intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hội An” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hội An

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2023-2024 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) M Kĩ năng Nội ức TT dung/ độ Tổng đơn nh vị kĩ ận năng th ức Nhận Thông Vận dụng V. dụng biết hiểu (Số câu) cao (Số câu) (Số câu) (Số câu) Ngữ liệu thơ 1 Đọc hiểu 4 1 1 0 6 Tỉ 30 10 10 50 lệ % đi ể m 2 Làm văn Văn tự sự 1* 1* 1* 1 1 Tỉ 10% 20% 10% 10% 50 lệ % đi ể m Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100% điểm
  2. các mức độ 70% 30% 100% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NGỮ VĂN 9
  3. NĂM HỌC 2023-2024 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) TT Chương/ Nội dung/ Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chủ đề Đơn vị kiến đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thức cao 1 Đọc hiểu Ngữ liệu Nhận biết : 4 1 1 0 truyện - Xác định được phương thức biểu đạt chính, thể thơ. - Nhận biết được phép tu từ điệp ngữ. - Xác định được chi tiết, hình ảnh thơ. - Xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ. Thông hiểu : - Hiểu, cảm nhận được ý nghĩa của hình ảnh trong đoạn trích. Vận dụng : - Trình bày được thông
  4. điệp về cách nghĩ, ứng xử từ văn bản gợi ra. 2 Làm văn Bài văn Nhận biết: thuyết minh Nhận biết về nón lá được yêu cầu 1 Việt Nam. của kiểu bài văn tự sự. Thông hiểu: Viết đúng về kiểu bài, về nội dung,bố cục rõ ràng, mạch lạc. Diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ ràng. Vận dụng: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tư sự kết hợp với yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. Vận dụng cao: Sáng
  5. tạo, có ý tưởng mới mẻ, sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và các biện pháp nghệ thuật khác. Tổng 4 1 1 1 Tỉ lệ % 30% 10% 10% 50% Tỉ lệ chung 5,0 điểm 5,0 điểm (điểm) UỶ BAN NHÂN DÂN TP HỘI AN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Trường: THCS Phan Bội Châu Năm học: 2023 – 2024 Họ và tên:……………………………….. MÔN: NGỮ VĂN 9 Lớp: 9/……SBD:………………………... Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:……………………. I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu. ….Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội Ta mới hiểu thế nào là đồng đội. Đồng đội ta là hớp nước uống chung. Nắm cơm bẻ nửa Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa Chia khắp anh em một mẩu tin nhà; Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp, Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.
  6. Bạn ta đó chết trên dây thép ba từng, một bàn tay chưa rời báng súng. Chân lưng chừng nửa bước xung phong, Ôi những con người mỗi khi nằm xuống Vẫn nằm trong tư thế tiến công! …… Khi bạn ta lấy thân mình đo bước Chiến hào đi Ta mới hiểu giá từng tấc đất. (Trích Giá từng thước đất, Chính Hữu, Thơ kháng chiến 1945-1954, NXB Hội nhà văn, 182-183) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính. Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ ra phép tu từ điệp ngữ có ở đoạn thơ trên. Câu 3: (1,0 điểm) Đoạn thơ trên lí giải như thế nào về tình đồng đội? Câu 4: (1,0 điểm) Các từ in đậm dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? a. một bàn tay chưa rời báng súng. b. Chân lưng chừng nửa bước xung phong, c. Ôi những con người mỗi khi nằm xuống d. Vẫn nằm trong tư thế tiến công! Câu 5: (1,0 điểm) Những hình ảnh: trưa nắng, chiều mưa, chiến hào chật hẹp, cái chết, gợi cho em những cảm nhận gì về người lính thời kháng chiến chống Pháp? Câu 6: (1,0 điểm) Nhan đề bài thơ “Giá từng thước đất” gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước? II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Tưởng tượng trong một giấc mơ, em đã gặp gỡ và trò chuyện với anh thanh niên - nhân vật trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long.
  7. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2023-2024 I. ĐỌC – HIỂU: (5,0 điểm) Biểu Câu Nội dung cần đạt điểm Xác định thể thơ: tự do 0,25 1 Xác định phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,25 2 Chỉ ra phép tu từ điệp ngữ: chia (nhau) 0,5
  9. Những lí giải về tình đồng đội của đoạn thơ trên: + là hớp nước uống chung + là nắm cơm bẻ nửa + là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa 3 + chia khắp an hem một mẩu tin nhà 1,0 + chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp + chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết Lưu ý: trả lời đúng 1 ý: 0,25 điểm; 2-3 ý: 0,5 điểm; 4-5 ý: 0,75 điểm; 6 ý: 1,0 điểm Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển: a. Tay: nghĩa gốc b. Chân: nghĩa gốc 4 1,0 c. Nằm: nghĩa chuyển d. Nằm: nghĩa chuyển Lưu ý: trả lời đúng mỗi ý 0,25 điểm Những hình ảnh: trưa nắng, chiều mưa, chiến hào chật hẹp, cái 5 chết gợi cho em sự gian nan, vất vả và khổ cực, có thể nguy hiểm 1,0 đến tính mạng bất cứ lúc nào của người lính. 6 Nhan đề bài thơ “Giá từng thước đất” gợi cho em suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, tùy theo mức độ lí giải ý kiến của học sinh mà giáo viên ghi điểm thích hợp. Dưới 1,0 đây là một số định hướng. - Mỗi học sinh chúng ta cần ý thức được trách nhiệm của bản thân với đất nước, mỗi tấc đất hôm nay được đánh đổi bằng máu xương của cha ông nằm xuống. - Khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải chăm chỉ học hành, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức.
  10. - Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia vào các phong trào, hoạt động của nhà trường. II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung: - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm... - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,5 + Mở bài: biết dẫn dắt hợp lí vào câu chuyện cần kể. +Thân bài: biết triển khai nhiều luận điểm, tổ chức thành nhiều đoạn văn có liên kết và mạch lạc. + Kết bài: khái quát được vấn đề và thể hiện được suy nghĩ, nhận định của bản thân. b. Xác định đúng đối tượng bài văn tự sự: gặp gỡ anh thanh niên trong 0,5 truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa c.Triển khai câu chuyện thành các ý phù hợp: 0,5
  11. Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn tự sự và tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long), học sinh tưởng tượng, kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện với anh thanh niên – nhân vật trong truyện. Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: c1. Giới thiệu thời gian, không gian dẫn đến cuộc gặp gỡ trong mơ với nhân 0,5 vật anh thanh niên. c2. Diễn biến của của cuộc gặp gỡ và trò chuyện: 2,0 + Miêu tả được chân dung của nhân vật (nhân vật phải được bộc lộ tính cách thông qua các hoạt động ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng.) + Xây dựng được tình huống truyện hợp lý và có ý nghĩa tác động sâu sắc tới tâm hồn người kể. + Kết hợp yếu tố miêu tả để tái hiện cảnh vật, con người và sự việc trong câu chuyện; yếu tố miêu tả nội tâm để thể hiện diễn biến tâm trạng của bản thân; yếu tố nghị luận để nêu suy nghĩ về nhân vật. c.3. Nêu ấn tượng về nhân vật cùng những suy ngẫm về vẻ đẹp của người lao 0,25 động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. d. Sáng tạo, có ý tưởng mới mẻ, sử dụng yếu tố miêu tả và các biện pháp 0,5 nghệ thuật e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2