intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong, Hiệp Đức" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH&THCS LÊ HỒNG PHONG KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Kiến thức - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 14) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu và tạo lập văn bản. - Nâng cao khả năng cảm nhận văn học qua đoạn trích đã học. - Vận dụng kĩ năng làm bài văn tự sự có sử dụng kết hợp với các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm. 3. Thái độ - Cẩn trọng khi làm bài. - Có ý thức độc lập trong làm bài, vận dụng những kiến thức đã học vào bài làm một cách khoa học. 4. Năng lực, phẩm chất - Nhận thức, giải quyết vấn đề, cảm thụ văn chương, sáng tạo trong bài làm. - Trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ khi làm bài. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường - Thời gian: 90 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Lĩnh vực cao số nội dung I. Đọc - PTBĐ chính. - Hiểu được tính Trình bày hiểu Tiêu - Cách dẫn trực tiếp. cách nhân vật suy nghĩ của chí lựa - Phép tu từ so sánh. trong đoạn bản thân. chọn ngữ - Nghĩa gốc, nghĩa trích . liệu: Văn chuyển. bản ngắn. - Số câu 4 1 1 6 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50%
  2. Viết bài văn kể lại một II. Tạo kỉ niệm sâu sắc của em lập với người thân trong gia đình. - Số câu 1* 1* 1* 1* 1 - Số điểm 1.0 2.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 10 % 20% 10 % 10 % 50% Tổng số 3 1 1 1 6 câu 4.0 3.0 2.0 1.0 10.0 Số điểm 40% 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ IV. BẢNG ĐẶC TẢ Câu Mức Điểm Chuẩn đánh giá I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM) Câu 1 Nhận biết 0,75 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 Nhận biết 0,75 Chỉ ra lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích. Câu 3 Nhận biết 0,75 Xác định được câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh. Nhận biết từ ngữ là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Câu 4 Nhận biết 0,75 Hiểu được tính cách nổi bật của nhân vật thể hiện Câu 5 Hiểu 1,0 qua đoạn trích. Câu 6 Vận dụng thấp 1,0 Trình bày suy nghĩ của bản thân dưới dạng một đoạn văn. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 ĐIỂM) Vận dụng cao 5,0 Vận dụng kiến thức và kỹ năng để viết một bài văn tự sự.
  3. V. ĐỀ TRƯỜNG KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 TH&THCS LÊ Môn: Ngữ văn 9 HỒNG PHONG Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên: ………………… ………………… Lớp: …………. Điểm bài thi Chữ ký Chữ ký Nhận xét của giám thị giám khảo giám khảo Bằng số Bằng chữ I. Đọc - hiểu văn bản (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Bữa cơm tối của người cha tàn tật thường kéo dài đến hai tiếng đồng hồ. My vừa cho cha ăn vừa dỗ dành ông như dỗ một đứa trẻ ốm yếu. […] Thời gian đầu, cứ mỗi khi bón cơm cho cha My lại khóc. Người cha cũng khóc không thành tiếng. Hai năm trở lại đây cô không khóc nữa. Thay vào đó, cô nhí nhảnh kể cho cha cô nghe những chuyện đại loại như cây hoa trà ông trồng giờ đang trổ nụ, những chậu xương rồng nhiều loại của ông mọc thêm rất nhiều nhánh, hay buổi sáng nào đó trong vườn nhà xuất hiện một con chim lạ, giọng con chim rất trong và mảnh như tơ nhện. Cô cứ kể những chuyện như thế cho tới khi người cha ăn xong thìa cơm cuối cùng. Đặt cái bát sang một bên, và lúc nào ngay sau đó cô cũng nói với người cha: “Ba đã hoàn thành nhiệm vụ. Con quyết định tặng huân chương cho ba”. Người cha cổ ngước mắt nhìn con và cười. Và chỉ có cô mới biết là ông đang cười. Ngày nào cũng vậy, bữa ăn thường kết thúc vào lúc những tia nắng cuối cùng trong ngày tan biến trong vòm lá bên cửa sổ. Và mảnh trời nhỏ nhìn qua ô cửa sổ ngả sang màu dâu chín. Hai cha con My ngồi im lặng bên nhau. Cô đặt những ngón tay gầy và hơi lành lạnh của người cha trong bàn tay nhỏ nhắn của cô. Cả hai cha con cô ngồi như bất động nhìn về phía mảnh trời nơi có những ngôi sao bé bỏng và ướt át thường hiện lên rất sớm vào những đêm không mây. […] (Trích Bầu trời của người cha, Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, 1998) Câu 1: (0,75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
  4. Câu 2: (0.75) Chỉ ra lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích? Câu 3: (0,75 điểm) Những câu văn nào trong đoạn trích có sử dụng phép tu từ so sánh. Câu 4: (0,75 điểm) Các từ in đậm trong đoạn trích được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 5: (1,0 điểm) Em hiểu gì về tính cách của nhân vật My thông qua đoạn trích trên? Câu 6: (1,0 điểm) Qua đoạn trích, em hãy viết đoạn văn (từ 5 – 7 dòng) nêu suy nghĩ về nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống hiện nay. II. Tạo lập văn bản (5.0 điểm) Viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với người thân trong gia đình. (Bài viết có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….…………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….…………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………….…………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………….…………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………
  5. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………… VI. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ). - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm Phần Nội dung Điểm I. ĐỌC Câu 1: HS xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0.75 – HIỂU (5.0đ)
  6. Câu 2: Lời dẫn trực tiếp: “Ba đã hoàn thành nhiệm vụ. Con quyết 0.75 định tặng huân chương cho ba”. Câu 3: - My vừa cho cha ăn vừa dỗ dành ông như dỗ một đứa trẻ ốm yếu. 0.75 - giọng con chim rất trong và mảnh như tơ nhện. - Cả hai cha con cô ngồi như bất động nhìn về phía mảnh trời nơi có những ngôi sao bé bỏng và ướt át thường hiện lên rất sớm vào những đêm không mây. * HS xác định đúng mỗi câu ghi 0,25 điểm. Câu 4: - “lạ”: nghĩa gốc. 0.75 - “trong”, “mảnh”: nghĩa chuyển. * HS xác định đúng mỗi từ ghi 0,25 điểm.
  7. Câu 5: Hiểu biết của học sinh về phẩm chất nổi bật của nhân vật có thể khác nhau song cần phải xuất phát từ nội dung đoạn trích. 1.0 Sau đây là một số gợi ý: - Trong sáng, yêu thương cha; - Sống có trách nhiệm, tâm hồn lãng mạn. * HS xác định được các nội dung cơ bản ghi 01 điểm. Tùy theo mức độ đạt được, GV định điểm phù hợp. Câu 6: Học sinh có thể có những suy nghĩ riêng song cần kiến giải hợp lý, đảm bảo hình thức của một đoạn văn. Có thể tham khảo các ý sau: yêu thương, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ họ trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta cũng phải nỗ lực học tập và rèn luyện đạo đức, để trở thành công dân tốt và có khả năng phụng dưỡng cha mẹ khi họ già yếu, đồng thời đóng góp vào xã hội những điều tốt đẹp nhất. - Mức 1: Trình bày đầy đủ dưới dạng một đoạn văn (5 – 7 dòng), 1.0 sâu sắc, hợp lí, thuyết phục.
  8. - Mức 2: Trình bày đầy đủ nội dung dưới dạng một đoạn văn (5 – 0.75 7 dòng) nhưng chưa sâu sắc, tính thuyết phục chưa cao. - Mức 3: Trình bày được nội dung phù hợp dưới dạng một đoạn 0.5 văn nhưng còn chung chung, sơ sài. - Mức 4: Trình bày được 1 khía cạnh của nội dung vấn đề. 0.25
  9. - Mức 5: Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu 0.0 cầu của đề. II. LÀM HS tạo lập được một bài văn tự sự: Viết bài văn kể lại một kỉ 5.0 VĂN niệm sâu sắc của em với người thân trong gia đình. (5.0 đ) 1.Yêu cầu chung: a. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm; biết sử dụng ngôi kể phù hợp. b. Yêu cầu về nội dung: Câu chuyện kể có tính chân thực, có ý nghĩa, thể hiện được nội dung về kỉ niệm sâu sắc với người thân trong gia đình.
  10. 2.Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các phần 0.25 mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng đối tượng tự sự: 0.25 Một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với người thân trong gia đình. c. Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: 0.5 - Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm sâu sắc với người thân. - Thân bài: 2.5 + Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện. + Kể lại được chuỗi sự việc gắn với bản thân và người thân trong gia đình tạo nên kỉ niệm sâu sắc. 0.5 - Kết bài: Nêu được những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về nội dung sự việc và người thân được kể trong câu chuyện. 0.5 * Lưu ý: Phải có kết hợp giữa tự sự với yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt mới mẻ, có sự sáng tạo trong xây dựng trình tự kể, sử dụng ngôi kể, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về nội dung kể. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0.25 từ, đặt câu.
  11. …………….. Hết ……………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2