intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Năng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Năng, Phước Sơn” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Năng, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC NĂNG NĂM HỌC 2023 -2024 Môn: Ngữ văn 9 MA TRẬN ĐỀ Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 15) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận. - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ nhận thức Nội Nhận Thông Vận Vận TT Kỹ năng dung/đơn vị Tổng biết hiểu dụng (Số dụng cao kỹ năng (Số câu) (Số câu) câu) (Số câu) Đọc hiểu Ngữ liệu 1 Số câu ngoài SGK 4 1 1 0 6 Tỷ lệ % điểm 30 10 10 0 50 Viết Văn tự sự 2 Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỷ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  2. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC NĂNG NĂM HỌC: 2023 -2024 Môn: Ngữ văn 9 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Mức độ Mô tả Nhận biết - Nhận biết được phương thức biểu đạt chính dùng Văn bản trong ngữ liệu. (Ngữ liệu: Đoạn - Nhận biết được ngôi kể và tác dụng của ngôi kể sử trích ngoài dụng trong đoạn văn. SGK) - Nhận biết từ láy trong câu. - Nhận biết biện pháp tu từ sử dụng trong câu. Thông hiểu - Hiểu được ý nghĩa của chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích. - Trình bày quan điểm, suy nghĩ về một vấn đề đặt ra Vận dụng trong đoạn trích. Nhận biết - Nhận biết được kiểu văn bản, vấn đề tự sự. - Xác định được cách thức trình bày bài văn tự sự. Thông hiểu - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của vấn đề tự sự. - Lựa chọn được ngôn ngữ phù hợp để thể hiện được nội dung vấn đề. Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác phù hợp để Làm văn triển khai vấn đề tự sự, bày tỏ quan điểm của bản thân Văn tự sự về vấn đề tự sự. - Tạo lập được một văn bản tự sự có bố cục hợp lí; có Vận dụng lồng ghép cái yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối Cao thoại độc thoại, độc thoại nội tâm... - Có sáng tạo trong diễn đạt.
  3. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC NĂNG NĂM HỌC 2023 -2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: ......./......../2023 Họ và tên học sinh: Điểm Nhận xét của giáo viên ………………………………… Lớp: 9/… I. Đọc- hiểu (5.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời câu hỏi: 19.5.1970 Được thư mẹ… Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả. (Trang 245-Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005) Câu 1. (1,0 điểm) Trong đoạn văn có những phương thức biểu đạt nào? Câu 2. (1,0 điểm) Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của ngôi kể đó? Câu 3. (0,5 điểm) Chỉ ra từ láy có trong câu văn sau: Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả. Câu 4. (0,5 điểm) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau “Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con”. Câu 5. (1,0 điểm) “Lí tưởng” mà liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến trong đoạn văn trên là gì? Câu 6. (1,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. II. Làm văn (5.0 điểm) Cuộc sống xung quanh chúng ta luôn có những mẩu chuyện cảm động về lòng nhân ái. Hãy kể lại một câu chuyện mà em biết hoặc em từng trải qua. --- Hết ---
  4. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC NĂNG NĂM HỌC 2023 -2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý ghi điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sự cảm nhận sâu sắc, giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại ghi điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM I. Đọc- hiểu Câu 1: Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, tự sự. 1.0 (5.0 điểm) - Học sinh trả lời được 1 trong 3 phương thức (0,5 điểm). - Học sinh trả lời được 2 trong 3 phương thức (0,75 điểm). - Học sinh trả lời được 3 phương thức (1,0 điểm). Câu 2: Ngôi kể được sử dụng trong đoạn văn và tác dụng của ngôi 1.0 kể. - Ngôi kể: Ngôi kể thứ nhất. - Tác dụng: Câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, thể hiện rõ cảm xúc nhân vật. Học sinh trả lời được 1 nội dung (0,5 điểm). Câu 3: Từ láy có trong câu văn: xào xạc, dào dạt, vang vọng. 0,5 - Học sinh trả lời được 1 trong 3 từ (0,25 điểm). - Học sinh trả lời được 2 từ trở lên (0,5 điểm). Câu 4: Nêu đúng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: So sánh. 0,5 Câu 5: Trả lời đúng ý: Lí tưởng mà liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm 1.0 nhắc đến là lí tưởng hi sinh tuổi xanh lên đường chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Giáo viên có thể linh hoạt để chấm điểm nếu câu trả lời của học sinh có ý đúng. Câu 6: Viết đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. - Mức 1: HS viết được đoạn văn ngắn suy nghĩ của bản thân một 1.0 cách đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc. - Mức 2: HS viết được đoạn văn ngắn suy nghĩ của bản thân nhưng 0.5 chưa đầy đủ, diễn đạt chưa rõ. - Mức 3: HS không viết được đoạn văn ngắn hoặc trình bày không 0 chính xác hoặc không có câu trả lời. *Gợi ý: Họ đã hi sinh tuổi xanh, đời trẻ vì lí tưởng độc lập và thống nhất dân tộc. Thế hệ sau nể phục và biết ơn với các thế hệ đã quên mình, hi sinh để có Tổ quốc, cuộc đời hôm nay. II. Làm văn HS tạo lập được bài văn về một vấn đề tự sự 5.0
  5. (5.0 điểm) 1. Yêu cầu chung: a. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết là một văn bản tự sự hoàn chỉnh, kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại độc thoại, độc thoại nội tâm... b. Yêu cầu về nội dung: Câu chuyện kể có tính chân thực, thể hiện được tấm lòng nhân ái.... 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 0.5 b. Xác định đúng đối tượng tự sự: Kể một câu chuyện về lòng 0.5 nhân ái mà em đã chứng kiến hoặc tham gia. c. Viết bài: Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: Mở bài: Giới thiệu câu chuyện hay một nhân vật có tấm lòng nhân 0.5 ái mà em định kể. Thân bài: - Trình bày diễn biến câu chuyện. 2.0 - Kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận... phù hợp để thể hiện sâu sắc nội dung ý nghĩa câu chuyện. Kết bài: Nêu kết thúc câu chuyện và cảm nghĩ của em về câu chuyện được kể. 0.5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện tình cảm sâu sắc về 0.5 nội dung kể. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0.5 đặt câu... --- Hết ---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2