intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT Núi Thành” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT Núi Thành

  1. MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học trong HK I so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của Phòng GD&ĐT III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Tổng Nội dung/ nhận thức TT Kĩ năng đơn vị kĩ Nhận Vận dụng Thông hiểu Vận dụng năng biết cao (số câu) (số câu) (số câu) (số câu) 1 Đọc- hiểu Thơ hiện đại 4 1 1 0 6 Tỷ lệ % điểm 30 10 10 0 50 2 Viết Viết bài văn 1* 1* 1* 1* 4 tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm Tỷ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỷ lệ điểm các mức độ 40 30 20 10 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 Nội Kĩ TT dung/Đơn Mức độ đánh giá năng vị kiến thức Nhận biết: Nhận biết được phương thức biểu đạt; nghĩa gốc, nghĩa chuyển; nhận biết biện pháp tu từ; từ láy. ĐỌC Thơ hiện 1 Thông hiểu: Hiểu được nội dung đoạn ngữ liệu. HIỂU đại Vận dụng: Trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân về một vấn đề đặt ra từ đoạn ngữ liệu. Viết bài Nhận biết: Kiểu bài văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, 2. LÀM văn tự sự miêu tả nội tâm, biểu cảm và nghị luận. VĂN có kết hợp Thông hiểu: Cách làm bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố các yếu tố khác theo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. miêu tả, Vận dụng: Vận dụng tốt cách làm bài văn tự sự kết hợp miêu tả nội các yếu tố miêu tả và biểu cảm, miêu tả nội tâm và nghị tâm, biểu luận cảm và Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt. nghị luận.
  3. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề này gồm 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ…” (Nhớ con sông quê hương – Tuyển tập thơ Tế Hanh) Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. Câu 2 (1.0 điểm): Xác định từ được dùng theo nghĩa chuyển trong câu thơ: “Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng”. Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra và gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”. Câu 4 (0.5 điểm) Tìm những từ láy có trong đoạn thơ trên. Câu 5 (1.0 điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ. Câu 6 (1.0 điểm) Từ đoạn thơ trên, em thấy mình cần có trách nhiệm gì đối với quê hương, đất nước? II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Kể lại kỉ niệm sâu sắc với một người mà em yêu quý. .................................................. Hết ................................................................
  4. Họ và tên học sinh........................................................; số báo danh................................. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn – Lớp 9 I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm bắt kĩ phần trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát, khách quan bài làm. Linh hoạt trong việc ghi điểm để tránh thiệt thòi cho thí sinh. - Lưu ý những bài viết có tính sáng tạo, mới lạ trong cách dùng từ, diễn đạt và trong nội dung. - Điểm lẻ tính đến 0.25 sau đó làm tròn theo quy định II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN CÂU ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI ĐIỂM PHẦN I ĐỌC HIỂU ( 5.0 điểm) 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0.5 2 Từ được dùng theo nghĩa chuyển trong câu thơ “Tỏa nắng 1.0 xuống lòng sông lấp loáng” là từ “lòng”. 3 - Biện pháp tu từ: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè 0.5 - Gọi tên: Biện pháp tu từ so sánh 0.5 Từ láy: Lấp loáng, mới mẻ 4 - Học sinh xác định đúng 2 từ láy 0.5 - Học sinh xác định đúng 1 từ láy 0.25 - Học sinh không xác định được 0.0 5 Nội dung đoạn trích: - Miêu tả vẻ đẹp của con sông quê - Bày tỏ nỗi nhớ và sự gắn bó với con sông, với quê hương của tác giả - Học sinh nêu đầy đủ nội dung như trên 1.0 - Trả lời đúng 1 trong 2 ý 0.5 -Học sinh trả lời không đúng ý hoặc không trả lời. 0.0
  5. * Tùy phần trả lời của học sinh mà giáo viên linh hoạt ghi điểm. 6 Học sinh có thể trả lời nhiều ý khác nhau, các ý phải nêu được trách nhiệm của công dân với quê hương, đảm bảo không vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật. * Gợi ý: - Giữ gìn vẻ đẹp của quê hương: có ý thức bảo vệ quê hương, đất nước, giữ gìn nét đẹp văn hóa quê hương, bảo vệ môi trường, … - Góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp: học tập, tu dưỡng, rèn luyện tốt; tham gia các hoạt động thiện nguyện… + Học sinh trình bày hợp lí, rõ ràng, đảm bảo từ 2 ý trở lên 1.0 + Học sinh có trình bày hợp lí, rõ ràng nhưng chỉ đảm bảo 1 ý 0.5 + Học sinh có trình bày nhưng chưa đảm bảo ý, hoặc không 0.0 trình bày * Tùy theo phần trả lời của học sinh mà giáo viên linh hoạt ghi điểm. PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 ĐIỂM) Tiêu chí đánh giá 1. Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp với các yếu tố khác: miêu tả, biểu cảm, miêu tả nội tâm và nghị luận trong một bài văn tự sự 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân 0.5 bài, kết bài. Đảm bảo yêu cầu từng phần. b) Xác định đúng yêu cầu bài tự sự: kỉ niệm sâu sắc với một người mà em yêu 0.5 quý c) Viết bài: Sau đây là những yêu cầu có tính định hướng:
  6. + Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm với người em yêu quý 0.5 + Thân bài: - Hoàn cảnh diễn ra kỉ niệm: 2.0 + Địa điểm, thời gian diễn ra kỉ niệm... + Tâm trạng của bản thân... - Diễn biến câu chuyện: + Lần lượt kể diễn biến câu chuyện + Kết hợp miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm và nghị luận trong từng sự việc - Kết thúc câu chuyện: nêu cảm nghĩ và bài học rút ra qua câu chuyện + Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa câu chuyện, gởi thông điệp cho mọi người. 0.5 d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sự sáng tạo trong cách hành 0.5 văn, sáng tạo trong xây dựng tình huống câu chuyện. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5 * Tùy từng trường hợp làm bài cụ thể mà giáo viên cần linh hoạt ghi điểm trong quá trình chấm. ……………..Hết……………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2