơi Đời chông gai vẫn mong con ra đời Bài thơ đẹp cha dành cho buổi ấy. Mẹ bấm ngón tay mong con lắm đấy Cha chờ con càng yêu mẹ của con Thay đổi đời cha sinh nở đời con Mẹ là bến của mênh mông biển thắm Mẹ là mái che đời cha mưa nắng Con là cánh buồm cha gửi đến mai sau.” (Trích Gửi em và con - Lưu Quang Vũ) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 2. Trong đoạn thơ, người mẹ được nhắc đến qua những lời thơ nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ em cho là nổi bật nhất trong đoạn thơ. Câu 4.Theo em, trong đoạn thơ người cha muốn nhắn nhủ với con điều gì? II. Tập làm văn (7.0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn thơ trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về nghĩa của tình yêu thương, sự quan tâm giữa những người thân trong gia đình. Câu 2: (5.0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi: - Nó…Nó vào làng Chợ Dầu hở bác?Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên dõng đảnh: - Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa! Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở có, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại …
  4. [...] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng [...] Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến vụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sặm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!... Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?... (Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9 tập 1) ................. Hết ................. Họ tên.................................................................Số báo danh.........................................
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9 I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của đề bài để đánh giá tổng quát năng lực của thí sinh: năng lực hiểu biết, vận dụng, sáng tạo và khả năng tạo lập văn bản. - Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản hoặc có những kiến giải một cách sáng tạo, thuyết phục thì vẫn có thể cho điểm tối đa; tránh việc đếm cho điểm. Trân trọng những bài viết sáng tạo, giàu chất văn, liên hệ tốt, có lối tư duy phản biện; kết cấu chặt chẽ, mạch lạc. - Với bài mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp và kiến thức thì tuỳ vào mức độ để cho điểm. II. Hướng dẫn cụ thể Mã đề 1 Yêu cầu kiến thức - kĩ năng Điể m Câu I. Đọc – hiểu 3,00 Câu 1 Thể thơ: Lục bát a. 0,5 Câu 2 Tác giả cảm nhận bằng những giác quan: thị giác, xúc giác, thính 0,5 giác. Câu 3 - Học sinh có thể lựa chọn và chỉ rõ biện pháp tu từ mà mình cho là 0,5 b. nổi bật nhất trong số các biệp pháp sau: điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa, c. + Điệp ngữ: Em yêu… d. + Ẩn dụ: sợi nắng cong… e. + Nhân hóa: Khói bếp vấn vương, đàn trâu thong thả,.. 0,5 - Học sinh phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ đã chọn, đảm bảo các cơ bản sau: + Nhấn mạnh vẻ đẹp của quê hương và tình yêu quê hương;… f. + Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu tha thiết cho lời thơ, giúp người đọc cảm nhận r tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.
  6. Câu 4 HS sẽ có nhiều suy nghĩ khác nhau, đây là một định hướng: 1,00 Hai câu kết của bài: “Em đi cuối đất cùng miền/ Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân” gợi suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước đó là thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp đã trở thành hành trang, thành động lực tiếp thêm sức mạnh cho mỗi con người trong suốt hành trình tạo dựng cuộc sống, góp phần dựng xây quê hương, đất nước mình mỗi ngày thêm giàu đẹp. II. Làm văn: Câu 1 Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về vai trò của lòng biết ơn trong cuộc sống. a. Đảm bảo hình thức của đoạn văn; dung lượng theo yêu cầu của 0,25 đề; nội dung bàn luận về một vấn đề tư tưởng, đạo l . b. Triển khai vấn đề nghị luận, đảm bảo được một số nội dung cơ 1,25 bản sau: - Lòng biết ơn là thứ tình cảm thiêng liêng, cao qu ; biết ơn là sự ghi nhớ công ơn và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác. Biểu hiện: Trân trọng thành quả cha ông để lại, biết ơn ông bà, mẹ cha; ghi nhớ, biết ơn những người giúp đỡ, bao bọc khi ta gặp khó khăn; … - Lòng biết ơn có nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống: là một trong những vẻ đẹp về đạo l của dân tộc: “uống nước nhớ nguồn”; là bài học sơ đẳng, tạo nên nền tảng đạo đức, lối sống nhân văn cho con người; là cơ sở cho những tình cảm tốt đẹp như tình yêu thương, lòng hiếu thảo,… + Lòng biết ơn giúp con người hoàn thiện về nhân cách, hướng con người ta đến lối sống nghĩa tình, lành mạnh. + Lòng biết ơn giúp gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp; giúp chúng ta biêt trân trọng cuộc sống; là động lực thúc đẩy ta vươn lên,… ( Thí sinh lựa chọn và đưa ra một dẫn chứng tiêu biểu) - Nếu không có lòng biết ơn con người sẽ trở thành kẻ vong ân bội nghĩa, … Phê phán những người thờ ơ, vô cảm thậm chí tàn
  7. nhẫn ngay cả chính với người thân của mình, sống ích kỉ chỉ biết biết hưởng thụ và đón nhận mà không biết trân trọng, vun đắp… - Vì vậy chúng ta cần: ghi nhớ công ơn đối với những người đã từng giúp đỡ, những người đi trước đã mang đến những thành quả, lợi ích. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa để giúp đỡ những người kém may mắn trong xã hội, lan tỏa yêu thương trong cộng đồng,… c. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn về chính tả, ngữ nghĩa, 0,25 ngữ pháp tiếng Việt. d. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,25 diễn đạt chặt chẽ, thuyết phục Mã đề 2 Yêu cầu kiến thức – kĩ năng Điểm Câu I. Đọc - hiểu 3,00 Câu 1 Thể thơ: Thơ tám chữ g. 0,5 Câu 2 - Người mẹ được nhắc đến qua những lời thơ: Mẹ là cây, Mẹ là bến h. 0,5 của mênh mông, Mẹ là mái che,… Câu 3 - Học sinh có thể lựa chọn và chỉ rõ biện pháp tu từ mà mình cho là 0,5 i. nổi bật nhất trong số các biệp pháp sau: điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ j. + So sánh: mẹ là cây, con là trái, là hoa,... là mầm xanh biếc … k. + Điệp ngữ: mẹ là… l. + Ẩn dụ: chông gai, mưa nắng.. - Học sinh phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ đã 0,5 chọn, đảm bảo các cơ bản sau: + Nhấn mạnh tình cảm yêu thương, tin tưởng và hi vọng của người cha giành cho vợ và con. Những điều này đã tạo nên một tình cảm vô cùng thiêng liêng xuyên suốt cả đoạn thơ. m. + Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu tha thiết cho lời thơ, giúp người đọc cảm nhận r hơn sự gắn bó yêu thương của cha, mẹ và con.
  8. Câu 4 Học sinh đưa ra những cách hiểu về điều người cha nhắn gửi đến đứa 1,00 n. con chưa chào đời của mình, có thể là: o. - Con là kết tinh tình yêu thương, hạnh phúc của cha mẹ. p. - Cha mẹ mong chờ và đặt tất cả niềm tin, hi vọng ở con. q. - Giữa cha mẹ và con có một sợi dây gắn kết thiêng liêng, bền chặt không thể tách rời... r. - Mẹ có một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc đời của cha và con cũng như trong mái ấm gia đình... II. Tập làm văn: Câu 1 Từ nội dung của đoạn thơ trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương, sự quan tâm giữa những người thân trong gia đình. a. Đảm bảo hình thức của đoạn văn; dung lượng theo yêu cầu của đề; 0,25 nội dung bàn luận về một vấn đề tư tưởng, đạo l . b. Triển khai vấn đề nghị luận, đảm bảo được một số nội dung cơ bản 1,25 sau: - Gia đình là tập hợp người sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, ... Trong gia đình có sự yêu thương, che chở của cha mẹ với con cái; sự quan tâm, chăm sóc của ông bà với các cháu; sự đùm bọc, yêu thương của anh chị em... - Tình yêu thương và sự quan tâm đó có nghĩa quan trọng trong cuộc đời của mỗi người: + Tình yêu thương và sự quan tâm giữa những người thân là tình cảm thiêng liêng cao đẹp, là chuẩn mực đạo đức truyền thống muôn đời của dân tộc ta, là một biểu hiện của đạo đức con người; + Tình yêu thương và sự quan tâm là nền tảng vững chắc cho một gia đình hạnh phúc; là bến đỗ bình yên neo đậu tâm hồn mỗi người; sẽ mang lại niềm vui ấm áp, trở thành động lực và sức mạnh tinh thần giúp mỗi người vượt qua khó khăn thử thách, phấn đấu không ngừng; nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và định hướng lối sống tốt đẹp cho mỗi người, nhất là thế hệ trẻ; biết yêu thương và quan tâm tới người thân trong gia đình sẽ được đón nhận lại niềm vui, hạnh phúc, sự tôn trọng và tin tưởng… + Từ tình yêu thương và sự quan tâm trong gia đình, mỗi người sẽ có trái tim giàu lòng nhân ái, biết cảm thông và sẻ chia với những người xung quanh, là nền tảng cho một xã hội tiến bộ, văn minh… ( Thí sinh lựa chọn và đưa ra một dẫn chứng tiêu biểu) - Phê phán những người thờ ơ, vô cảm thậm chí tàn nhẫn ngay cả chính với người thân của mình, sống ích kỉ chỉ biết biết hưởng thụ và
  9. đón nhận mà không biết trân trọng, vun đắp… - Bài học nhận thức, hành động cho bản thân. c. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn về chính tả, ngữ nghĩa, 0,25 ngữ pháp tiếng Việt. d. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,25 diễn đạt chặt chẽ, thuyết phục Câu 2: (5,0 điểm) Dùng chung cho cả đề 1 và 2 Câu II. Tập làm văn Điểm 1. Yêu cầu chung: 2 - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận về một tác phẩm (5 văn học, có bố cục mạch lạc, cân đối, hài hòa: Mở bài, Thân bài, điểm ) Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm; Kết bài khái quát được vấn đề. - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn truyện, trích truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. - Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng,… 2. Yêu cầu cụ thể: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Làng”, bài viết có thể triển khai theo nhiều cách, song cần phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: a Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà văn Kim Lân, truyện ngắn 0,5 Làng, nhân vật ông Hai và vị trí đoạn truyện. b Thân bài: * Khái quát chung về tác phẩm, nhân vật. 0,5 - Truyện ngắn Làng được viết năm 1948 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp; tác phẩm được in lần đầu trên báo Văn nghệ năm 1948; - Câu chuyện tập trung khắc hoạ nhân vật ông Hai - người nông dân, quê ở làng Chợ Dầu, ông sục sôi tinh thần kháng chiến, ông yêu làng Chợ Dầu và sống gắn bó với quê hương nhưng theo lệnh ông phải đi tản cư... Nhà văn đã đặt nhân vật vào những tình huống có vấn đề để khắc hoạ một cách sinh động diễn biến tâm trạng của ông ở nhiều thời điểm, đa dạng và phức tạp nhất, đặc biệt là tình huống và đoạn truyện kể về ông Hai khi
  10. nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. * Phân tích, cảm nhận tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc: - Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay gắt để 0,5 bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người mới tản cư qua vùng ông. - Khi nghe tin quá đột ngột, ông Hai sững sờ, xấu hổ và uất ức: 1,0 “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Không tin vào điều mình nghe thấy.... Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy “hỏi đi, hỏi lại...”. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu qu nhất nay cũng đã lại quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như chết mất một nửa. Ông lảng tránh “Hà, nắng gớm..., và đi về nhà. - Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm 1,0 chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”. Ông trở về nhà mang theo tâm trạng vừa xấu hổ vừa nhục nhã, chán nản ông Hai nằm vật ra giường; nhìn lũ con tủi thân nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu. Cái nỗi đau đớn căm giận đến tột cùng của ông đã nhấn chìm ông xuống chiếc giường. + Ông khóc vì ông thương lũ nhỏ, mới mấy tuổi đầu đã mang tiếng là con người Việt gian bán nước. + Ông lo cho tương lai của những đứa nhỏ không biết đi đâu về đâu. Càng thương con bao nhiêu thì nỗi căm tức của ông lại càng lớn bấy nhiêu. + Ông căm thù bọn theo Tây phản bội làng ông nắm chặt hai bàn ay và rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy. Vừa tủi thân vừa thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình mang tiếng là người làng Việt gian. ->Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ trong tâm
  11. hồn người nông dân rất mực yêu quê hương ấy. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy. Nếu không yêu thì cái tin làng Chợ Dầu theo giặc không thể gây chấn động mạnh tựa như một cú sốc tinh thần như thế với ông Hai. Sở dĩ ông choáng váng, sững sờ vì trong thâm tâm của ông cái làng Chợ Dầu quê ông vốn rất kiên cường, ấy vậy mà giờ đây niềm tin ấy đã hoàn toàn sụp đổ. =>Nỗi đau khổ cực độ ấy càng chứng minh ông là người yêu làng chợ Dầu tha thiết lắm, càng yêu bao nhiêu càng đau khổ bấy nhiêu. Như thế là phù hợp với quy luật tình cảm của con người. *. Đánh giá, nâng cao 0,5 - Nhà văn Kim Lân đã tạo dựng một tình huống thử thách tâm lí nhân vật rất đặc sắc, qua đó, tính cách, phẩm chất của nhân vật nổi lên thật r ràng. Lối kể chuyện giản dị tự nhiên, gần gũi, ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo, sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm cũng góp phần tạo nên một hình tượng chân thực và đẹp đẽ về người nông dân Việt Nam. - Đoạn trích đã cho ta thấy sự phát triển trong nhận thức của người nông dân Việt Nam: tình yêu làng là cơ sở của tình yêu nước, yêu cách mạng song tình yêu nước vẫn bao trùm lên tất cả và là định hướng hành động cho họ. (HS có thể liên hệ đến những tác phẩm khác cùng chủ đề tư tưởng) c Kết bài: 0,5 - Nhận định chung về đoạn trích - Đoạn trích khơi gợi trong em những tình cảm gì? - Qua đoạn trích em rút ra được bài học gì? d * Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và tư tưởng của tác giả. 0,25 e * Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa của tiếng Việt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2