intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức độ nhận Tổng Tỉ lệ % tổng điểm thức TT Nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Số câu Kĩ năng dung/đơn vị cao KT Số câu Số câu Số câu Số câu Văn bản 1 Đọc hiểu 4 1 1 0 6 truyện ngắn Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 2 Viết Văn tự sự 1* 1* 1* 1* 1 50 Tỷ lệ % 10 20 10 10 100% Tỉ lệ % điểm 40% 30% 20% 10% 7 các mức độ Tỷ lệ chung 70% TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Kĩ năng Nội dung/Đơn Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ nhận thức 1
  2. vị kiến thức giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nhận biết: 4 TL 1 TL 1TL - Nhận biết phương thức biểu đạt chính; 1 - Nhận biết chi tiết nêu trong đoạn trích; - Nhận biết câu văn thể hiện tình cảm của nhân vật trong đoạn trích; Đọc hiểu Văn bản - Nhận biết truyện ngắn cách dẫn trực tiếp và dấu hiệu. Thông hiểu: - Hiểu chi tiết trong đoạn trích. Vận dụng: - Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong đoạn trích. Văn tự sự Nhận biết: 1* 1* 1* 1 TL* Nhận biết được yêu cầu của đề 2
  3. văn tự sự. 2. Viết Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…). Vận dụng: Viết được bài văn tự sự. Biết trình bày, sắp xếp trình tự sự việc hợp lí. Bố cục, kết cấu và diễn biến sự việc hợp lí, logic. Biết kết hợp giữa ngôn ngữ kể chuyện và sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm một cách có hiệu quả. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong xây dựng trình tự kể, sử dụng ngôi kể; 3
  4. thể hiện tình cảm, suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa, tác dụng của chuyến đi. Tổng 4 TL 1 TL 1TL 1 TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30% 4
  5. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên: ...................................... Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Lớp: 9/... Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2 ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU: (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Từ hôm ấy, nhà tôi có bà đến ở. Từ hôm ấy, chúng tôi có cảm giác đã lớn khôn thêm một nấc tuổi. Chúng tôi đã gánh thêm một trách nhiệm. Tôi đi học, hết buổi là nhào vội về nhà với bà. Cái Tú, hễ có bạn đến nhà rủ ra sân chơi nhảy lò cò, chơi chuyền là nó chạy ra, nghiêm trang bảo: "Hôm khác các bạn hãy đến nhé. Bà tớ đang ốm đấy." Ngày qua, bà đã hé mắt, nhưng vẫn nằm bất động, có cảm giác thân hình bà ngày càng lép xẹp, lọt thỏm vào lòng nệm. Nhìn bà một thân hình gầy teo mà thương quá! Bà đã sống một cuộc sống sôi nổi bền bỉ suốt từ năm 16 tuổi làm thợ tiện ở xưởng quân giới, cho hết tuổi 60 mới về nghỉ; suốt đời bà chăm chỉ với việc chung, về già bà vẫn hết lòng thương yêu và lo toan cho con cháu. Thương bà quá, nhất là những lúc mẹ tôi đỡ bà dậy, bón cho bà ăn. Ngồi cạnh trông bà ăn, thấy bà chúm môi như đứa trẻ, gắng nuốt từng thìa, rồi mệt nhọc nằm thừ, đuôi mắt ướt nhoèn, bố tôi ôm mặt khóc nghẹn. Tôi cũng khóc theo. Tôi nhớ nhà thơ Thanh Tịnh có câu thơ rất hay thế này: "Bố bón cho con ăn, con cười, bố cười. Con bón cho bố ăn, con khóc, bố khóc." Nghe tiếng bố tôi khóc, có lẽ vậy, bà tôi liền mở mắt. Rồi bà chép chép môi. Mẹ tôi mừng quá, vội đưa thìa bón tiếp cho bà. Bà cố ăn để khoẻ mạnh, sống mãi với con cháu, bà ơi! Bà nội tôi gắng chống trả với cơn tai biến hiểm nghèo để khoẻ lại. Tuy vậy, sức khoẻ là thứ của cải một khi đã mất đi, rất khó lấy lại, nhất là ở tuổi già. Tỉnh tỉnh mê mê, bà tôi thường ở trạng thái dang dở ấy có khi cả tuần liền. Một đêm vào quãng gần sáng cả nhà đang ngủ, bỗng nghe tiếng bà quát rất to, bố tôi và tôi liền bật dậy: - Mẹ ơi! Bố tôi bước vội đến bên giường bà, càng thảng thốt vì thấy bà tôi đã chống tay ngồi dậy, đang vấn khăn đầu. - Mẹ, mẹ có sao không ạ? (Trích Giấc mơ của bà nội, Ma Văn Kháng, NXB Kim Đồng, 2012, trang 82,83) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,75 điểm). Người bà của nhân vật tôi từ khi còn trẻ đến khi về già đã làm công việc gì? Câu 3 (0,75 điểm). Những câu văn nào thể hiện sự chăm sóc và lo lắng của bố mẹ dành cho bà? Câu 4 (0,75 điểm). Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích trên. Nêu rõ dấu hiệu nhận biết. 5
  6. Câu 5 (1,0 điểm). Những chi tiết trong đoạn trích “Ngồi cạnh trông bà ăn, thấy bà chúm môi như đứa trẻ, gắng nuốt từng thìa, rồi mệt nhọc nằm thừ, đuôi mắt ướt nhoèn, bố tôi ôm mặt khóc nghẹn. Tôi cũng khóc theo.”, thể hiện tình cảm nào của con cháu với người bà kính yêu? Câu 6 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, em có đồng tình với ý kiến “sức khoẻ là thứ của cải một khi đã mất đi, rất khó lấy lại, nhất là ở tuổi già.” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Đề bài: Hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. BÀI LÀM 6
  7. 7
  8. 8
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn- Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) I. Hướng dẫn chung : - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm ; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: năng lực và phẩm chất. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. Hướng dẫn cụ thể : Đáp án và thang điểm PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Nội dung, yêu cầu cần Điểm đạt Câu 1 Phương thức biểu đạt 0,75 chính: tự sự Câu 2 Công việc của bà: làm thợ 0,75 tiện ở xưởng quân giới. * Trường hợp HS trích nguyên câu văn: “Suốt từ năm 16 tuổi làm thợ tiện ở xưởng quân giới, cho hết tuổi 60 mới về nghỉ.”, vẫn ghi tuyệt đối số điểm. Câu 3 Những câu văn thể hiện sự 9
  10. chăm sóc và lo lắng của bố mẹ dành cho bà: - Thương bà quá, nhất là những lúc mẹ tôi đỡ bà dậy, bón cho bà ăn. - Ngồi cạnh trông bà ăn, thấy bà chúm môi như đứa 0,75 trẻ, gắng nuốt từng thìa, rồi mệt nhọc nằm thừ, đuôi mắt ướt nhoèn, bố tôi ôm mặt khóc nghẹn. - Mẹ tôi mừng quá, vội đưa thìa bón tiếp cho bà. - Một đêm vào quãng gần sáng cả nhà đang ngủ, bỗng nghe tiếng bà quát rất to, bố tôi và tôi liền bật dậy. * HS xác định đúng 03 câu (hoặc đủ cả 4 câu) ghi 0,75 điểm; đúng 02 câu ghi 0,5 điểm, đúng 01 câu ghi 0,25 điểm. Câu 4 - Nêu được một lời dẫn trực tiếp được sử dụng: 0,25 "Hôm khác các bạn hãy đến nhé. Bà tớ đang ốm 0,25 đấy." 0,25 - Dấu hiệu nhận biết: + Trích nguyên văn lời nói của nhân vật. + Đặt sau dấu hai chấm + Đặt sau dấu gạch ngang (HS có thể chọn các cách trả lời khác tương tự) * HS xác định đúng nội dung nào ghi điểm nội dung đó. Câu 5 Thể hiện tình cảm của con 1,0 cháu với người bà kính yêu: 10
  11. - Yêu thương bà vô cùng; - Lo lắng, xót xa khi sức khỏe của bà ngày một sa sút; - Mong bà mau khỏe lại; * HS xác định được các nội dung cơ bản ghi 1,0 điểm. Tùy theo mức độ đạt được, GV định điểm phù hợp. Câu 6 Học sinh có thể trả lời 1,0 bằng nhiều cách khác nhau, song nội dung cần phải xuất phát từ yêu cầu của đề bài và đảm bảo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Thể hiện thái độ có đồng 0,25 tình với ý kiến “sức khoẻ là thứ của cải một khi đã mất đi, rất khó lấy lại, nhất là ở tuổi già.” Học sinh lý giải được quan điểm cá nhân của mình, miễn sao phù hợp với đạo đức, pháp luật. Sau đây là một vài gợi ý: - Vì sức khỏe là của cải quý giá nhất trong cuộc sống, chỉ bằng cách khỏe mạnh, chúng ta có thể có được tất cả mọi thứ. - Sức người thì có hạn, một khi đã kiệt sức và ốm đau thì chính mình cùng những người thân trong gia đình sẽ phải gánh chịu hậu quả, trải qua nhiều khó khăn, vất vả về kinh tế và tinh thần. - Vì thế, hằng ngày chúng ta cần chăm sóc sức khỏe của mình và người thân, rèn thói quen sinh hoạt, ăn 11
  12. uống hợp lý để có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần vui vẻ. Mức 1. Học sinh nêu cả 0,75 3 ý trong phần định hướng, có sức thuyết phục cao. Mức 2. Học sinh nêu 0,5 được 2 ý trong phần định hướng, sức thuyết phục ở mức tương đối. Mức 3. Nêu được 1 ý, 0,25 sức thuyết phục chưa đạt. Mức 5. Nêu không liên 0 quan, không hợp lý, nêu sai lệch vi phạm chuẩn mực đạo đức, truyền thống tốt đẹp. PHẦN II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Đề bài: Hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. Đây là dạng câu hỏi kiểm tra năng lực, phẩm chất hình thành văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn; bố cục, kết cấu và diễn biến câu chuyện hợp lý, logic; đảm bảo các yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, chính tả; biết kết hợp giữa ngôn ngữ kể chuyện và sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm một cách có hiệu quả… 1. Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn tự sự 0,5 2. Xác định đúng đối tượng tự sự: Kể lại một chuyến đi để 0,25 lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. 3. Triển khai đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 3,5 4. Chính tả, ngữ pháp 0,25 5. Sáng tạo 0,5 2. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Cấu trúc bài văn Điểm Mô tả tiêu chí đánh giá Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. Trình bày đầy đủ 3 phần như sau: 0,5 - Mở bài: giới thiệu chung về chuyến đi được kể. 12
  13. - Thân bài: Kể diễn biến các sự việc trong chuyến đi. - Kết bài: khái quát ý nghĩa của chuyến đi. 0,25 Bài viết đủ 3 phần nhưng chưa đầy đủ nội dung. 0,0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần như trên (thiếu Mở bài hoặc Kết bài, hoặc cả bài viết chỉ một đoạn văn). 2. Xác định yêu cầu của đề 0,25 Xác định đúng đối tượng tự Kể lại một chuyến đi để lại sự: cho em nhiều suy nghĩ và 0,0 Xác định không đúng đối tình cảm sâu sắc. tượng tự sự. 3. Triển khai đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về năng lực và phẩm chất làm văn tự sự với các ý chính cơ bản sau: 0,5 1. Mở bài: giới thiệu chung về chuyến đi được kể. 2,5 2. Thân bài: - Hoàn cảnh diễn ra chuyến đi: thời gian, không gian, những nhân vật có liên quan. - Diễn biến các sự việc trong chuyến đi: tập trung những sự việc, chi tiết tiêu biểu liên quan đến nhận thức và cảm xúc của nhân vật về chuyến đi; khai thác các yếu tố ngoại cảnh, lời nói, cử chỉ, thái độ của các nhân vật để 0,5 tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn cho bài văn. - Biết kết hợp giữa ngôn ngữ kể chuyện và sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm một cách có hiệu quả 3. Kết bài: kết quả của chuyến đi; cảm xúc, tâm trạng của người kể chuyện; bài học rút ra, khái quát ý nghĩa của câu chuyện kể. 4. Chính tả, ngữ pháp - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn, đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa. - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,0 - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ. 5. Sáng tạo 0,5 Bố cục mạch lạc, có cách diễn đạt mới mẻ, sự sáng tạo trong xây dựng trình tự kể, sử dụng ngôi kể; thể hiện tình cảm, suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa, tác dụng của chuyến đi. 0,25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0,0 Chưa có sự sáng tạo. --------------------- Hết --------------------- 13
  14. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2