intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Châu Đức’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: Ngữ văn 9 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian: 90 phút không kể phát đề) I. ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc: “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn. (Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD) Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn văn trên trích trong văn bản nào, của ai? Câu 2 (1.0 điểm). Nêu nội dung chính, nghệ thuật đặc sắc của văn bản đó. Câu 3 (1.5 điểm). Chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong hai câu thơ, từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ đó và nêu tác dụng? Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà (Cảnh khuya-Hồ Chí Minh) Câu 4 (2.0 điểm). Từ nội dung đoạn văn trên, nêu suy nghĩ của em về lòng khiêm tốn của con người (trình bày bằng đoạn văn ngắn). II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (5.0 điểm) Đóng vai bé Thu kể lại truyện “Chiếc Lược Ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. (Yêu cầu kết hợp miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm) ……… HẾT……… Họ và tên thí sinh: ………………………..…Số báo danh: ………………………… Chữ kí giám thị 1: ………………………………………….…………………………
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÔN NGỮ VĂN 9 (Hướng dẫn gồm có 02 trang) Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 5.0 1 - Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa 0.25 - Tác giả: Nguyễn Thành Long 0.25 - Nội dung: Truyện khắc họa thành công hình ảnh người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí 0.5 tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định 2 vẻ đẹp con người lao động và y nghĩa của những công việc thầm lặng. - Nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện hợp lí, cách kể chuyện 0.5 tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận. Học sinh trả lời 1 trong 2 biện pháp tu từ sau, giáo viên đều cho điểm: (BPTT 0.5 điểm, từ ngữ thực hiện 0.5 điểm, tác dụng 0.5 điểm) 1. BPTT: So sánh . Từ ngữ thực hiện: Cảnh khuya như vẽ 0.5 - Tác dụng: Nhấn mạnh cảnh đẹp như trong tranh của núi rừng 0.5 I Việt Bắc 0.5 3 2. BPTT: Điệp ngữ. Từ ngữ thực hiện: chưa ngủ - Tác dụng: Giải thích rõ lý do Bác chưa ngủ vì yêu cảnh đẹp thiên nhiên, nhưng quan trọng hơn đó là tâm trạng lo lắng cho vận mệnh của dân tộc, đất nước. - Về hình thức: Học sinh trình bày đoạn văn ngắn, có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn về lòng khiêm tốn của con người. - Về nội dung: Nêu được biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện về lòng khiêm tốn...trong cuộc sống. HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau miễn là hợp lý 4 - Khiêm tốn là thái độ hài hòa, đúng mực, không khoe khoang, tự mãn về những gì mình có mà luôn nỗ lực học hỏi, tìm tòi để 0.5 hoàn thiện bản thân. - Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp, nó giúp con người hoàn thiện, tiến bộ từng ngày. - Khiêm tốn chính là chìa khóa và hành trang giúp con người mở ra cánh cửa thành công 0.5 - Người có tính khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng và tin tưởng, nhờ vậy mà họ có những mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn. - Trong cuộc sống vẫn có những con người tự cao, tự đại, luôn 0.5 cho rằng mình hơn người, thậm chí là khoe khoang một cách lố bịch. - Cần rèn luyện và trang bị cho mình đức tính khiêm tốn. 0.5
  3. Tạo lập văn bản 5.0 * Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh biết cách làm bài văn tự sự theo bố cục 3 phần. - Trình bày được diễn biến của câu chuyện (theo cốt truyện trong tác phẩm). Bài viết có bố cục mạch lạc, rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, lời văn có cảm xúc. Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo một số ý cơ bản sau: 1. Mở bài - Giới thiệu khái quát tên, tuổi, hoàn cảnh sống 0.5 2. Thân bài Vào vai bé Thu kể lại câu chuyện chiếc lược ngà: Nỗi niềm của bé Thu II - Tôi lớn lên với nỗi nhớ mong cha. Mong ngóng gặp ba, nhưng đến khi ba về lại không gọi ba, nhìn nhận ba, gần gũi với ba. 1.0 - Thấy ba có vết sẹo lớn trên mặt, tôi hoảng sợ bỏ chạy. - Không gọi ba, xa lánh, hắt hủi ba Luôn lạnh nhạt với ba, không chấp nhận ba => Nguyên nhân chính là do vết sẹo trên mặt ba, khiến ba khác với trong ảnh. Hình ảnh ba hiện tại khác xa với trí tưởng tượng, khiến tôi không thể nào chấp nhận được. Cao trào xảy ra khi bị ba đánh - Tôi hất văng trái trứng ba gắp cho tôi, bị ba đánh, tôi không khóc mà bỏ đi sang nhà ngoại. - Đêm ngủ với ngoại tôi mới biết vết sẹo đó là do bọn giặc gây ra 2.0 - Tôi thấy hối hận, sáng sớm về gặp ba - Tiếng ba dồn nén đã lâu, vỡ òa. Tôi chạy nhanh tới ôm ba, giữ chặt ba - Tôi mong muốn lần tới ba về sẽ làm cho tôi chiếc lược => hy vọng sẽ được gặp lại ba. => Khi đã hiểu ra mọi thứ là lúc phải rời xa ba, tôi cảm thấy lưu luyến, cảm thấy có lỗi rất lớn vì đã đối xử lạnh nhạt với ba. Khi nghe tin ba hy sinh: -Tôi đau đớn đến tột cùng khi nghe tin ba hy sinh=> mãi mãi không bao giờ gặp lại ba. 1.0 - Nhìn chiếc lược ngà ba làm cho mình=> nhớ thương ba nhiều, trân trọng kỷ vật ba làm cho. 3. Kết bài - Khẳng định lại tình yêu thương ba - Hứa, liên hệ cuộc sống trong hòa bình ngày nay. 0.5 * Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng Giáo viên cần linh hoạt khi chấm điểm, cần trân trọng, khuyến khích những sáng tạo hợp lí của học sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1