intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ

  1. PHÒNG GD&Đ THÀNH PHỐ TAM KỲ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS LÊ LỢI Môn: Ngữ văn – Lớp … Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN: Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ Nội dung/đơn vị kĩ % Nhận Thông Vận Vận năng năng1 điểm biết hiểu dụng dụng cao Đọc Ngữ liệu ngoài sách 1 hiểu giáo khoa. Số câu 3 1 1 0 5 Tỉ lệ % 30 10 10 50 điểm Viết Viết bài văn tự sự có 2 kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận; hình thức đối thoại/ độc thoại/ độc thoại nội tâm. Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 10 20 10 10 50 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  2. II. ĐẶC TẢ Chương/ Nội dung/ Đơn vị kiến Chủ đề TT thức Mức độ đánh giá I Nhận biết: - Nhận biết được: ngôi kể & phương thức biểu đạt; lời dẫn trực tiếp; biện pháp tu từ; yếu tố nghị luận. Thông hiểu: Ngữ liệu Đọc hiểu - Hiểu từ ngữ dùng theo nghĩa chuyển và phương thức ngoài SGK chuyển nghĩa. Vận dụng: - Trình bày được ý kiến của bản thân về một vấn đề có liên quan đến văn bản. II Phần tạo Nhận biết: lập văn Viết bài văn - Xác định được kiểu bài. bản tự sự. - Xây dựng bố cục, sự việc chính. Thông hiểu: - Giới thiệu được tiết học/ tiết trải nghiệm. - Trình bày được các sự việc, diễn biến, địa điểm, thời gian, nhân vật, sự việc… - Tập trung vào sự việc chính. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. Vận dụng: - Trình bày được tác động của tiết học/ hoạt động đối với bản thân. - Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện phù hợp. - Biết lựa chọn sự việc, chi tiết, sắp xếp diễn biến câu chuyện mạch lạc, logic. Vận dụng cao: - Sáng tạo trong cách kể chuyện: vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận; hình thức đối thoại/ độc thoại/ độc thoại nội tâm một cách trôi chảy, sáng tạo. - Biết lựa chọn tiết học/ hoạt động có ý nghĩa, mang thông điệp sâu sắc và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.
  3. PHÒNG GD&Đ THÀNH PHỐ TAM KỲ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS LÊ LỢI Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: ĐẠI BÀNG VÀ GÀ Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy. Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời. “Ồ – đại bàng kêu lên – Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó”. Bầy gà cười ầm lên: “Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao”. Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết. Trong cuộc sống cũng vậy: Nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn sẽ sống một cuộc sống tầm thường vô vị, đúng như những gì mình đã tin. Vậy thì, nếu bạn đã từng mơ ước trở thành đại bàng, bạn hãy đeo đuổi ước mơ đó... và đừng sống như một con gà! (Theo Phạm Ngọc Cảnh: Gà- đại bàng - Bài học từ cuộc sống.) Câu 1. Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2. Tìm trong văn bản một lời dẫn trực tiếp và nêu dấu hiệu hình thức để nhận biết? Câu 3. Biện pháp tu từ được vận dụng trong câu sau là gì? “Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn.” Chỉ ra một chi tiết có sử dụng biện pháp tu từ đó? Câu 4. Xác định những câu văn chứa yếu tố nghị luận trong văn bản? Câu 5. Xác định trong câu văn sau một từ ngữ dùng theo nghĩa chuyển và cho biết phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ đó? “Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng.” Câu 6. Kết thúc văn bản có câu: “Vậy thì, nếu bạn đã từng mơ ước trở thành đại bàng, bạn hãy đeo đuổi ước mơ đó... và đừng sống như một con gà!” Ước mơ của em là gì? Em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó? II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Kể lại một tiết học em thấy hứng thú hoặc một hoạt động trải nghiệm thú vị ở ngôi trường em đang học ? (Bài viết có vận dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, hình thức đối thoại/ độc thoại hoặc độc thoại nội tâm)
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần NỘI DUNG CẦN ĐẠT Điểm I. ĐỌC - HIỂU 5.0 Câu 1. - Ngôi kể: ngôi thứ ba. 0,25 - Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,25 Câu 2. - Lời dẫn trực tiếp: Học sinh có thể chỉ ra một trong hai lời dẫn: 0,25 + Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó + “Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao”. - Dấu hiệu nhận biết: 0,25 + Lời dẫn 1: đứng sau dấu hai chấm và dấu gạch đầu dòng. + Lời dẫn 2: đứng sau dấu hai chấm và được đặt trong ngoặc kép. Câu 3 - Biện pháp tu từ Nhân hoá. 0,5 - Từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ đó: Đại bàng yêu gia đình; tâm hồn khao khát. 0,5 Câu 4. Những câu văn chứa yếu tố nghị luận: + Trong cuộc sống cũng vậy: Nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, 0,5 bạn sẽ sống một cuộc sống tầm thường vô vị, đúng như những gì mình đã tin. + Vậy thì, nếu bạn đã từng mơ ước trở thành đại bàng, bạn hãy đeo đuổi ước mơ đó... và đừng sống như một con gà! 0,5 - Từ ngữ dùng theo nghĩa chuyển: ngọn; sườn 0,5 Câu 5. - Phương thức chuyển nghĩa: ẩn dụ 0,5 Câu 6 - Học sinh nêu ra ước mơ:.. 1,0 - Cách thực hiện ước mơ : Học sinh có thể nêu ra nhiều cách khác nhau Gợi ý: Xác định mục tiêu rõ ràng; Ra sức học tập và rèn luyện; Kiên trì nhẫn nại vượt qua mọi thử thách; không chùn bước trước khó khăn…. - Mức 1: Học sinh nêu rõ ước mơ; nêu cách thực hiện hợp lí, thuyết phục, 1.0 diễn đạt trôi chảy. - Mức 2: Học sinh nêu rõ ước mơ; nêu cách thực hiện hợp lí, song diễn đạt 0,5- lủng củng, ít trôi chảy. 0,75 - Mức 3: Học sinh nêu được ước mơ nhưng chưa nêu được cách thực hiện 0,25 ước mơ đó. - Mức 4: Học sinh không nêu được ước mơ. 0,0 II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung: a) Yêu cầu về kĩ năng:
  5. - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm; hình thức đối thoại/độc thoại/ độc thoại nội tâm; biết sử dụng ngôi kể phù hợp. b) Yêu cầu về nội dung: Câu chuyện kể có tính chân thực, ý nghĩa sâu sắc, thể hiện được nội dung về một tiết học hoặc tiết hoạt đông ngoài giờ lên lớp đã để lại ấn tượng sâu sắc. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân 0.25 bài, kết bài. b) Xác định đúng đối tượng tự sự: Một tiết học hoặc tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp 0.25 đã để lại ấn tượng sâu sắc. c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Mở bài: Giới thiệu về một tiết học hoặc tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp để lại nhiều 0.5 ấn tượng sâu sắc. - Thân bài: 3.0 + Kể lại hoàn cảnh cụ thể (thời gian, không gian) diễn ra tiết học hoặc tiết hoạt đông ngoài giờ lên lớp. 0.5 + Kể lại được sự việc diễn ra trong tiết học hoặc tiết hoạt đông ngoài giờ lên lớp để lại ấn tượng sâu sắc. - Kết bài: Nêu được những suy nghĩ, tình cảm của bản thân về tiết học hoặc tiết hoạt đông ngoài giờ lên lớp được kể trong câu chuyện. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sự sáng tạo trong xây dựng trình tự kể, sử dụng 0.25 ngôi kể, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về nội dung kể. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2