Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka, Bắc Trà My
lượt xem 0
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka, Bắc Trà My’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka, Bắc Trà My
- PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG PTDTBT TH&THCSTRÀ KA NĂM HỌC 2024-2025 MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức Tổng TT Kĩ Nội độ % năng dung/đ nhận điểm ơn vị thức kiến Nhận Thông Vận V. dụng thức kĩ biết hiểu dụng cao năng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Truyện ngắn Số câu 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 5 10 10 60 Viết Viết bài văn nghị Số câu 1* 1* 1* phân tích một luận 1* 1 2 20 10 tác phẩm văn học 5 5 40 Tỉ lệ % (truyện) 40 30 30 100 Tỉ lệ % 70 30 100 điểm các mức độ
- BẢNG ĐẶC TẢ Nội dung/ Kĩ TT Đơn vị Mức độ đánh giá năng kiến thức 1 Đọc Truyện Nhận biết: hiểu ngắn - Thể loại. - Nhân vật chính. - Lời dẫn trực tiếp. - Thái độ của nhân vật. Thông hiểu: - Câu rút gọn. - Vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật. - Hiểu về nhân vật - Trình bày chủ đề của đoạn trích. Vận dụng: - Suy nghĩ gì về hình ảnh đôi bàn tay của nhân vật trong đoạn trích. - Trình bày được suy nghĩ của cá nhân gợi ra từ nhân vật trong đoạn trích. 2 Viết Viết bài Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản nghị luận văn nghị phân tích một tác phẩm văn học (truyện). luận phân Thông hiểu: Biết dùng từ ngữ, câu văn đảm bảo ngữ pháp để nêu tích một nhận xét của mình về nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ tác phẩm thuật. văn học Vận dụng: Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phương tiện (truyện) liên kết, các kĩ năng lập luận, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Vận dụng cao: Sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng một cách thuyết phục.
- PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT TH& THCS NĂM HỌC 2024 - 2025 TRÀ KA Môn: NGỮ VĂN 9 Thời gian 90 phút (không tính thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) * Chọn câu trả lời đúng và ghi vào giấy bài làm (từ câu 1 đến câu 7)( 3,5 đ): “Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng. Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: “Người Cộng sản không thèm kêu van...”. Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không! Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy. Bọn lính gạt ra. Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế?”. (Trích : Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại gì? A. Truyện ngụ ngôn. B. Truyện ngắn. C. Truyện dài. D. Truyện cổ tích. Câu 2: Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? A. Tnú. B. Anh Quyết. B. Bọn lính. C. Các cụ già. Câu 3: Câu nào sau đây trong đoạn trích là câu dẫn trực tiếp? A. Người Cộng sản không thèm kêu van… B. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. C. Tiếng cười giần giật của thằng Dục. B. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Câu 4: Khi bị đốt mười đầu ngón tay bằng dầu xà nu, thái độ của Tnú như thế nào? A. Vẫn bình thản, xem như không có chuyện gì xảy ra B. Đau đớn, cháy ở lồng ngực, cháy cả gan ruột nhưng không kêu van C. Chỉ thấy căm thù giặc chứ không thấy đau đớn D. Thấy cháy ở lồng ngực, cháy cả ruột và anh không chịu đựng nỗi Câu 5: Trong đoạn: Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Câu nào là câu rút gọn? A. Một ngón tay Tnú bốc cháy. B. Lửa bắt rất nhanh. C. Hai ngón, ba ngón. B. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Câu 6: Đáp án nào sau đây không đúng về vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ Tnú? A. Gan góc, thông minh. B. Dũng cảm và tuyệt đối trung thành. C. Tính kỉ luật cao, gan dạ, dũng cảm.
- D. Hiền lành, nhân hậu, chất phác. Câu 7: Qua đoạn trích em thấy nhân vật Tnú là người như thế nào? A. Yêu vợ, thương con, yêu quê hương đất nước B. Giác ngộ sớm về cách mạng, chịu khó học hỏi. C. Mạnh mẽ với lòng dũng cảm, gan dạ, trung thành. D. Làm giao liên giỏi, vô cùng dũng cảm, gan dạ. Trả lời câu hỏi /Thực hiện yêu cầu: Câu 8: Nêu nội dung chính của đoạn trích (0,5 đ) Câu 9: Hình ảnh đôi bàn tay của Tnú gợi cho em cảm xúc gì? (1,0 đ) Câu 10: Tinh thần yêu nước được thể hiện rất rõ qua nhân vật Tnú, từ nhân vật này em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần yêu nước của tuổi trẻ hiện nay. (1,0 đ) II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện) mà em thích. ……………….HẾT………………
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 9 * HƯỚNG DẪN CHUNG: - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. * HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: I. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời B A A B C D C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Nội dung đáp án Điểm Câu 8. Mức 1: Nội dung chính của đoạn trích: Sự dũng cảm, không sợ hi sinh và tinh thần trung thành với 0,5 cách mạng của Tnú. Mức 2: HS nêu được 1 trong 2 ý ở mức 1. 0,25 Mức 3: Trả lời sai hoặc không trả lời. 0 Câu 9. - Học sinh trình bày được cảm xúc của mình dựa vào những gợi ý sau: Mức 1: Hình ảnh đôi bàn tay của Tnú gợi: 1,0 + Đôi bàn tay của người chiến sĩ rất đỗi trung thành, thủy chung với cách mạng. + Đôi bàn tay là hiện thân của mất mát đau thương, ghi lại chứng tích tội ác mà kẻ thù đã gây ra. Mức 2: HS nêu được 1 trong 2 ý ở mức 1. 0,5 Mức 3: Trả lời sai hoặc không trả lời. 0 Câu 10. Mức 1: Gợi ý: Từ hình ảnh nhân vật Tnú trong đoạn trích, học sinh nêu được suy nghĩ của mình về tinh thần yêu nước của tuổi trẻ hiện nay. HS chỉ cần nêu được một ý hợp lý và diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Gợi ý: + Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương, gắn bó, trân trọng... đối với quê hương, đất nước + Là tình cảm mà mỗi người đều dành cho đất nước của họ. + Chung tay xây dựng đất nước bằng cách cố gắng học tập, đưa đất nước phát triển sánh vai với 1,0 các bạn bè quốc tế. + Lòng yêu nước còn thể hiện ngay ở việc yêu thiên nhiên, yêu quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên. +… Mức 2:
- Học sinh trình bày, diễn đạt chưa rõ ràng, thuyết phục. Mức 3: Không trả lời hoặc trả lời không phù hợp. 0,5 0 II/ VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện) 4,0 a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học (truyện). 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện) mà em thích. 0,25 HS có thể làm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: 0,5 Giới thiệu khái quát về tác phẩm (nhan đề, tên tác giả) và nêu ý kiến chung về tác phẩm. Lần lượt phân tích theo bố cục hoặc đi từ nội dung đến nghệ thuật của tác phẩm…HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau một cách linh hoạt. Sau đây là vài gợi ý chính: - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả tác phẩm và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm, chia sẻ người đọc lý do lựa chọn tác phẩm để phân tích đánh giá 1,0 + Phân tích đánh giá về chủ đề của truyện dựa trên dẫn chứng từ tác phẩm + Phân tích đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm + Khi phân tích đánh giá cần có những chi tiết tiêu biểu được dẫn ra từ tác phẩm Tóm lược được các nhận định trong tác phẩm phần thân bài. 0,5 d. Viết bài văn, cần đảm bảo các yêu cầu sau: -Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; có sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng. 1,0 e. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp, liên kết câu 0,25 g. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt hiệu quả, mới mẻ, linh hoạt 0,25 Giáo viên ra đề Người duyệt đề Hồ Mạnh Vững Nguyễn Quang Trung
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 642 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 813 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p | 251 | 28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 467 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 363 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 528 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 472 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 285 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 438 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 291 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 161 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn