intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Chu Huy Mân, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Chu Huy Mân, Bắc Trà My" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Chu Huy Mân, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GDĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KÌ I- NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG PTDTBT THCS MÔN: Ngữ văn 9 CHU HUY MÂN Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ nhận Tổng Nội thức Kĩ dung/đ Vận TT Nhận Thông Vận Năng ơn vị kĩ dụng biết hiểu dụng năng cao (Số (Số (Số (Số câu) câu) câu) câu) Văn bản 1 0 nghị luận. Thực Đọc hành 4 1 1 6 tiếng Việt: biện pháp tu từ Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 2 Văn tự sự kết hợp Viết 1* 1* 1* 1 1 miêu tả, nghị luận Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ 40 30 20 10 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC: 2023- 2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 Vận dụng Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc – hiểu - Biết nêu Nắm được Từ đoạn trích đưa và thực hành được những quan điểm ra suy nghĩ về thái tiếng Việt lối sống tác của tác giả độ sống của bản 1. Đọc – giả nói đến để đưa ra ý thân hiện nay. hiểu: Văn trong văn kiến bản bản: “Ngừng bản. thân đồng phán xét”, Ừ - Biết xác tình hay thì yêu! Đời định biện không? có bao nhiêu . pháp tu từ. 2. Thực hành tiếng Việt - Biện pháp tu từ. Tỉ lệ % điểm 30 10 10 II. Viết - Xác định Diễn biến sự - Tập trung kể lại- Tôi hứa với Viết bài văn được kiểu việc giữa ba sẽ sống có phút giây xúc động, tự sự (Kết bài, vấn đề Thu với ông nghẹn ngào khi Thuích, chiến đấu hợp miêu tả tự sự. và làm việc Sáu. nhận ra ba, không và nghị luận) - Xác định hết mình vì bố cục bài muốn cho ba đi. - Kể sơ lược Tổ Quốc. văn. hoàn cảnh xa - Khái quát lại ba -Diễn đạt mạch lạc, câu chuyện và rõ ràng những luận đưa ra bài học - Khi ông mà bản thân điểm, luận cứ Sáu về thăm rút ra được nhà và Thu qua nhân vật chưa nhận mình hóa ông Sáu là thân. ba trong những ngày đầu . Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10
  3. Tổng: 100 40 30 20 10 PHÒNG GDĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG PTDTBT THCS MÔN: Ngữ văn 9 CHU HUY MÂN Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA I: Đọc - hiểu. (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Những con chim bồ câu tụ tập với nhau trong một cái chuồng trên ngọn cây, chúng thấy con chim đại bàng sải cánh trên cao, bèn bàn luận: - Eo ơi, gió đùng đùng thế kia mà nó cứ bay lên cao làm gì nhỉ. Không xuống đây như bọn mình có phải an toàn hơn không? - Báu bở gì cái trò bay một mình, cô đơn bỏ xừ! Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như chúng mình sung sướng, ngày ngày có người cho ăn… Đúng là đồ dở hơi! Đại bàng tung hoành trong cơn bão, rồi đi săn mồi về tổ, nó nào ngó xuống để suy nghĩ về mấy con chim bồ câu? Rồi một ngày, người chủ mang mấy con chim ra thịt đãi khách. Trước khi bị cắt tiết, chúng tiếc nuối nhớ về hình ảnh con chim đại bàng. Đại bàng vẫn đi săn mồi, nào hay biết gì về mấy con chim bồ câu? Con người khác con chim ở chỗ được lựa chọn, không nhất thiết phải là đại bàng hay bồ câu, nhưng dù ngồi ở vị trí nào, chủ động cho cuộc sống của chính mình vẫn là tốt nhất. Và đừng bao giờ phán xét người khác khi họ không thèm để ý đến mình. Những người không quản trị nổi chính cuộc sống của bản thân, thiếu tự tin nhất, buồn thay lại là những người hay phán xét nhất!” (“Ngừng phán xét”, Ừ thì yêu! Đời có bao nhiêu, An Xinh Trương, NXB Phụ nữ, 2018, tr.156,157) Câu 1 (0,5 điểm). Những con chim bồ câu lựa chọn cho mình một cách sống như thế nào? Câu 2(0,5 điểm). Đại bàng chọn cho mình cách sống như thế nào? Câu 3(1 điểm). Theo tác giả, người hay phán xét nhất là người ra sao? Câu 4(1 điểm). Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như chúng mình sung sướng, ngày ngày có người cho ăn. Câu 5 (1 điểm). Em có đồng tình với quan điểm Đừng bao giờ phán xét người khác của tác giả không? Vì sao? Câu 6 (1 điểm). Bài học cho bản thân em từ đoạn trích trên? II. Làm văn: (5 điểm) Em hãy đóng vai nhân vật bé Thu kể lại truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, từ khi ông Sáu về thăm nhà (Kết hợp yếu tố miêu tả và nghị luận). ....HẾT....
  4. Duyệt của BGH Duyệt tổ CM GV ra đề Phạm Văn Lực Nguyễn Thị Phúc PHẦN HƯỚNG DẪN CHẤM
  5. I. Đọc- hiểu: Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc - hiểu - Những con chim bồ câu lựa chọn cho mình 0,5 cách sống an toàn, không kiếm sống vất 1 vả, ngày ngày có người cho ăn; hay bàn luận, phán xét về người khác. Đại bàng chọn cách sống cô đơn, vất vả 2 0,5 kiếm sống qua ngày và không phán xét ai cả. - Theo tác giả, người hay phán xét nhất là người không quản trị 3 1,0 nổi chính cuộc sống của bản thân, thiếu tự tin nhất. 4 - BPNT: (HS nêu được 1 trong 2 BPNT) + Đối lập (kiếm mồi vất vả - sung sướng, ngày ngày có người cho ăn). + Liệt kê: kiếm mồi cũng vất vả lắm………. sung sướng, ngày ngày có người cho ăn. - Hiệu quả: + Làm tăng sức gợi 1,0 hình gợi cảm, khiến 0,5 câu văn sinh động hấp 0 dẫn. + Nhấn mạnh và làm nổi bật sự lựa chọn khác nhau của hai cách sống: sung sướng, chờ đợi hưởng thụ và khó nhọc kiếm tìm, chủ động tạo lập cuộc sống của mình. + Thể hiện thái độ đồng tình của tác giả trước cách sống chủ động tạo lập cuộc sống của mình và chê trách
  6. lối sống phụ thuộc vào người khác; mong muốn mỗi người biết lựa chọn cách sống phù hợp với bản thân. * Mức 2: Trả lời còn thiếu một ý trong hai ý trên. * Mức 3: Không làm hoặc làm sai. 5 Học sinh nêu ý kiến của mình dựa trên sự lí giải phù hợp, thuyết phục. Có thể theo hướng: * Đồng tình. - Vì: + Khi phán xét người khác chúng ta có thể sẽ sai lầm vì bản thân không hiểu rõ về họ, 1,0 không ở trong hoàn cảnh, vị trí của họ. + Khi phán xét về người khác vô căn cứ là chúng ta đang hành động sai. 0,5 + Phán xét người khác 0 mà sai lệch sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng…. * Đồng tình nhưng bổ sung. - Vì: + Không phán xét không có nghĩa là thờ ơ với người khác, bàng quan trước thời cuộc. + Không phán xét người khác là lúc mình tự soi lại bản thân để tự nhận ra sai lầm, khiếm khuyết của bản thân. * Mức 2: Trả lời còn thiếu một ý trong hai ý trên. * Mức 3: Không làm
  7. hoặc làm sai. - Bài học: + Nhận thức được cách sống hữu ích, phù hợp với bản thân. 1,0 + Ngừng phán xét người khác một cách vô căn cứ. + Tôn trọng lối sống và cách lựa chọn của 0,5 người khác. 0 + Rèn luyện cho bản thân mình bản lĩnh trước khó khăn để chủ 6 động tạo lập cuộc sống. + Tôn trọng những người dám chủ động tạo lập cuộc sống cho mình. + Phê phán những người sống phụ thuộc, thích hưởng thụ. * Mức 2: Trả lời còn thiếu một số ý trong những ý trên. * Mức 3: Không làm hoặc làm sai. II Làm văn 5,0 a. a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn tự sự - Có đủ các phần mở0,25 bài, thân bài, kết bài; Mỗi phần làm đúng nhiệm vụ của mình. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. - Đóng vai bé Thu để0,25 kể lại câu chuyện “Chiếc lược ngà” c. c. Kể lại câu chuyện “Chiếc lược ngà” HS có thể tự do tưởng tượng, suy
  8. nghĩ về nhân vật nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 0,5 *Mở bài: - Lời tự giới thiệu về mình (Tôi tên là Thu, quê ở Cửu Long, từ khi sinh ra đã không biết mặt ba, sống cùng với mẹ.) - Hai mẹ con chờ ba chiến đấu ở chiến trường, chỉ biết ba thông qua tấm ảnh 1 cũ và câu chuyện của mẹ. - Tuy hình ảnh ba mờ nhạt, nhưng tình cảm nhớ thương dành cho ba không bao giờ nguôi. *Thân bài: 1 - Nỗi niềm của tôi: + Tôi lớn lên với nỗi nhớ mong ba. + Mong ngóng gặp ba, nhưng đến khi ba về lại không gọi ba, nhìn nhận ba, gần gũi với ba. + Thấy ba có vết sẹo lớn trên mặt, tôi0,5 hoảng sợ bỏ chạy. + Không gọi ba, xa lánh, hắt hủi ba. 0,5 + Luôn lạnh nhạt với ba, không chấp nhận ba. => Nguyên nhân chính là do vết sẹo trên mặt ba, khiến ba khác với trong ảnh. Hình ảnh ba hiện tại
  9. khác xa với trí tưởng tượng, khiến tôi không thể nào chấp nhận được. - Cao trào xảy ra khi bị ba đánh: + Tôi hất văng trái trứng ba gắp cho tôi, bị ba đánh, tôi không khóc mà bỏ đi sang nhà ngoại. + Đêm ngủ với ngoại tôi mới biết vết sẹo là do tụi giặc gây ra. + Tôi thấy hối hận, sáng sớm về gặp ba. + Tiếng ba dồn nén đã lâu, vỡ òa. Tôi chạy nhanh tới ôm ba, giữ chặt ba. + Tôi mong muốn lần tới ba về sẽ làm cho tôi chiếc lược => hy vọng sẽ được gặp lại ba. => Khi đã hiểu ra mọi thứ là lúc phải rời xa ba, tôi cảm thấy lưu luyến, cảm thấy có lỗi rất lớn vì đã đối xử lạnh nhạt với ba. - Khi nghe tin ba hy sinh: + Tôi đau đớn đến tột cùng khi nghe tin ba hy sinh=> mãi mãi không bao giờ gặp lại ba. + Nhìn chiếc lược ngà ba làm làm cho mình=> nhớ thương ba nhiều, trân trọng
  10. kỷ vật ba làm cho. * Kết bài: - Tôi hứa với ba sẽ sống có ích, chiến đấu và làm việc hết mình vì Tổ Quốc. - Khái quát lại câu chuyện và đưa ra bài học mà bản thân rút ra được qua nhân vật mình hóa thân. d. Chính tả, ngữ 0,5 pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Vận dụng để kết hợp với các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận có sức thuyết phục, biết liên hệ với 0,5 thực tiễn đời sống rút ra bài học để làm nổi bật câu chuyện; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. Tổng điểm: 10,0
  11. PHÒNG GDĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG PTDTBT THCS MÔN: NGỮ VĂN 9 CHU HUY MÂN Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I: Đọc - hiểu. (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Những con chim bồ câu tụ tập với nhau trong một cái chuồng trên ngọn cây, chúng thấy con chim đại bàng sải cánh trên cao, bèn bàn luận: - Eo ơi, gió đùng đùng thế kia mà nó cứ bay lên cao làm gì nhỉ. Không xuống đây như bọn mình có phải an toàn hơn không? - Báu bở gì cái trò bay một mình, cô đơn bỏ xừ! Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như chúng mình sung sướng, ngày ngày có người cho ăn… Đúng là đồ dở hơi! Đại bàng tung hoành trong cơn bão, rồi đi săn mồi về tổ, nó nào ngó xuống để suy nghĩ về mấy con chim bồ câu? Rồi một ngày, người chủ mang mấy con chim ra thịt đãi khách. Trước khi bị cắt tiết, chúng tiếc nuối nhớ về hình ảnh con chim đại bàng. Đại bàng vẫn đi săn mồi, nào hay biết gì về mấy con chim bồ câu? Con người khác con chim ở chỗ được lựa chọn, không nhất thiết phải là đại bàng hay bồ câu, nhưng dù ngồi ở vị trí nào, chủ động cho cuộc sống của chính mình vẫn là tốt nhất. Và đừng bao giờ phán xét người khác khi họ không thèm để ý đến mình. Những người không quản trị nổi chính cuộc sống của bản thân, thiếu tự tin nhất, buồn thay lại là những người hay phán xét nhất!” (“Ngừng phán xét”, Ừ thì yêu! Đời có bao nhiêu, An Xinh Trương,
  12. NXB Phụ nữ, 2018, tr.156,157) Câu 1 (0,5 điểm). Những con chim bồ câu lựa chọn cho mình một cách sống như thế nào? Câu 2(0,5 điểm). Đại bàng chọn cho mình cách sống như thế nào? Câu 3(1 điểm). Theo tác giả, người hay phán xét nhất là người ra sao? Câu 4(1 điểm). Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như chúng mình sung sướng, ngày ngày có người cho ăn. Câu 5 (1 điểm). Em có đồng tình với quan điểm Đừng bao giờ phán xét người khác của tác giả không? Vì sao? Câu 6 (1 điểm). Bài học cho bản thân em từ đoạn trích trên? II. Làm văn: (5 điểm) Em hãy đóng vai nhân vật bé Thu kể lại truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, từ khi ông Sáu về thăm nhà (Kết hợp yếu tố miêu tả và nghị luận). ----------------- HẾT --------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2