intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Châu Đức” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIẾM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC: 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 9 (Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian phát đề) I/ ĐỌC - HIỂU: ( 5.0điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: MÙA GIÁP HẠT... ... Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ bằm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết mấy. Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với biết bao lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng. Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những mùa giáp hạt... (Trích Mùa giáp hạt..., Nguyễn Trung Thành) Câu 1 (1.5 điểm):Phương thức biểu đạt chính của văn bản. Trong văn bản trên, tác giả đã thể hiện tư tưởng tình cảm gì đối với gia đình? Câu 2 ( 1.5 điểm): Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Cụm từ “lớn lên” trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 3 ( 2.0 điểm):Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái. II/ TẠO LẬP VĂN BẢN ( 5.0 điểm) Em hãy đóng vai cô kĩ sư trong truyện ‘ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để kể lại câu chuyện. ……… HẾT……… Họ và tên thí sinh: ………………………..…Số báo danh: ……..……………… Chữ kí giám thị 1: ………………………………………………………………
  2. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIẾM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC: 2022 - 2023 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I-MÔN NGỮ VĂN 9 Mức độ cần Tổng số đạt Nội dung Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao I. ĐỌC HIỂU Gồm các văn bản - Nhận biết Xác định và Trình bày sau: tác giả và tác nêu tác dụng ngắn gọn - Chuyện người con phẩm, các của biện quan điểm gái Nam Xương phương thức pháp tu từ của bản - Kiều ở lầu Ngưng biểu đạt. trong việc thân về Bích - Nhận biết thể hiện nội một vấn - Đồng chí nội dung dung. đề được - Đoàn thuyền đánh đoạn văn, (Ngữ liệu gợi ra từ cá câu văn. ngoài sách văn bản, - Bài thơ về tiểu đội giáo khoa) đoạn văn. xe không kính - Ánh trăng - Lặng lẽ Sa Pa - Chiếc lược ngà Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1.5 1.5 2.0 5.0 Tỉ lệ 15% 15% 20% 50% II. TẠO LẬP VĂN BẢN Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết bài văn tự sự có kết hợp các yếu Kiểu bài: Văn tự sự tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm vào bài viết.
  3. Số câu 1 1 Số điểm 5.0 5.0 Tỉ lệ 50% 50% 1 1 1 1 4 Tổng 1.5 1.5 2.0 5.0 10.0 15% 15% 20% 50% 100% ĐỀ KIỂM TRA I/ ĐỌC - HIỂU: ( 5.0điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: MÙA GIÁP HẠT... ... Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ bằm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết mấy. Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với biết bao lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng. Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những mùa giáp hạt... (Trích Mùa giáp hạt..., Nguyễn Trung Thành) Câu 1 (1.5 điểm):Phương thức biểu đạt chính của văn bản. Trong văn bản trên, tác giả đã thể hiện tư tưởng tình cảm gì đối với gia đình? Câu 2 ( 1.5 điểm): Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Cụm từ “lớn lên” trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 3 ( 2.0 điểm):Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái. II/ TẠO LẬP VĂN BẢN ( 5.0 điểm) Em hãy đóng vai cô kĩ sư trong truyện ‘ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để kể lại câu chuyện. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9
  4. Câ Yêu cầu Điểm u PHẦN ĐỌC - HIỂU 3.0 I. - Phương thức biểu đạt tự sự 0.5 1 Tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm với gia đình: sự biết ơn với cha mẹ, tình cảm anh em, nỗi niềm thương nhớ gia đình sâu sắc qua những hồi tưởng quá khứ gian khổ ngày bé 1.0 - Biện pháp tu từ: điệp ngữ. 0.5 - Cụm từ lớn lên trong các câu văn được tác giả dùng thể hiện biện pháp điệp ngữ. - Tác dụng của biện pháp điệp: nhấn mạnh cội nguồn nuôi dưỡng 1.0 sự trưởng thành cho tác giả. Đó là sự hi sinh của cha mẹ, là những 2 vất vả tảo tần bố mẹ đã gánh chịu để đem đến cho con ấm no dù vào những mùa giáp hạt. Không chỉ nuôi dưỡng thể xác, “anh em tôi" còn được nuôi dưỡng về tâm hồn, được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình. Tất cả để lại trong lòng tác giả lòng biết ơn không thể nào quên. - Tình thương của cha mẹ dành cho con là một loại tình cảm hết sức tự nhiên. - Tất cả chúng ta có ai là không do cha sinh mẹ dưỡng, có ai có mặt trên cõi đời này mà không nhờ ơn cha mẹ. Cha mẹ là những người có công sinh thành, dưỡng dục ra mỗi chúng ta. Hình ảnh người cha tựa núi Thái Sơn hùng vĩ ngất trời, hình ảnh của mẹ như 3 nước ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn, bao la. 2.0 - "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ", bởi công lao cha mẹ chăm nuôi con vất vả nhiều bề. "Chín chữ cù lao" mà con phải nhớ là một cách thể hiện tấm lòng thành kính, mến yêu cha mẹ của con cái.
  5. II. TẠO LẬP VĂN BẢN 5.0 * Yêu cầu về kỹ năng: - Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm vào bài viết. - Diễn đạt trôi chảy,không mắc các lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Bài viết phải có đầy đủ bố cục ba phần. * Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở “ Lặng lẽ Sa Pa”, học sinh có thể viết bài văn theo nhiều cách khác nhau nhưng phải phù hợp nhân vật được đóng vai với nội dung của tác phẩm, sau đây là một số gợi ý: a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề để đẫn vào câu chuyện. 0.5 b. Thân bài: 3.5 - Giới thiệu về lí do của chuyến đi - Cảm nhận về cảnh sắc của Sa Pa. - Kể về cuộc gặp gỡ trên chuyến xe với bác lái xe và nhà họa sĩ và anh thanh niên. - Cảm nhận, suy nghĩ về anh thanh niên. c. Kết bài: - Đánh giá về nhân vật. - Bài học rút ra. *Chú ý: Học sinh phải biết cách nhập vai vào nhân vật để bộc lộ được những suy nghĩ,nhìn nhận, đánh giá về anh thanh 1.0 niên và rút ra bài học sâu sắc qua câu chuyện. * Lưu ý: Trên đây là một số gợi ý định hướng, người chấm căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để đánh giá, cho điểm một cách linh hoạt; trân trọng những bài viết sáng tạo, sâu sắc. Người ra đề: Trần Thị Diễm Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2