intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Don, Nam Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Don, Nam Trà My” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Don, Nam Trà My

  1. KHUNG MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ Văn - Lớp 9 Mức độ nhận thức TT Kỹ năng Nội dung/ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Đơn vị kỹ (Số câu) (Số câu) (Số câu) năng 1 Đọc Truyện 4 1 1 Tỉ lệ % điểm 30 10 10 0 2 Viết Viết bài văn tự 1* 1* 1* sự. Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 Tỉ lệ % điểm 70 các mức độ
  2. BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC: 2023 - 2024 Môn: Ngữ Văn - Lớp 9 Chương/ Chủ Nội dung /Đơn Mức độ đánh Số câu hỏi t TT đề vị kiến thức giá Nhận biết Thông hi 1 Đọc hiểu: Truyện Nhận biết: Lặng lẽ Sa Pa. - Nhận biết phương thức biểu đạt của đoạn trích. - Nhận biết được nội dung chính của đoạn trích. - Nhận biết được hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm và nêu ngắn gọn tác dụng. 4 TL - Nhận biết được khởi ngữ. 1 TL Thông hiểu: - Hiểu và trình bày cảm nhận của em về nhân vật “anh” được nhắc đến trong đoạn trích. Vận dụng: - Từ nội dung đoạn trích trên, hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của công việc đối với cuộc sống mỗi người. 2 Viết: văn tự Nhận biết: 1 TL* 1 TL* sự. Thông hiểu:
  3. Vận dụng: Vận dụng cao: Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng từng mắc lỗi lầm. Có những lỗi lầm để lại trong lòng ta những suy nghĩ day dứt, những bài học khó quên. Em hãy kể lại một lần mắc lỗi mà mình đã mắc phải. Tổng 4 TL 1 TL 1 TL Tỉ lệ % 40 30 20 Tỉ lệ chung 70 UBND HUYỆN NAM TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON NĂM HỌC: 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 01 trang) Họ và tên học sinh:……………………………… Lớp………..SBD……………….. I. ĐỌC- HIỂU (5.0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. “ Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề , những đêm bầu trời đen kịt , nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình . Bây giờ làm nghề này cháu cũng không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi Việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, đâu mình vì ai mà làm việc? Đấy cháu tự nói với nhau thế đấy." (Trích Lặng lẽ SaPa SGK Ngữ văn 9, tập 1- NXB Giáo dục) Câu 1. (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2. (0.5 điểm) Chỉ ra câu có sử dụng khởi ngữ trong đoạn trích? Câu 3. (1.0 điểm) Đoạn trích trên thể hiện phẩm chất nào của anh thanh niên?
  4. Câu 4. (1.0 điểm) Đoạn trích có hình thức ngôn ngữ nào: đối thoại hay độc thoại hay độc thoại nội tâm và nêu ngắn gọn tác dụng ? Câu 5. (1.0 điểm) Dựa vào đoạn trích trên trình bày cảm nhận của em về nhân vật “anh? Câu 6. (1.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích trên, hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của công việc đối với cuộc sống mỗi người (bằng một đoạn văn từ 5 - 7 câu). II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm). Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng từng mắc lỗi lầm. Có những lỗi lầm để lại trong lòng ta những suy nghĩ day dứt, những bài học khó quên. Em hãy kể lại một lần mắc lỗi mà mình đã mắc phải. ……HẾT…… * Lưu ý: - Học sinh làm bài vào giấy thi. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. UBND HUYỆN NAM TRÀ MY HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 9 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm). Câ Đáp án Điểm u 1 - Phương thức biểu đạt: tự sự. 0.5 2 - Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? 0.5 3 Đoạn trích trên thể hiện phẩm chất: Tình yêu nghề, tận tâm với công 1.0 việc của anh thanh niên. 4 - Đối thoại 0.5
  5. - Tác dụng để tạo ra hình ảnh sống động về đêm tối và ngôi sao xa, 0.5 trong khi ngôn ngữ hùng biện được sử dụng để thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật cháu. Học sinh trình bày cảm nhận theo các gợi ý sau: 1.0 - Giới thiệu hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên. 0.25 5 - Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm về công việc: + Anh thanh niên hiểu rằng công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng 0.5 liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người. + Làm việc một mình trên đỉnh núi cao,không có ai giám sát, thúc giục anh vẫn luôn tự giác, tận tụy: suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp” đúng giờ, phải ghi và báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại. + Anh yêu công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào. + Với anh, công việc là niềm vui, là lẽ sống: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất” => anh đã thực sự tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong công việc thầm lặng giữa Sa Pa và sương mù bao phủ. - Khẳng định lại vẻ đẹp của anh thanh niên. 0.25 - Khái niệm công việc. -Ý nghĩa công việc: + Đem lại nguồn sống cho con người. 6 + Làm công việc mình yêu thích đem lại hạnh phúc cho bản thân 1.0 chúng ta. => Công việc đem lại những giá trị vật chất và tinh thần cho chúng ta. Từ đó chúng ta có thể dành những điều tốt đẹp đó cho những người xung quanh và cho xã hội. Cuộc sống trở nên đẹp hơn nhờ vào ý nghĩa của công việc. II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm). Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biết sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, biết sử dụng ngôi kể phù hợp. b) Yêu cầu về nội dung: Câu chuyện kể có tính chân thực, có ý nghĩa, thể hiện được nội dung về lỗi lầm mình đã mắc phải.
  6. 2. Yêu cầu cụ thể. a. Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: 0.25 mở bài, thân bài, kết bài. b.Xác định đúng đối tượng tự sự: Một lỗi lầm đã mắc phải. 0.25 c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Mở bài: Giới thiệu được lỗi lầm của bản thân. 0.5 - Thân bài: 3.0 + Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện. + Kể lại được chuỗi sự việc gắn với bản thân đã làm nên lỗi lầm + Kết thúc sự việc như thế nào? - Kết bài: Nêu được những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân về nội dung 0.5 sự việc, rút ra bài học cho bản thân. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sự sáng tạo trong xây dựng trình tự 0.25 kể, sử dụng ngôi kể, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về nội dung kể. Bài viết có nội dung sâu sắc, thuyết phục, thể hiện kĩ năng thuyết minh 4-5 tốt, vận dụng linh hoạt. Có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả. Bài viết rõ trọng tâm nhưng chưa sâu. Còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, 2-3 chính tả. Chưa biết cách làm bài, nội dung sơ sài, diễn đạt lủng củng. Còn mắc 1 nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả. Không viết bài hoặc lạc đề. 0 *LƯU Ý: ĐỐI VỚI HỌC SINH KHUYẾT TẬT HỌC TẬP I. PHẦN ĐỌC HIỂU: Câ Đáp án Điểm u 1 - Phương thức biểu đạt: tự sự. 0.5 2 - Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? 0.5 3 - Đoạn trích trên thể hiện phẩm chất: Tình yêu nghề, tận tâm với 1.0 công việc của anh thanh niên. 4 - Đối thoại 0.5
  7. - Tác dụng để tạo ra hình ảnh sống động thể hiện suy nghĩ và cảm 0.5 xúc của nhân vật cháu. 5 - Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm về công việc 1.0 6 - Đem lại nguồn sống cho con người. 1.0 - Làm công việc mình yêu thích đem lại hạnh phúc cho bản thân chúng ta II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN: Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý. b) Yêu cầu về nội dung: Câu chuyện kể có tính chân thực, có ý nghĩa, thể hiện được nội dung về lỗi lầm mình đã mắc phải. 2. Yêu cầu cụ thể. a. Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: 0.5 mở bài, thân bài, kết bài. b.Xác định đúng đối tượng tự sự: Một lỗi lầm đã mắc phải. 0.5 c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: 0.5 - Mở bài: Giới thiệu được lỗi lầm của bản thân. 3.0 - Thân bài: + Kể lại diễn ra câu chuyện. + Kể lại được chuỗi sự việc gắn với bản thân đã làm nên lỗi lầm - Kết bài: Nêu được những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân về nội dung 0.5 sự việc. (Trên đây là những định hướng, trong quá trình chấm bài giáo viên có thể linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm của học sinh sao cho chính xác, hợp lí. Cần trân trọng những bài viết có những ý tưởng độc đáo, giàu chất sáng tạo.) TM. HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ VÀ IN SAO ĐỀ THI CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Thu Trịnh Thị Tuyết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2