intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Sinh học học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG Môn: Sinh học - Lớp 12 ĐỀ MINH HỌA Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh:.................................................................................................. Số báo danh................................................................. Câu 1: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình phiên mã? A. ARN polimeraza. B. ADN polimeraza. C. Restrictaza. D. Ligaza. Câu 2: Quan sát hình ảnh và cho biết đây là dạng nào của đột biến gen? A. Đột biến mất 1 cặp nucleotit.B. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit cùng loại.C. Đột biến thêm 1 cặp nucleotit.D. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit khác loại. Câu 3: Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là A. các biến dị tổ hợp. B. các biến dị đột biến. C. các ADN tái tổ hợp. D. các biến dị di truyền. Câu 4: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội. Câu 5: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu? A. Cấy truyền phôi. B. Gây đột biến nhân tạo. C. Nhân bản vô tính. D. Lai tế bào sinh dưỡng. Câu 6: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là A. công nghệ tế bào. B. công nghệ sinh học. C. công nghệ gen. D. công nghệ vi sinh vật. Câu 7: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là A. công nghệ tế bào. B. công nghệ sinh học. C. công nghệ gen. D. công nghệ vi sinh vật. Câu 8: Khâu đầu tiên trong quy trình chuyển gen là việc tạo ra A. vectơ chuyển gen. B. biến dị tổ hợp. C. gen đột biến. D. ADN tái tổ hợp Câu 9: Ở người, cặp nhiễm sắc thể số 21 có 3 chiếc, đây là hội chứng A. claiphentơ. B. siêu nữ. C. tơcnơ. D. Đao.
  2. Câu 10: Ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học, giúp giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền và điều trị trong một số trường hợp bệnh lí gọi là A. Di truyền học. B. Di truyền học Người. C. Di truyền Y học. D. Di truyền Y học tư vấn Câu 11: Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi là A. liệu pháp gen. B. sửa chữa sai hỏng di truyền. C. phục hồi gen. D. gây hồi biến. Câu 12:Ví dụ nào sau đây là cơ quan thoái hóa? A. Ruột già. B. Ngà voi. C. Ruột thừa. D. Sừng tê giác. Câu 13: Cơ quan thoái hóa là cơ quan A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. B. biến mất hòan tòan. C. thay đổi cấu tạo phù hợp chức năng. D. thay đổi cấu tạo Câu 14: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là A. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh. B. những sai khác giữa các cá thể trong loài phát sinh qua quá trình sinh sản. C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động. D. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh Câu 15: Theo Đacuyn, đối tượng bị tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là A. quần xã. B. cá thể. C. quần thể. D. hệ sinh thái. Câu 16: Theo Lamac nguyên nhân tiến hoá là do A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi. C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối. D. ngoại cảnh luôn thay đổi và tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên Câu 17: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ? A. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã. B. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế. C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. D. Gen điều hòa R hoạt động tổng hợp protein ức chế. Câu 18: Lúa nước có bộ NST 2n = 24. Theo lí thuyết, số lượng NST có trong thể ba là A. 36. B. 12. C. 23. D. 25. Câu 19: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi A. ở một tính trạng. B. ở một loạt tính trạng do nó chi phối. C. ở một trong số tính trạng mà nó chi phối. D. ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể. Câu 20: Ở người, bệnh mù màu đỏ - lục do gen lặn m trên NST giới tính X quy định, alen trội tương ứng M quy định phân biệt màu rõ, NST Y không mang gen tương ứng. Trong một gia đình bố mẹ đều nhìn màu bình thường sinh được cô con gái mang gen dị hợp về bệnh này, kiểu gen của bố mẹ là A. XMXm × XMY. B. XMXm × XmY. C. XMXM × XMY. D. XMXM × XmY.
  3. Câu 21: Để tạo giống lai có ưu thế lai cao, người ta không sử dụng kiểu lai nào dưới đây? A. Lai khác dòng. B. Lai thuận nghịch. C. Lai phân tích. D. Lai khác dòng kép. Câu 22:Trong những thành tựu sau đây, thành tựu nào là của công nghệ tế bào? A. Tạo ra giống vi khuẩn E.coli có khả năng sản xuất insulin của người. B. Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp carotenoid. C. Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất cao. D. Tạo ra cừu Dolly. Câu 23: Phát biểu sau đây là đúng khi nói về công nghệ gen? A. Thể truyền chỉ tồn tại trong tế bào chất của tế bào nhận và nhân đôi độc lập với nhân đôi của tế bào. B. Thể truyền có thể là plasmit, virut hoặc là một số NST nhân tạo. C. Các gen đánh dấu được gắn sẵn vào thể truyền để tạo ra được nhiều sản phẩm hơn trong tế bào nhận. D. Thể truyền và đoạn gen cần chuyển phải được xử lý bằng hai loại enzim cắt giới hạn khác nhau. Câu 24: Nguyên nhân của bệnh phêninkêtô niệu là do A. thiếu enzim xúc tác chuyển hóa phenylalanin thành tirôzin. B. đột biến nhiễm sắc thể. C. đột biến thay thế cặp nuclêôtit khác loại trong chuỗi -hêmôglôbin D. bị dư thừa tirôzin trong nước tiểu. Câu 25: Ở người bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn a trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Bố mẹ có kiểu gen nào mà sinh con gái mắc bệnh với tỉ lệ 25%? A. XaXa x XaY B. XAXA x XaY C. XAXa x XAY D. XAXa x XaY Câu 26: Không dùng cơ quan nào sau đây để chứng minh nguồn gốc chung của các loài? A. Cơ quan thoái hóa. B. Cơ quan tương đồng. C. Cơ quan cùng nguồn. D. Cơ quan tương tự. Câu 27: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do A. sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của loài. B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau. C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau. D.thực hiện các chức phận giống nhau. Câu 28.Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau. B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung. C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau. D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên Câu 29: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn. D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. Câu 30: Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen, đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Theo lí thuyết, giao tử AB chiếm tỉ lệ A. 20%. B. 80%. C. 40%. D. 10%.
  4. Câu 31: Cá thể có kiểu gen tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu gen thu được ở F 1 nếu biết hoán vị gen đều xảy ra trong giảm phân hình thành hạt phấn và noãn với tần số 20% A. 16% B. 4% C. 9% D. 8% Câu 32:Khi lai gà mái lông vằn với gà trống lông không vằn được F 1 có 50% gà trống lông vằn, còn 50% số gà còn lại là gà mái lông không vằn. Biết rằng màu lông do một gen quy định. Khi cho gà F1 tiếp tục giao phối với nhau thì sự phân li về màu lông ở F2 như thế nào? A.1 lông vằn (♀) : 1 lông không vằn (♂). B.1 lông vằn : 3 lông không vằn. C. 1 lông vằn : 1 lông không vằn. D. 3 lông vằn : 1 lông không vằn. Câu 33: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là: A. 0,3 ; 0,7 B. 0,8 ; 0,2 C. 0,7 ; 0,3 D. 0,2 ; 0,8 Câu 34: Khi thống kê số lượng cá thể của một quần thể, người ta thu được số liệu: 105AA: 15Aa: 30aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là: A. A = 0,70 ; a = 0,30 B. A = 0,80 ; a = 0,20 C. A = 0,25 ; a = 0,75 D. A = 0,75 ; a = 0,25 Câu 35:Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA: 0,30Aa: 0,25aa. Cho biết trong quá trình chọn lọc người ta đã đào thải   các cá thể có kiểu hình lặn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại kiểu gen thu được ở F1 là: A. 0,525AA: 0,150Aa: 0,325aa. B. 0,36AA: 0,24Aa: 0,40aa. C. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. D. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa. Câu 36:Ở thế hệ ban đầu của một quần thể động vật có tỉ lệ thể dị hợp bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối liên tiếp, tỉ lệ thể dị  hợp còn lạ i bằ ng 3,75%.   Tính đến thời điểm nói trên, số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể này là A. 4 thế hệ. B. 3 thế hệ. C. 5 thế hệ. D. 6 thế hệ. Câu 37 : Cho các giống cây trồng : (1) Giống dưa hấu tam bội. (2) Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-carôten. (3) Giống lúa IR22. (4) Giống cà chua có khả năng kháng virut. (5) Giống dâu tằm tam bội. (6) Giống cây bông có khả năng kháng sâu hại. Những giống cây trồng đã được tạo ra nhờ thành tựu của công nghệ gen là A. ((2) ; (3) ; (4) ; (6). B. (1) ; (3) ; (5) ; (6). C. (2) ; (3) ; (4). D. (2) ; (4) ; (6). Câu 38:Cho một số bệnh và hội chứng di truyền ở người: (1) Bệnh phêninkêto niệu. (2) Hội chứng Đao. (3) Tật dính ngón tay 2 và 3. (4) Hội chứng Tơcnơ. (5) Bệnh máu khó đông. (6) Hội chứng Claiphentơ. (7) Hội chứng Etuôt. (8) Hội chứng mèo kêu. Có bao nhiêu các bệnh tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ ? A. 5. B. 7. C. 1. D. 6. Câu 39:Bằngphươngphápnghiêncứutếbào,ngườitacóthểpháthiệnđượcnguyênnhâncủanhững bệnh và hộichứng nào sau đâyở người? (1) Hội chứng Đao. (2) Hộichứng Tớcnơ.(3) Hội chứng suygiảm miễn dịchmắc phải (AIDS). (4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. (5) Bệnh máu khó đông.(6)Bệnh ung thư máu. (7) Bệnh tâmthần phân liệt. A. (1),(3), (5). B. (3),(4), (7). C. (2),(6), (7). D. (1), (2), (6). Câu 40:Ở người, gen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường nhưng con trai họ bị bạch tạng. Xác suất sinh người con trai da bạch tạng này là bao nhiêu? A. 37,5%. B. 25%. C. 12,5%. D. 50%. ------------------------------- HẾT ---------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2