Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Thắng Lợi, Kon Tum
lượt xem 0
download
Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Thắng Lợi, Kon Tum" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Thắng Lợi, Kon Tum
- TRƯỜNG TH VÀ THCS THẮNG LỢI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I TỔ NGỮ VĂN - KHXH NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút * Mức độ nhận thức Tổng % Nội Vận du ̣ng điểm Kĩ TT dung/đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận du ̣ng cao năng kiến thức TL TL TL TL 1 Đọc Truyện ngắn 3,0 1,0 hiểu 4,0 (3,0 điểm) (1,0 điểm) 2 Viết Viết đoạn văn nghị 1* 1* luận về một (1,0 điểm) (1,0 điểm) 2,0 vấn đề gợi ra từ ngữ liệu đọc hiểu Viết bài văn 1* 1* 1* 1* phân tích (1,0 điểm) (1,0 điểm) (1,0 điểm) (1,0 điểm) 4,0 một tác phẩm truyện Tổng 40 30 20 10 Tỉ lệ % 40 % 30% 20% 10% 100 Tỉ lệ chung 70% 30% * Ghi chú: Phần viết có 02 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. Thắng Lợi, ngày 09 tháng 12 năm 2024 Duyệt của BGH Duyệt của Tổ CM Giáo viên Cung Thị Phương Lan Trần Thị Sương Dương Thị Thanh Trúc
- TRƯỜNG TH VÀ THCS THẮNG LỢI TỔ NGỮ VĂN – KHXH BANG ĐẶC TA ĐỀ KIÊM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I ̉ ̉ ̉ ̀ ́ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THƠI GIAN LÀ M BÀ I: 90 PHUT T Chương Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận T /chủ đề dung/ thức Đơn vị Nhận Thông Vận Vận kiến thức biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc Nhận biết: hiểu Truyện - Nhận biết được phương thức biểu ngắn đạt, ngôi kể trong một văn bản. 3,0 1,0 - Nhận biết cách dẫn trực tiếp và gián tiếp. - Nêu được biện pháp tu từ và tác dụng. Thông hiểu: Thông điệp rút ra từ câu chuyện. 2 Viết Viết đoạn văn nghị Thông hiểu: 1* 1* luận về Hiểu được nội dung của văn bản. một vấn Vận dụng: đề gợi ra Trình bày được ý nghĩa của vấn đề từ ngữ đặt ra trong văn bản và trách nhiệm liệu đọc của bản thân. hiểu Nhận biết: Viết bài Xác định đúng kiểu bài nghị luận văn phân văn học: viết bài văn phân tích một tích một tác phẩm truyện. 1* 1* 1* 1* tác phẩm Thông hiểu: truyện - Hiểu được nội dung và nghệ thuật của truyện. - Hiểu về các sự việc, hành động cử chỉ, lời nói, tính cách,..của nhân vật được kể trong truyện. Vận du ̣ng: Viết được bài văn phân tích tác phẩm truyện. Bài viết có đủ bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), phân tích về nội dung nghệ thuật của truyện. Xác định được các luận điểm trong bài viết. Có đánh giá nhận xét về tác phẩm truyện. Vận du ̣ng cao: Lời văn sinh động, có sự sáng tạo. Phân tích, dẫn chứng, dùng từ, diễn đạt,...biết so sánh đối chiếu nhận xét đánh giá để tăng sức thuyết phục, thể hiện được suy nghĩ riêng, chân
- thành, sâu sắc. Tổng 3.25 1,75 0.75 0.25 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30% * Ghi chú: Phần viết có 02 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. Thắng Lợi, ngày 09 tháng 12 năm 2024 Duyệt của BGH Duyệt của Tổ CM Giáo viên Cung Thị Phương Lan Trần Thị Sương Dương Thị Thanh Trúc
- TRƯỜNG TH VÀ THCS THẮNG LỢI ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I TỔ NGỮ VĂN - KHXH NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN, LƠP 9 ́ Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 phần, 02 trang) ĐỀ BÀI: I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: GA TÀU TUỔI THƠ (Lược đoạn đầu: Tôi rất sợ những buổi chiều thu im ắng, bàng bạc trôi qua cuộc đời mình. Nó gợi nhớ cho tôi về những tháng năm tuổi thơ chiều nào cũng ra ngõ ngóng những chuyến tàu ngược chở nặng niềm mong mỏi […] Khi ấy mẹ tôi bị bệnh nặng, bố gói ghém tất cả gia tài và tình yêu đưa mẹ lên chuyến tàu xuôi xuống Hà Nội chữa bệnh, nhà chỉ còn ba anh em chăm nhau.) Ở ngõ nhà tôi có một cây bạch đàn to, mỗi hôm ra ngóng bố mẹ, tôi lại lấy mảnh trai cứa lên thân cây một vạch. Cho đến buổi chiều hôm ấy anh tôi đếm trên thân cây thấy vừa tròn mười lăm vạch. Chiều ấy khi trời đã tối hẳn, anh tôi đã dắt thằng út em vào nhà, tôi vẫn còn đứng nán lại nhìn một lần nữa phía con đường mòn. Tôi bỗng hét lên sung sướng vì đã nhìn thấy bóng dáng thân quen của bố mẹ đang đi về phía chúng tôi. Buổi chiều muộn ấy là một buổi chiều tràn ngập niềm vui, thằng út em sà vào vòng tay, dụi dụi vào ngực mẹ như nó vẫn còn nhớ mùi hương của sữa. Anh cả vừa hát vừa nhảy chân sáo đi đằng sau. Bố công kênh tôi trên đôi vai đã gầy sọp đi vì vất vả. Tối ấy cả nhà trải chiếu ra giữa sân ngập tràn ánh trăng, mẹ lại hát ru em ngủ, bố kể nốt câu chuyện cổ tích ‘‘Cây khế’’ còn dang dở 15 ngày trước… Rồi khi em út tôi bị ung nhọt mọc đầy người, bố mẹ lại một lần nữa gồng gánh niềm tin xuôi tàu về Hà Nội. Nhà chỉ còn hai anh em chăm nhau nhưng vẫn không quên chiều chiều lại ra ngõ ngóng. Mấy đứa trẻ con trong xóm chơi bắn bi với tôi bị thua nên ghét tôi lắm, cứ chiều thấy anh em tôi ra ngõ là chúng lại xúm vào trêu rất ác: ‘‘Đồ mồ côi! Anh em nhà mồ côi bị bố mẹ bỏ rơi. Ê ồ! Ê ồ!’’. Tôi vừa gào khóc vừa nhặt đất đá ném lũ trẻ. Anh cả cõng tôi trên lưng đi về phía con đường mòn, chúng tôi cứ đi từ khi mặt trời bắt đầu xuống núi đến khi tôi mỏi mắt cũng không nhìn rõ hướng đi. Lúc ấy tôi khóc khản cả cổ còn anh trai thì luôn miệng dỗ dành: - Em gái ngoan nào, để anh cõng em đi tìm bố mẹ, đi tìm em út nhé. Rồi mai anh đi hái quả đùm đũm chín mọng đỏ cho ăn nhé. Đấy là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy ga tàu, hai đứa trẻ con cõng nhau đứng lọt thỏm giữa sân ga im ắng, khách xuống tàu đã về hết từ lúc nào. Anh tôi đứng lặng rất lâu, tôi thấy có vài giọt nước ấm rơi xuống đôi bàn tay đang bá vào cổ anh. Tôi biết là anh đang khóc, nhưng sau đó anh lại xốc tôi lên và cõng quay trở lại con đường mòn khi nãy. Tôi không thể nhớ nổi có biết bao buổi chiều đã đi qua cuộc đời chúng tôi buồn bàng bạc như thế. Bởi em tôi bệnh rất nặng, phải mấy năm sau em mới thật sự khỏi bệnh. Trong lúc bố mẹ tôi gồng gánh trên đôi vai mình những gian nan, vất vả chạy chữa khắp nơi để cứu lấy sinh mạng em tôi, thì anh trai đã phải lớn lên trước tuổi để che chở, bao bọc thứ niềm tin nhỏ bé trong tôi. Từ tình yêu thương đó tôi lớn lên từng ngày một, tôi hiểu ra rằng những chuyến đi của bố mẹ có ý nghĩa lớn lao như thế nào, tôi cũng hiểu rằng anh cả là một người anh thật tuyệt vời. Lúc bố mẹ vắng nhà anh đã đứng vững, đã làm cái “nóc nhà” để che chở vỗ về và cả tha thứ cho bầy em bé nhỏ của mình.
- Cho đến mãi sau này tôi cũng không bao giờ quên những buổi chiều anh trai tôi dắt tôi ra ngõ ngóng người thân trở về. Cây bạch đàn ở ngõ đã bao lần thay vỏ, những vết khắc năm xưa đã không còn nữa nhưng vết khắc tuổi thơ thì vẫn luôn hằn trong tâm trí chúng tôi. Để sau này khi dòng xoáy cuộc đời có cuốn chúng tôi về đâu đi nữa thì những buổi chiều ngang qua cuộc đời sẽ giúp tôi tìm về nguồn cội để biết yêu thương và được yêu thương thật nhiều trong vòng tay ấm áp của gia đình. (Theo Vũ Thị Huyền Trang, Ga tàu tuổi thơ, báo Tài hoa trẻ, số 750 ngày 15.02.2012) * Vũ Thị Huyền Trang sinh năm 1987, tốt nghiệp khoa Viết văn và Báo chí, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, tới nay đã có hàng nghìn trang sách thuộc nhiều thể loại truyện ngắn, tản văn. Là tác giả của hàng loạt tập truyện ngắn, tản văn đã xuất bản như "Bình yên bóng mẹ", "Chỉ thấy mây trời", "Đô thị ảo", "Nơi không có hoa đào", "Bố tôi', "Khi không còn bà", "Thương nhớ đồng quê"…Các sáng tác truyện ngắn, tản văn của tác giả trẻ cũng được đăng tải trên khắp chuyên mục sáng tác, văn hóa - văn nghệ nhiều nhật báo, tạp chí, đặc san, báo địa phương, trung ương nhiều năm qua. Trong đó, tên của chị gắn liền với nhiều truyện ngắn đặc sắc đăng trên Báo Thanh Niên số ra ngày chủ nhật. Câu 1 (1,0 điểm). Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (1,0 điểm). Trong câu : "Tối ấy cả nhà trải chiếu ra giữa sân ngập tràn ánh trăng, mẹ lại hát ru em ngủ, bố kể nốt câu chuyện cổ tích ‘Cây khế’ còn dang dở.", sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy? Câu 3 (1,0 điểm). Trong đoạn trích sau sử dụng lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Chỉ rõ lời dẫn ấy trong đoạn trích. Mấy đứa trẻ con trong xóm chơi bắn bi với tôi bị thua nên ghét tôi lắm, cứ chiều thấy anh em tôi ra ngõ là chúng lại xúm vào trêu rất ác: ‘‘Đồ mồ côi! Anh em nhà mồ côi bị bố mẹ bỏ rơi. Ê ồ! Ê ồ!’’. Tôi vừa gào khóc vừa nhặt đất đá ném lũ trẻ. Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp nào từ văn bản có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) bàn về ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống. Câu 2 (4,0 điểm). Từ ngữ liệu phần I. Đọc hiểu, em hãy viết bài văn phân tích đoạn trích truyện ngắn “Ga tàu tuổi thơ” của tác giả Vũ Thị Huyền Trang. ------HẾT-----
- TRƯỜNG TH VÀ THCS THẮNG LỢI HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TỔ NGỮ VĂN - KHXH NĂM HỌC: 2024 – 2025 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN, LƠP: 9 ́ (Bản Hướng dẫn chấm gồm 06 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Bản Hướng dẫn chấm chỉ định hướng các yêu cầu cơ bản cần đạt của đề, giáo viên cần nắm vững đáp án, biểu điểm để đánh giá hợp lí các mức độ năng lực của học sinh. Chấp nhận cách kiến giải khác với Hướng dẫn chấm nhưng hợp lý, thuyết phục, thể hiện được chính kiến riêng; - Cần đánh giá cao tính sáng tạo và năng khiếu bộ môn của học sinh; chú ý tính phân hóa trong khi định mức điểm ở từng câu; - Giáo viên có thể chi tiết hóa và thống nhất một số thang điểm ở các phần (nếu cần), nhưng không được thay đổi biểu điểm từng câu/phần của Hướng dẫn chấm; - Tổng điểm toàn bài là 10,0 điểm lẻ nhỏ nhất là 0,25. B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất 0,5 Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. + Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm. - Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5 Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. + Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm. 2 Trong câu : "Tối ấy cả nhà trải chiếu ra giữa sân ngập tràn ánh trăng, 1,0 mẹ lại hát ru em ngủ, bố kể nốt câu chuyện cổ tích ‘Cây khế’ còn dang dở." - Sử dụng biện pháp tu từ liệt kê Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. + Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm. - Tác dụng: Các chi tiết được liệt kê liên tiếp làm hiện lên khung cảnh sinh hoạt gia đình ấm áp, đầy yêu thương. Tăng sức gợi hình và tạo cảm giác chân thực, gần gũi cho người đọc. Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. + Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm. + Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm. Lưu ý: Chấp nhận cách diễn đạt khác miễn là hợp lí, thuyết phục. 3 - Đoạn trích sử dụng lời dẫn trực tiếp 1.0 Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. + Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm. - Chỉ rõ lời dẫn trực tiếp:‘‘Đồ mồ côi! Anh em nhà mồ côi bị bố mẹ bỏ rơi. Ê ồ! Ê ồ!’’
- Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. + Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm. 4 - Học sinh biết đưa ra lựa chọn về một thông điệp gợi ra từ câu chuyện. 1.0 Một số gợi ý : + Yêu thương và chia sẻ là sức mạnh giúp vượt qua mọi khó khăn. + Gia đình là nơi chở che và nuôi dưỡng tâm hồn, là chốn quay về trong mọi hoàn cảnh. + Hạnh phúc không nằm ở những điều lớn lao mà trong sự đoàn tụ và yêu thương của gia đình. + Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, hy vọng và niềm tin là động lực để vượt qua thử thách. … Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời được thông điệp hợp lí: 0.5 điểm. + Trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm. Lưu ý: Chấp nhận cách diễn đạt khác miễn là hợp lí, thuyết phục. - Học sinh biết lí giải vì sao mình đưa ra thông điệp đó. Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời hợp lí, thuyết phục: 0.5 điểm. + Trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm. II VIẾT 6,0 1 Viết đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) bàn về ý nghĩa của sự sẻ 2,0 chia trong cuộc sống. * Về hình thức: Viết thành một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) diễn đạt các ý cụ thể, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, sinh động, sâu sắc. * Về nội dung: Giải thích, bàn luận về ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống. a. Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa sự chia sẻ trong cuộc sống. b. Giải thích: Sẻ chia là san sẻ những gì mình có với người khác. Cùng vui cùng buồn với người khác, khi họ gặp khó khăn, gian khổ. Giúp đỡ khi họ không có khả năng thực hiện. c. Bàn luận: *Sự sẻ chia được thể hiện qua các mối quan hệ: - Giữa con người với con người - Giữa các thành viên trong gia đình với nhau - Giữa học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu… * Những biểu hiện của sự sẻ chia: - Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn. - Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn *Ý nghĩa của sự sẻ chia: - Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và chia sẻ. - Đối với người cho: được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và hạnh phúc khi thấy người khác sống tốt hơn nhờ sự giúp đỡ của mình. - Sự sẻ chí đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của họ
- trở nên thư thái… d. Bài học nhận thức - Phê phán những người ích kỉ, chỉ biết đến nhu cầu và lợi ích của bản thân. - Bản thân và mọi người cần lan tỏa sự yêu thương sẻ chia trong cuộc sống. * Hướng dẫn chấm: + Trình bày thành đoạn văn đảm bảo các yêu cầu trên và thể hiện được những quan điểm, suy nghĩ riêng sâu sắc và thuyết phục về vấn đề nghị luận phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa pháp luật: 2.0 điểm. + Trình bày thành đoạn văn đảm bảo các yêu cầu trên và thể hiện được những quan điểm, suy nghĩ riêng song chưa sâu sắc và thuyết phục về vấn đề nghị luận: 1.5 điểm + Trình bày thành đoạn văn đảm bảo các yêu cầu trên nhưng phân tích và lập luận chưa thuyết phục: 1.0 điểm + Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,5 điểm. + Trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm. (Các điểm khác tùy theo tình hình làm bài cụ thể, giáo viên linh hoạt cho điểm) 2 Viết bài văn nghị luận phân tích đoạn trích truyện ngắn “Ga tàu 4.0 tuổi thơ” của tác giả Vũ Thị Huyền Trang trong phần I. Đọc hiểu. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần Mở bài, Thân 0.25 bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bàn luận để làm sáng tỏ chủ đề, 0.25 nội dung chính và những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích truyện ngắn “Ga tàu tuổi thơ” của tác giả Vũ Thị Huyền Trang. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo 3.0 hướng sau: * Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. - Vũ Thị Huyền Trang sáng tác chủ yếu truyện ngắn, tản văn. Các sáng tác của tác giả trẻ cũng được đăng tải trên khắp chuyên mục khác nhau... - Truyện “Ga tàu tuổi thơ” là tác phẩm đặc sắc in trên báo Tài hoa trẻ, số 750 ngày 15.02.2012 của tác giả Vũ Thị Huyền Trang. - Truyện ngắn “Ga tàu tuổi thơ” của Vũ Thị Huyền Trang là một câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình, ký ức tuổi thơ và những nỗ lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: + Dẫn dắt, giới thiệu hay,hấp dẫn: 0,5 điểm. + Giới thiệu chưa trọn ý: 0,25 điểm. + Không viết phần mở bài: 0 điểm. * Thân bài (2,0 điểm): ** Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm: Truyện ngắn “Ga tàu tuổi thơ” của Vũ Thị Huyền Trang kể về ký ức tuổi thơ đầy khó khăn nhưng thấm đẫm tình yêu thương gia đình của nhân vật chính. Trong hoàn cảnh mẹ bị bệnh nặng, em út mắc bệnh hiểm nghèo, bố mẹ thường xuyên vắng nhà để lo chữa trị, các anh chị em phải tự chăm sóc và nương tựa vào nhau. Những buổi chiều chờ đợi bố mẹ trở
- về tại ngõ nhỏ, bên cây bạch đàn khắc đầy những dấu vạch đếm ngày, trở thành kỷ niệm sâu sắc nhất trong tâm trí. Hình ảnh anh trai – người vừa là chỗ dựa tinh thần, vừa hy sinh để che chở cho em – nổi bật lên như biểu tượng của tình yêu thương và sự trưởng thành sớm. Câu chuyện không chỉ khắc họa những gian nan trong cuộc sống mà còn tôn vinh tình cảm gia đình, sự kiên cường và ý nghĩa sâu sắc của những kỷ niệm tuổi thơ, giúp nhân vật lớn lên với lòng biết ơn và tình yêu thương trọn vẹn dành cho gia đình. **Nêu chủ đề và phân tích các biểu hiện làm rõ chủ đề của tác phẩm: Tác phẩm “G a tàu tuổi thơ” của Vũ Thị Huyền Trang khắc họa sâu sắc tình yêu thương gia đình, sự hy sinh và gắn bó giữa các thành viên, đặc biệt là trong hoàn cảnh khó khăn. Qua những hoài niệm tuổi thơ, tác giả nhấn mạnh giá trị của tình cảm gia đình và những kỷ niệm thời thơ ấu như động lực tinh thần to lớn trong cuộc sống. Tình yêu thương và hy sinh trong gia đình: Hình ảnh bố mẹ vất vả gánh trên vai "niềm tin" và hy vọng chữa trị cho mẹ và em út. Sự kiên trì của họ là biểu tượng cho sự hy sinh của cha mẹ dành cho con cái, bất chấp khó khăn. Anh trai của nhân vật chính được khắc họa như một "nóc nhà" thay bố mẹ bảo vệ và chăm sóc các em. Anh đã trưởng thành sớm để trở thành chỗ dựa vững chắc cho em gái, từ việc an ủi đến gánh vác trách nhiệm gia đình. Những biểu hiện này làm nổi bật sự gắn bó và hy sinh giữa các thành viên trong gia đình. Hình ảnh tuổi thơ và niềm hy vọng: Cây bạch đàn bên ngõ, nơi các anh em khắc vạch để đếm ngày bố mẹ vắng nhà, là biểu tượng của nỗi nhớ và niềm hy vọng về sự đoàn tụ. Ga tàu, nơi nhân vật chính và anh trai từng đi tìm bố mẹ trong vô vọng, gợi lên những khát khao thơ trẻ: được sống trong tình yêu thương trọn vẹn của gia đình. Các chi tiết này cho thấy ký ức tuổi thơ dù buồn nhưng luôn được nuôi dưỡng bởi niềm tin và tình yêu thương. Sự trưởng thành từ gian khó: Trong những tháng ngày thiếu vắng cha mẹ, nhân vật chính cảm nhận rõ hơn vai trò của gia đình, đặc biệt là tình thương và trách nhiệm của anh trai. Qua thời gian, nhân vật trưởng thành với sự biết ơn và trân trọng giá trị gia đình. Những trải nghiệm gian nan trở thành hành trang để nhân vật hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của yêu thương, cội nguồn và gắn bó. Đây là thông điệp tích cực: khó khăn là bài học giúp mỗi người trân trọng hơn giá trị của tình thân. ** Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức và nghệ thuật của tác phẩm: - Cốt truyện đơn giản: kể về những chuyến đi của bố mẹ và những buổi chiều ra ngõ ngóng trông người thân trở về, văn phong nhẹ nhàng mà thấm thía. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất: nhân vật “tôi” mang dáng dấp tác giả, là loại nhân vật vừa khách quan vừa chủ quan; trực tiếp bộc bạch nỗi lòng. - Tình huống truyện độc đáo: đặt nhân vật rơi vào một tình thế khiến nhân vật giác ngộ (tình huống nhận thức): Bố mẹ mang em út đi chữa bệnh, nhà chỉ còn hai anh em chăm nhau, chiều chiều ra ngõ ngóng bố mẹ, bị lũ trẻ con trong xóm trêu chọc, anh cõng em đi tìm bố mẹ, anh đã là cái “nóc nhà” để che chở, vỗ về và tha thứ cho bầy em bé nhỏ của mình. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ, ...
- + Ngôn từ giản dị, hiện đại, mang đậm hơi thở cuộc sống. - Đánh giá: + Đánh giá về các phương diện nghệ thuật trong việc góp phần làm nên vẻ đẹp của tác phẩm: câu chuyện kể về những ký ức tuổi thơ đã khắc sâu trong tâm trí của nhân vật tôi; thông qua những ký ức đó, hiểu được tình cảm các thành viên trong gia đình dành cho nhau; ngợi ca tình cảm gia đình, tầm quan trọng của gia đình. + Đánh giá về tài năng và phong cách của nhà văn: Nghệ thuật tự sự của truyện ngắn đã góp phần tô đậm nét riêng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Vũ Thị Huyền Trang. ** Liên hệ so sánh với một số tác phẩm cùng đề tài. Hướng dẫn chấm: + Phân tích đầy đủ các ý về nội dung và nghệ thuật của truyện rõ ràng, mạch lạc ... : 1,75 – 2,0 điểm. + Phân tích được 2/3 các ý về nội dung và nghệ thuật của truyện, có ý chưa mạch lạc: 1,0 - 1,5 điểm. + Chỉ phân tích được 1/3 số ý về nội dung và nghệ thuật của truyện hoặc phân tích có chỗ chưa rõ, chưa đúng: 0,5 - 0,75 điểm. + Viết sơ sài vài ý một cách chung chung: 0,25 điểm. + Không viết hoặc viết sai hoàn toàn: 0,0 điểm. * Kết bài (0,5 điểm): - Khẳng định lại giá trị của tác phẩm: + “Ga tàu tuổi thơ” là một tác phẩm ... + Tác phẩm gửi đến chúng ta bức thông điệp ... Hướng dẫn chấm: + Có cách kết thúc hay, đảm bảo yêu cầu; theo đúng mạch cảm xúc của bài viết, tạo được dư âm trong lòng người đọc: 0,5 điểm. + Có cách kết thúc nhưng qua loa, thiếu ý hoặc có ý nhưng diễn đạt lủng củng, vụng về: 0,25 điểm. + Chưa có kết bài hoặc kết bài sai lệch: 0,0 điểm. d. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề; có cách diễn đạt mới 0,25 mẻ, giàu hình ảnh, cảm xúc. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0.25 nghĩa tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: + Đám bảo được hai yêu cầu: 0,25 điểm. + Còn sai sót không quá 5 lỗi về chính tả và cách dùng từ: ½ số điểm. + Mắc quá nhiều lỗi diễn đạt: 0,0 điểm. ---------------HẾT--------------- Thắng Lợi, ngày 09 tháng 12 năm 2024 Duyệt của BGH Duyệt của Tổ CM Giáo viên Cung Thị Phương Lan Trần Thị Sương Dương Thị Thanh Trúc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 642 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 813 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p | 251 | 28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 467 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 363 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 528 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 472 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 285 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 438 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 291 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 161 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn