intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

  1. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG TRUNG HỌC SƠ SỞ Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: …… /…. /2023 I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ nhận thức Tổng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận Vận % TT Kĩ năng kiến thức kĩ biết hiểu dụng dụng điểm năng1 cao Thơ trong hoặc ngoài sách giáo khoa Đọc hiểu Ngữ văn 9, độ dài không quá hai trăm 1 chữ) Số câu 4 1 1 0 6 Tỉ lệ % 30 10 10 50 điểm Viết Viết bài văn tự sự. Số câu 1* 1* 1* 1* 1 2 Tỉ lệ % 10 20 10 10 50 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 1 Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình được thể hiện trong SGK được giới hạn đến thời điểm tổ chức kiểm tra định kì (cuối kì)
  2. II. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 9 MỨC CHỦ ĐỀ MÔ TẢ ĐỘ - Biết được phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn Văn học trích. Nhận - Nhận biết thể thơ/ liên hệ (chủ đề) với các bài thơ được Đọc hiểu biết: học. văn bản - Chỉ ra thông tin trong đoạn trích. (Ngữ liệu: Thơ - Hiểu được nội dung/ ý nghĩa câu thơ/ đoạn trích. ngoài sgk Thông - Hiểu được tác dụng của nghệ thuật được sử dụng trong câu Ngữ văn 9, hiểu: thơ/ đoạn trích. độ dài không quá hai trăm - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được Vận chữ) những bài học ứng xử cho bản thân. dụng: -Vận dụng vào đời sống với thái độ, hành động ... Tiếng Việt Nhận - Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ vựng. - Sự phát biết: - Xác định tên gọi của phép tu từ.. triển của từ Thông - Hiểu được tác dụng của biện pháp tư từ được sử dụng trong vựng. hiểu câu thơ/ đoạn trích. - Biện pháp tu từ. Vận - Vận dụng vốn từ ngữ để viết đoạn văn lý giải các ý kiến dụng: đồng tình hay không đồng tình… Nhận biết: - Nhận biết được yêu cầu của một bài văn tự sự. - Xác định được kiểu bài tự sự; bố cục 3 phần. Thông - Câu chuyện kể theo trình tự hợp lí. hiểu: - Biết chọn lọc các sự việc quan trọng để kể. - Biết dùng từ ngữ, câu văn đảm bảo ngữ pháp để bài viết mang tính thuyết phục. văn - Biết cách sử dụng các yếu tố nghệ thuật: miêu tả, miêu tả Viết bài văn nội tâm, biểu cảm và các hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc tự sự. thoại và độc thoại nội tâm khi làm văn tự sự… Vận - Vận dụng các kĩ năng viết đoạn văn trong các phần/ viết dụng: bài văn tự sự với các thao tác sử dụng các nghệ thuật… - Có sáng tạo trong diễn đạt, văn viết có cảm xúc… - Liên hệ giá trị trị sống/ kĩ năng sống…đưa ra thông điệp hay có giá trị trong cuộc sống. - Đoạn văn rõ ràng, bài văn logic và hấp dẫn…
  3. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: ……/….. /2023 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 01 trang) Họ và tên học sinh:.................................................Lớp......................SBD..................Phòng thi.............. PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "Lũ chúng tôi, Bọn người tứ xứ Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi "một hai" Súng bắn chưa quen, Quân sự mươi bài, Lòng vẫn cười vui kháng chiến. Lột sắt đường tàu, Rèn thêm dao kiếm, Áo vải chân không, Đi lùng giặc đánh. Ba năm rồi gửi lại quê hương. Mái lều gianh, Tiếng mõ đêm trường, Luống cày đất đỏ Ít nhiều người vợ trẻ Mòn chân bên cối gạo canh khuya.” 1948 (“Nhớ” – Hồng Nguyên, Thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Văn học, trang 107) Câu 1(0.5điểm). Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2(0.5điểm). Nêu tên 1 biện pháp tu từ có trong câu thơ sau: “Ít nhiều người vợ trẻ/ Mòn chân bên cối gạo canh khuya”. Câu 3(1điểm). Xác định thể thơ của đoạn trích. Đoạn trích khiến em nhớ đến bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9 – Học kì 1? Câu 4(1điểm). Những từ in đậm trong hai câu thơ dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? “Áo vải chân không. / Mòn chân bên cối gạo canh khuya.” Câu 5(1điểm). Hình ảnh người lính thời kháng chiến chống Pháp hiện lên như thế nào trong đoạn thơ trên? Câu 6(1điểm). Từ nội dung đoạn trích, em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước trong cuộc sống hôm nay? II. LÀM VĂN: (5.0 điểm) Tưởng tượng 10 năm sau, vào một buổi khai trường của năm học mới, em được về thăm lại ngôi trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. ======== HẾT======
  4. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN TRƯỜNG TRUNG HỌC SƠ SỞ HƯỚNG DẪN CHẤM NGUYỄN BỈNH KHIÊM KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Gồm có 03 trang A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý. Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN I: ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Biểu điểm 1 - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự. 0.5 2 - Nêu được 1 tên biện pháp tu từ có trong câu “Ít nhiều người vợ trẻ/ Mòn chân bên cối gạo canh khuya”: nói quá (mòn chân) hoặc hoán dụ 0.5 (người vợ trẻ - hậu phương)… 3 - Thể thơ: tự do. 0.5 - Bài thơ gợi nhắc: Đồng chí của tác giả Chính Hữu. 0.5 4 - Xác định nghĩa gốc, chuyển: - Áo vải chân không: nghĩa gốc 0.5 - Mòn chân bên cối gạo canh khuya: nghĩa gốc 0.5 5 - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song phải đảm 1.0 bảo các ý cơ bản sau: + Họ là những người lính xuất thân từ nông dân, chất phác, hiền lành, chỉ quen với những công việc đồng áng. + Khi tổ quốc cần, họ sẵn sàng lên đường chiến đấu, trở thành những người nông dân mặc áo lính. + Tinh thần lạc quan yêu đời trong hoàn cảnh gian khó của chiến tranh. + Kề vai sát cánh bên nhau trong chiến đấu. + Tình yêu gia đình, làng xóm, quê hương. + ……………………………………………. * HS trả lời đầy đủ các ý cơ bản như trên (1.0 điểm) * HS trả lời được 2 3 ý (0.5 điểm) * HS trả lời được 1 ý (0.25 điểm) * HS trả lời không đúng/ bỏ giấy trắng (0.0 điểm)
  5. 6 * Gợi ý: - Từ đoạn trích, theo em lòng yêu nước trong cuộc sống hôm nay là rất 1.0 cần thiết với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. + Thời quá khứ chiến tranh đã đi qua, biết bao người đã ngã xuống, hi sinh để cho chúng ta có cuộc sống tự do, độc lập. + Hôm nay, chúng ta, giới trẻ ngày nay, phải biết giữ gìn và phát triển đất nước. + Có ý thức giữ gìn lãnh thổ Việt Nam. + Ra sức học tập, trau dồi kiến thức, trở thành người có ích, và đóng góp xây dựng đất nước... + Tỉnh táo chống lại mọi âm mưu diễn biến hòa bình. + Phê phán những người sống không có mục tiêu, không có chí cầu tiến. Bởi vì, họ chính là gánh nặng chung cho gia đình, xã hội... + Vậy nên, lòng yêu nước là rất cần thiết đối với mọi người hôm nay, đặc biệt là giới trẻ. - Lí giải: trình bày ý kiến cá nhân hợp lí, thuyết phục theo các mức độ sau: - Mức 1: HS trả lời hợp lí, thuyết phục; diễn đạt gọn, rõ. 1.0 - Mức 2: HS trả tương đối hợp lí, nhưng diễn đạt chưa rõ ràng. 0.5 - Mức 3: HS không trả lời hoặc trả lời không liên quan đến vấn đề đặt 0.0 ra ở câu hỏi / HS bỏ giấy trắng. PHẦN II. LÀM VĂN: (5.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm Tưởng tượng 10 năm sau, vào một buổi khai trường của năm học mới, 5.0 em được về thăm lại ngôi trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. 1. Yêu cầu chung: a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp... - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố nghệ thuật: miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm... b) Yêu cầu về nội dung: Tưởng tượng dựa trên những điều có thật, sau đó sáng tạo thêm những chi tiết hấp dẫn thú vị, nhằm thể hiện một ý nghĩa nhất định. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: mở 0.25 bài, thân bài, kết bài.
  6. b) Xác định đúng đối tượng tự sự: 0.25 Kể lại một câu chuyện tưởng tượng 10 năm sau, vào một buổi khai trường của năm học mới, em được về thăm lại ngôi trường cũ. c) Triển khai vấn đề: HS có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Tưởng tượng thời gian đã qua sau mười năm và giới thiệu việc về thăm lại trường. Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh về thăm trường sau mười năm… 0.5 Thân bài: 3.0 - Kể và tả con đường đến trường – hồi ức quá khứ… (so sánh lúc trước và bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc) - Tâm trạng cảm xúc khi đứng trước cổng trường/sân trường như thế nào? + Kể và tả về trường với những sự thay đổi (cổng trường, sân trường lát gạch, các lớp học hiện đại…) + Kể và tả các phòng lớp (Phòng vi tính? Phòng thực hành, Thư viện đổi khác ra sao? Các dãy phòng khác xưa như thế nào? - Tâm trạng cảm xúc trong buổi lễ khai giảng như thế nào? + Những người mà ta gặp lại (thầy cô, bạn bè). + Kỉ niệm bên mái trường, với bạn bè hoặc thầy cô. + Cảm xúc của bản thân (hạnh phúc, muốn về lại tuổi thơ...) - Tâm trạng cảm xúc khi rời xa ngôi trường… + Cảnh vật và cảm xúc con người… Kết bài: - Nêu cảm nghĩ và ước mong của bản thân về tương lai của mái trường. 0.5 * Lưu ý: Không được tưởng tượng tùy tiện, phải dựa trên mối quan hệ lôgic và nhằm một mục đích nhất định (có ý nghĩa giáo dục). d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện tình cảm, suy nghĩ sâu sắc về 0.25 nội dung kể. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 * Lưu ý chung 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2