SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
<br />
TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN<br />
<br />
Bài kiểm tra khoa học tự nhiên; Môn: SINH HỌC 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
Họ, tên thí sinh …………………………...…………. Lớp…………….<br />
Phòng…………………………………..……………. SBD……………<br />
<br />
MÃ ĐỀ 024<br />
<br />
Câu 1: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là.<br />
A. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp→ tạo ADN tái tổ hợp→ chuyển ADN tái tổ hợp vào tế<br />
bào nhận.<br />
B. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN<br />
tái tổ hợp.<br />
C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.<br />
D. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.<br />
Câu 2: Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên?<br />
A. Hội chứng AIDS.<br />
B. Bệnh máu khó đông.<br />
C. Hội chứng Đao.<br />
D. Bệnh bạch tạng.<br />
Câu 3: Khi nói về đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?<br />
A. Đột biến lặp đoạn làm tăng chiều dài của nhiễm sắc thể.<br />
B. Đột biến lặp đoạn luôn làm tăng khả năng sinh sản của thể đột biến.<br />
C. Đột biến lặp đoạn dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen.<br />
D. Đột biến lặp đoạn có thể có hại cho thể đột biến.<br />
Câu 4: Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình nhân<br />
bản?<br />
A. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai.<br />
B. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân.<br />
C. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.<br />
D. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.<br />
Câu 5: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?<br />
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.<br />
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.<br />
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit<br />
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến<br />
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.<br />
A. (3), (4), (5).<br />
B. (2), (4), (5).<br />
C. (1), (2), (3).<br />
D. (1), (3), (5).<br />
Câu 6: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?<br />
A. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.<br />
B. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen.<br />
C. Đột biến gen làm thay đổi chức năng của prôtêin thường có hại cho thể đột biến.<br />
D. Gen đột biến khi đã phát sinh chắc chắn được biểu hiện ngay ra kiểu hình.<br />
Câu 7: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển<br />
vượt trội bố mẹ gọi là<br />
A. siêu trội.<br />
B. bất thụ.<br />
C. ưu thế lai.<br />
D. thoái hóa giống.<br />
Câu 8: Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 vì:<br />
A. các cơ thể lai luôn ở trạng thái dị hợp.<br />
B. biểu hiện các tính trạng tốt của mẹ.<br />
C. biểu hiện các tính trạng tốt của bố.<br />
D. kết hợp các đặc điểm di truyền của bố mẹ.<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 024<br />
<br />
Câu 9: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng.<br />
Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể tự thụ phấn có tần số các kiểu gen là 0,2AA : 0,8Aa. Biết rằng<br />
không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen của quần thể tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa đỏ ở F2 là:<br />
A. 70%<br />
B. 32%<br />
C. 96%<br />
D. 64%<br />
Câu 10: Ở người gen A quy định da bình thường, gen lặn đột biến a làm enzim mất hoạt tính da bạch<br />
tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường đã sinh một con gái bị bạch tạng. Kiểu gen của cặp vợ<br />
chồng trên là:<br />
A. Aa x aa<br />
B. AA x aa<br />
C. AA x Aa<br />
D. Aa x Aa<br />
Câu 11: Biến đổi trên một cặp nucleotit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là<br />
A. Đột biến điểm.<br />
B. đột biến<br />
C. Đột biến gen.<br />
D. thể đột biến.<br />
Câu 12: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?<br />
A. Timin.<br />
B. Xitôzin.<br />
C. Uraxin.<br />
D. Ađênin.<br />
Câu 13: Một quần thể gồm 2000 cá thể trong đó có 400 cá thể có kiểu gen DD, 200 cá thể có kiểu gen<br />
Dd và 1400 cá thể có kiểu gen dd. Tần số alen D trong quần thể này là:<br />
A. 0,30.<br />
B. 0,25.<br />
C. 0,40.<br />
D. 0,2.<br />
Câu 14: Một quần thể có 50 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 10 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau<br />
một lần ngẫu phối là.<br />
A. 0,49AA. 0,42Aa. 0,09aa.<br />
B. 0,36AA. 0,48Aa. 0,16aa.<br />
C. 0,16AA. 0,48Aa. 0,36aa.<br />
D. 0,16AA. 0,36Aa. 0,48aa.<br />
Câu 15: Quần thể P0 có 100% kiểu gen Aa tự thụ phấn 2 thế hệ. Tần số kiểu gen Aa trong quần thể là:<br />
A. 3/8<br />
B. 1/2<br />
C. 1/4<br />
D. 1/8<br />
Câu 16: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen Aabb tạo ra loại<br />
giao tử và giao Ab chiếm tỉ lệ<br />
A. 12,5%.<br />
B. 25%.<br />
C. 50%.<br />
D. 75%.<br />
Câu 17: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ loài này có<br />
bộ nhiễm sắc thể là<br />
A. 4n.<br />
B. n.<br />
C. 2n.<br />
D. 3n.<br />
Câu 18: Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể<br />
có bộ nhiễm sắc thể có bao nhiêu dạng đột biến thể ba (2n+1)?<br />
I. AaaBbDdEe.; II. ABbDdEe.;<br />
III. AaBBbDdEe.<br />
IV. AaBbDdEe.; V. AaBbdEe.;<br />
VI. AaBbDdEee.<br />
A. 5.<br />
B. 3<br />
C. 4<br />
D. 2<br />
Câu 19: Ở sinh vật nhân thực, bộ ba nào sau đây mã hóa axit amin mêtiônin?<br />
A. 5’AUG3’.<br />
B. 5’UUA3’.<br />
C. 5’UAA3’.<br />
D. 5’UGU3’.<br />
Câu 20: Ở cà chua gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng; gen B quy định quả tròn, b quy định<br />
quả dẹt. Biết các cặp gen phân li độc lập để F1 có tỉ lệ 1đỏ tròn : 1 đỏ dẹt : 1 vàng tròn : 1 vàng dẹt thì phải<br />
chọn cặp P có kiểu gen và kiểu hình thế nào?<br />
A. AaBb (đỏ tròn) x Aabb (đỏ dẹt).<br />
B. Aabb (đỏ dẹt) x Aabb (đỏ dẹt).<br />
C. aaBb (vàng tròn) x aabb (vàng dẹt).<br />
D. Aabb (đỏ dẹt) x aaBb (vàng tròn).<br />
Câu 21: Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê đã đạt trạng thái cân bằng Hacđi - Van bec cấu<br />
trúc di truyền trong quần thể lúc đó là<br />
A. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa<br />
B. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.<br />
C. 0,39 AA: 0,52 Aa: 0,09 aa<br />
D. 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa.<br />
Câu 22: Ở đậu Hà Lan, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần<br />
chủng với cây hoa trắng (P AA x aa) kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?<br />
A. 100% hoa đỏ.<br />
B. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.<br />
C. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng.<br />
D. 100% hoa trắng.<br />
Câu 23: Theo Menđen, trong phép lai về một tính trạng, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1. Tính trạng<br />
biểu hiện ở F1 gọi là:<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 024<br />
<br />
A. tính trạng ưu việt.<br />
B. tính trạng lặn<br />
C. tính trạng trung gian.<br />
D. tính trạng trội.<br />
Câu 24: Bằng kĩ thuật chia cắt phôi, người ta tách một phôi bò có kiểu gen AaBbDdEE thành nhiều<br />
phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các bò cái khác nhau, sinh ra 6 bò con. Cho biết không xảy<br />
ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?<br />
A. 6 bò con này không nhận gen từ các con bò cái được cấy phôi.<br />
B. 6 bò con này trưởng thành có khả năng giao phối với nhau tạo ra đời con.<br />
C. Trong cùng một điều kiện sống, 6 bò con này thường có tốc độ sinh trưởng giống nhau.<br />
D. 6 bò con này có bộ nhiễm sắc thể giống nhau.<br />
Câu 25: Cho biết các công đoạn trong chọn giống dưới đây:<br />
(1) Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn;<br />
(2) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau;<br />
(3) Lai các dòng thuần chủng với nhau.<br />
Trình tự nào dưới đây đúng với quy trình tạo giống có ưu thế lai cao?<br />
A. 3, 1, 2.<br />
B. 1, 2, 3.<br />
C. 2, 3, 1.<br />
D. 2, 1, 3.<br />
Câu 26: Đặc điểm cấu trúc di truyền nào không đúng với quần thể tự phối qua các thế hệ?<br />
A. Tỉ lệ dị hợp tử giảm dần.<br />
B. Tần số các alen không thay đổi.<br />
C. Thành phần kiểu gen không thay đổi.<br />
D. Tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần.<br />
Câu 27: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một<br />
phôi ban đầu?<br />
A. Gây đột biến nhân tạo.<br />
B. Lai tế bào sinh dưỡng.<br />
C. Cấy truyền phôi.<br />
D. Nhân bản vô tính.<br />
Câu 28: Ứng dụng nào sau đây dựa trên cơ sở của kĩ thuật di truyền?<br />
(1) Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân hủy dầu mỏ để phân hủy các vết dầu loang trên<br />
biển<br />
(2) Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người<br />
(3) Tạo chủng nấm Penicilium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu<br />
(4) Tạo bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu<br />
(5) Tạo ra giống đậu tương có khả năng kháng thuốc diệt cỏ<br />
(6) Tạo ra nấm men có khả năng sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối. Số phương án đúng là:<br />
A. 1<br />
B. 2<br />
C. 3<br />
D. 4<br />
Câu 29: Tương tác gen là hiện tượng:<br />
A. các gen di truyền cùng nhau.<br />
B. nhiều gen không alen cùng chi phối một tính trạng.<br />
C. mỗi gen tác động đến 1 tính trạng.<br />
D. một gen chi phối nhiều tính trạng.<br />
Câu 30: Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?<br />
I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.<br />
II. Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.<br />
III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã.<br />
IV. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 12 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 12 lần.<br />
A. 2.<br />
B. 1.<br />
C. 4.<br />
D. 3.<br />
Câu 31: Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có cấu trúc di truyền 0,6 AA: 0,2 Aa: 0,2 aa tần<br />
số các alen trong quần thể lúc đó là<br />
A. 0,25A; 0,75a<br />
B. 0,65A; 0,35a.<br />
C. 0,7A; 0,3a.<br />
D. 0,55A; 0,45a.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 024<br />
<br />
Câu 32: Cho biết không xảy đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh 1 người con có 2 alen trội của 1<br />
cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd là<br />
A. 5/16.<br />
B. 27/64.<br />
C. 3/32.<br />
D. 15/64<br />
Câu 33: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng.<br />
Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình<br />
phân li theo tỉ lệ: 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?<br />
A. XAXa × XaY.<br />
B. XAXA × XaY.<br />
C. XaXa × XAY.<br />
D. XAXa × XAY.<br />
Câu 34: Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, khi lai cây cà chua quả đỏ dị hợp với cây cà<br />
chua quả vàng, tỉ lệ phân tính đời lai là:<br />
A. Đều quả đỏ.<br />
B. 3 quả đỏ: 1 quả vàng.<br />
C. 1 quả đỏ: 1 quả vàng.<br />
D. 9 quả đỏ: 7 quả vàng.<br />
Câu 35: Định luật phân li độc lập thực chất nói về:<br />
A. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.<br />
B. Sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.<br />
C. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1.<br />
D. Sự phân li độc lập của các tính trạng.<br />
Câu 36: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn,<br />
phép lai : AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-dd ở đời con là<br />
A. 9/256.<br />
B. 3/256.<br />
C. 81/256.<br />
D. 1/16.<br />
Câu 37: Một người đàn ông bình thường có mẹ bị bệnh phêninkêtô niệu lấy một người vợ bình thường<br />
có em trai bị bệnh. Tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng là trai không bị bệnh? Biết<br />
rằng ngoài mẹ chồng và anh vợ cả bên vợ, bên chồng không còn ai bị bệnh.<br />
A. 1/12<br />
B. 1/6<br />
C. 5/6<br />
D. 5/12<br />
Câu 38: Một đoạn gen có trình tự các nu như sau 3’ TXG XXT GGA TXG AAA 5’ (mạch khuôn)<br />
5’ AGX GGA XXT AGX TTT 3’<br />
Trình tự các Nuclêôtit tương ứng trên mARN được tổng hợp từ đoạn gen trên là<br />
A. 3’ UXG XXU GGA UXG UUU 5’<br />
B. 3’ AGX GGA XXU AGX TTT 5’<br />
C. 5’ AGX GGA XXU AGX UUU 3’<br />
D. 5’ UXG XXU GGA UXG UUU 3’<br />
Câu 39: Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng?<br />
A. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza.<br />
B. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.<br />
C. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.<br />
D. Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm.<br />
Câu 40: Trình tự nuclêôtit nào sau đây phù hợp với trình tự các nu được phiên mã từ một gen có mạch<br />
bổ sung là 5’ TAXGATTGX 3’?<br />
A. 3’ATGXTAA XG5’<br />
B. 5’ AUGXUAA XG 3’<br />
C. 3’UAGXUAA XG5’<br />
D. 5’ UAXGAUUGX 3’<br />
--------------------------------- HẾT---------------------------------Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không được giải thích gì thêm.<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 024<br />
<br />