intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hoà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

89
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hoà” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hoà

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 THỊ XÃ NINH HÒA MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) I. ĐỌC - HIỂU (3,00 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Giàn bầu vẫn trước ngõ. Cha tôi đã thôi khó chịu, hay bực dọc riết rồi chai đi, chẳng biết bực là gì nữa. Nhưng khách đến nhà, ai cũng khen: "Anh Ba có giàn bầu đẹp thiệt". Họ săm soi, từng mảng lá cuống hoa. Khách nước ngoài còn kề má bên trái bầu xanh lún phún lông tơ mà chụp hình kỷ niệm. Mấy anh chị sinh viên đạp xe ngang dừng lại nhìn đau đáu qua rào rồi kháo nhau "Nhớ nhà quá, tụi mày ơi" […]. Bà nội tôi yếu hơn trước, mùa mưa bắt đầu lướt sướt đi qua. Ông chủ tịch đến chơi nhà, ôm chầm lấy nội, lắc lắc "Lúc này má khoẻ không?". Nội cười xoà mà nghe nghẹn nghẹn "Khoẻ, má khỏe". Cha tôi sai chị Bếp mang rượu thịt ra, ông chủ tịch khóa tay: - Thôi, chú bảo chị ấy nấu canh bầu ăn. Cha hẩng mặt. Chị Bếp lúi húi gọt bầu, mùi nước canh xông vào mũi thơm lừng […]. Hôm ấy cả nhà tôi ăn lại bát canh ngày xưa, nghe ngọt lìm lịm lưỡi. Chị Bếp ngó nội, khoái chí cười đầy hàm ý. Hình như nội tôi vui. Giàn bầu thưa hẳn đi. Cái giống lạ thật. Nắng bao lâu vẫn xanh tốt, mới mưa dầm lại héo dây. Tôi đập vỡ trái bầu khô, lấy hạt ra ươm. Mùa mưa dữ dội, nội tôi bệnh, bà bị chứng tai biến não. Nội lơ ngơ, đã cười đã khóc thì không sao dừng được, tay run rẩy cầm ca nước, bát cơm cũng khó. Trời đổ mưa, sấm giật ầm ầm, nội thều thào nhắc: - Sắp nhỏ đừng hứng nước mưa đầu mùa, hỏng tốt. Chà, mưa vầy ngập đồng rồi, ngâm giống gieo mạ đi thôi. Bà nội lẩn thơ lẩn thẩn rồi, mà hình như bà chỉ nhớ về quá khứ. Nội hay ra ngoài hiên, chăm chăm nhìn giàn bầu đang run rẩy trong gió. Bà ngồi đấy lặng lẽ, thẫn thờ, như chờ một tiếng vạc sành, một tiếng ếch kêu. Tay bà lạnh ngắt, tôi chạy vào phòng lấy lọ dầu thoa, vẫn thấy mảnh bầu trái tim màu vàng trong ngăn kéo, cái màu vàng như của rạ, của lúa, như của mái nhà lá nhỏ lơ phơ dưới nắng chiều. Giàn bầu vẫn trước ngõ, có kẻ đi qua kêu lên: "Tôi nhớ nhà". Cha tôi bảo: "Có thể bứt người ta ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi trái tim con người." Và cha tôi lại nói đúng. (Giàn bầu trước ngõ – Nguyễn Ngọc Tư) Câu 1. (0,50đ) Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu để nhận biết ngôi kể đó? Câu 2. (0,50đ) Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau và chuyển lời dẫn trực tiếp ấy thành gián tiếp. Trời đổ mưa, sấm giật ầm ầm, nội thều thào nhắc: - Sắp nhỏ đừng hứng nước mưa đầu mùa, hỏng tốt. Chà, mưa vầy ngập đồng rồi, ngâm giống gieo mạ đi thôi. Câu 3. (0,50đ) Giàn bầu được nói đến trong đoạn trích trên có ý nghĩa tượng trưng cho điều gì? Câu 4. (0,50đ) Theo em, vì sao cả nhà “ăn lại bát canh ngày xưa, nghe ngọt lìm lịm lưỡi. Chị Bếp ngó nội, khoái chí cười đầy hàm ý”? Câu 5. (1,00đ) Cha tôi bảo: "Có thể bứt người ta ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi trái tim con người.". Em có đồng ý với suy nghĩ của người cha không? Vì sao? II. TẬP LÀM VĂN (7,00 điểm) Câu 1. (2,00đ) Từ nội dung của phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 7-10 dòng) trả lời cho câu hỏi “Mình sẽ làm gì cho xứ sở mình yêu thương? Câu 2. (5,00đ) Tưởng tượng mình là người cháu trong bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), em hãy diễn tả dòng hồi tưởng trong bài thơ thành một văn bản tự sự.
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I THỊ XÃ NINH HÒA NĂM HỌC 2022-2023 - MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo cần bám sát Hướng dẫn chấm; - Do đặc trưng bộ môn, giáo khảo tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; - Cần linh hoạt trong biểu điểm, song tổng số điểm trong mỗi câu không thay đổi. Nếu có thay đổi thang điểm của các ý phải được sự chỉ đạo của Phòng GDĐT; - Cần trân trọng bài làm của học sinh có sự sáng tạo, có cảm xúc riêng và thuyết phục cao; Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống hoàn toàn đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. - Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. - Nếu HS chỉ kể xuôi, không kết hợp miêu tả và miêu tả nội tâm thì bài viết không quá 2,50đ - Không cho điểm cao đối với những bài chỉ kể chung chung, sáo rỗng. - Điểm toàn bài theo thang điểm 10,00, giáo viên chấm cho điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ CÂU ĐÁP ÁN Điểm I. ĐỌC HIỂU 3,00 1 - Ngôi kể: thứ nhất; 0,25 (0,50đ) - Dấu hiệu: người kể xưng tôi 0,25 - Lời dẫn trực tiếp: “Sắp nhỏ đừng hứng nước mưa đầu mùa, hỏng tốt. Chà, mưa vầy ngập 0,25 đồng rồi, ngâm giống gieo mạ đi thôi.” - Chuyển sang gián tiếp: 0,25 2 (HS linh hoạt sử dụng từ ngữ khác để chuyển đổi. Nếu hợp lí GV vẫn cho điểm tối đa) (0,50đ) *Gợi ý: Trời đổ mưa, sấm giật ầm ầm, nội thều thào nhắc rằng (là) sắp nhỏ đừng hứng nước mưa đầu mùa, hỏng tốt. Mưa ngập đồng, ngâm giống gieo mạ. 3 Giàn bầu được nói đến trong đoạn trích trên có ý nghĩa tượng trưng cho: quê hương với những 0,50 (0,50đ) điều giản dị, thân thiết. 4 Vì: là món ăn mà trước đây mà mọi người đều thích nay mới được thưởng thức lại 0,25 (0,50đ) làm sống dậy bao cảm xúc đẹp đẽ của quá khứ. 0.25 Định hướng: - Đồng ý 0,25 - Giải thích lí do: 5 + Con người có thể rời xa quê hương vì nhiều lí do (làm ăn, sinh sống, học tập…) (1,00đ) + Không thể tách quê hương ra khỏi con người bởi quê hương đã gắn bó máu thịt với 0,75 con người; luôn hiện diện trong tâm tư, nỗi nhớ của con người. +Tất cả những hình ảnh của quê hương, những tháng ngày gắn bó sẽ trở thành những hồi ức sống mãi trong lòng mỗi người… II. TẬP LÀM VĂN 5,00 Từ nội dung của phần đọc hiểu, HS viết đoạn văn ngắn (từ 7-10 dòng) trả lời cho câu hỏi “Mình sẽ làm gì cho xứ sở mình yêu thương? * Yêu cầu về hình thức: 0,25 1 - Viết đúng hình thức của đoạn văn; đảm bảo dung lượng như yêu cầu. 0,25 (2,00đ) - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 - Đoạn văn sáng tạo, có cách diễn đạt mới mẻ. * Yêu cầu về nội dung: HS có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng đảm bảo một số nội dung sau:
  3. - Xứ sở yêu thương chính là gia đình, là quê hương - nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, 0,50 nơi gắn liền với kí ức và tâm hồn của mỗi con người. - Bắt đầu từ những hành động nhỏ như: biết yêu thương gia đình, bạn bè và những 0.25 người xung quanh. - Bảo vệ môi trường sống, góp phần xây dựng hình ảnh quê hương luôn tươi đẹp; có ý 0,25 thức giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương xứ sở… - Cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành người tốt, biết tạo dựng tương lai để góp phần xây dựng quê hương ngày một đẹp hơn… 0,25 a) - HS chọn ngôi kể phù hợp: ngôi kể thứ nhất (nhập vai người cháu - Bằng Việt) 0,25 - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. b) Xác định đúng nội dung câu chuyện: Nhập vai người cháu trong tác phẩm “Bếp lửa” (Bằng 0,25 Việt) hồi tưởng và kể lại những ki niệm gắn bó với bà và bếp lửa. c) Triển khai hợp lí nội dung trình tự của câu chuyện; kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu 4.00 cảm, nghị luận…dựa trên tác phẩm “Bếp lửa” (Bằng Việt) kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật người cháu xưng tôi. Học sinh có thể triển khai bằng nhiều cách nhưng cần bảo đảm nội dung sau: (gợi ý) c1. Mở bài: Nhân vật trữ tình tự giới thiệu về mình. 0,50 c2. Thân bài: - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng “Bếp lửa chờn vờn, bếp lửa ấp iu nồng 1,00 đượm…”, để cháu nhớ về bà; chứng tỏ hình ảnh người bà và bếp lửa luôn in sâu trong tâm trí của nhân vật trữ tình. 2 - Dòng hồi tưởng về những kỷ niệm tuổi thơ, gắn liền với người bà bên bếp lửa: (5,00đ) + Được sống bên bà, được bà chăm sóc dạy dỗ “lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói… tám năm ròng cùng bà nhóm lửa… Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học…” được thấy sự hy 1,50 sinh cao cả của bà “Năm giặc đốt làng…” + Suy ngẫm về bà và cuộc đời của bà “Nhóm bếp lửa… nhóm niềm yêu thương… nhóm nồi xôi gạo mới… nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ… Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!” Bà là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa. - Nỗi niềm của cháu khi ở nơi xa “có khói trăm tàu, có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả…” 0,50 nhưng vẫn luôn nhớ về bà... c3. Kết bài: Suy nghĩ về bà, về bếp lửa. 0,50 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa 0,25 của từ. e. Sáng tạo: trong cách kể chuyện, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, 0,25 yếu tố nghị luận. Lời kể mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2