intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

12
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 TỈNH QUẢNG NAM Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Mười năm qua, Cắm về làm cách mạng ở cái xã Mèo cheo leo trên đỉnh núi này. Mùa mưa đến, mùa mưa đi, rồi mùa mưa lại đến, như một người bạn chí tình, không bao giờ lỡ hẹn. Tóc Cắm dần dần bạc đi từng sợi. Nhưng cách mạng thì Cắm không bỏ được. Cắm làm chủ tịch xã. Ừ, cũng vào dạo một mùa mưa, tiếng súng nổ dưới Phủ Thông, Đèo Giàng, Cắm dẫn một đoàn dân công Mèo đi vác súng, đạn, gạo ăn, nước uống cho bộ đội. Đoàn dân công của Cắm đi gần một con trăng, đến khi về thì thiếu mất một người. Người đó là thằng cháu của Cắm. Nó chẳng mở miệng nói với Cắm một tiếng nào cả. Suốt mười ngày Cắm thấy nó lầm lầm lì lì, mặt lúc nào cũng như mặt hòn đá. Cắm bảo bụng: nó nghĩ cái gì thế? Sao nó không hát nữa, sao nó không đùa nữa? Hằng ngày nó hát hay đến cháy trái tim con gái Mèo kia mà? Hay là nó mất tinh thần rồi? Hừ, tao nuôi mày lớn lên bằng này mà mày làm nhục tao à? Một buổi sáng, nó nói với Cắm: - Chú à, cháu cũng đi cách mạng thôi. - Đi dân công cũng là đi cách mạng chứ. - Không, cháu đi cách mạng với bộ đội kia. Thế là nó đi. (Trích Rẻo cao, Nguyên Ngọc, Văn học 6, tập Một, NXB Giáo dục,1995, trang 106) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,75 điểm). Chỉ ra các từ láy trong đoạn trích. Câu 3 (0,75 điểm). Những câu văn nào trong đoạn trích có sử dụng biện pháp tu từ so sánh? Câu 4 (0,75 điểm). Mỗi từ gạch chân trong các trường hợp sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? - Cắm bảo bụng: nó nghĩ cái gì thế? - Sao nó không hát nữa, sao nó không đùa nữa? - Chú à, cháu cũng đi cách mạng thôi. Câu 5 (1,0 điểm). Nhân vật Cắm trong đoạn trích có những phẩm chất nổi bật nào? Câu 6 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, em có suy nghĩ gì về lẽ sống của con người Việt Nam trong kháng chiến? (Trình bày từ 5 đến 7 dòng). II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Hãy viết bài văn kể về một tiết học đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em. ---Hết—
  2. KIỂM TRA CUỐI KỲ I SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2022-2023 TỈNH QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý ghi điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kĩ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm A. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung, yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự. 0,75 Từ láy: cheo leo, dần dần, lầm lầm lì lì. Câu 2 0,75 * HS xác định đúng mỗi từ ghi 0,25 điểm. Những câu văn có dùng biện pháp tu từ so sánh: - Mùa mưa đến, mùa mưa đi, rồi mùa mưa lại đến, như một người bạn chí tình, không bao giờ lỡ hẹn. Câu 3 - Suốt mười ngày Cắm thấy nó lầm lầm lì lì, mặt lúc nào 0.75 cũng như mặt hòn đá. * HS xác định đúng 01 câu ghi 0,5 điểm; đúng 02 câu ghi 0,75 điểm. - hát: nghĩa gốc; Câu 4 - bụng, đi: nghĩa chuyển. 0.75 * HS xác định đúng mỗi từ ghi 0,25 điểm. Hiểu biết của học sinh về phẩm chất nổi bật của nhân vật có thể khác nhau song cần phải xuất phát từ nội dung đoạn trích. Sau đây là một số gợi ý: Câu 5 - Yêu đất nước, yêu cách mạng, trung thành với cách mạng; 1.0 - Yêu thương, quan tâm đến người thân. * HS xác định được các nội dung cơ bản ghi 01 điểm. Tùy theo mức độ đạt được, GV định điểm phù hợp. Câu 6 Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau, song nội dung cần phải xuất phát từ yêu cầu của đề bài và đảm bảo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là một số gợi ý:
  3. - Lẽ sống của con người Việt Nam trong kháng chiến thể hiện qua đoạn trích là khát khao cống hiến cho đất nước, cho cách mạng. - Thái độ trân trọng, tự hào, biết ơn đối với thế hệ đi trước. - Ý thức về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. - Mức 1: Trình bày đầy đủ, sâu sắc, hợp lí, thuyết phục. 1.0 - Mức 2: Trình bày đầy đủ nội dung nhưng chưa sâu sắc, tính thuyết 0.75 phục chưa cao. - Mức 3: Trình bày được nội dung phù hợp nhưng còn chung chung, 0.5 sơ sài. - Mức 4: Trình bày được 1 khía cạnh của nội dung vấn đề. 0.25 - Mức 5: Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu cầu 0.0 của đề. B. LÀM VĂN (5.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung: a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm; nghị luận; biết sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; biết sử dụng ngôi kể phù hợp. b) Yêu cầu về nội dung: Câu chuyện kể có tính chân thực, ý nghĩa sâu sắc, thể hiện được nội dung về một tiết học đã để lại ấn tượng sâu sắc. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: mở 0.25 bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng đối tượng tự sự: Một tiết học đã để lại ấn tượng sâu sắc. 0.25 c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Mở bài: Giới thiệu về một tiết học để lại nhiều ấn tượng sâu sắc. 0.5 - Thân bài: 3.0 + Kể lại hoàn cảnh cụ thể (thời gian, không gian) diễn ra tiết học. 0.5 + Kể lại được sự việc diễn ra trong tiết học để lại ấn tượng sâu sắc. - Kết bài: Nêu được những suy nghĩ, tình cảm của bản thân về tiết học được kể trong câu chuyện. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sự sáng tạo trong xây dựng trình tự kể, 0.25 sử dụng ngôi kể, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về nội dung kể. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 ---- Hết ----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2