intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

16
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

  1. SỞ GDĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT Môn: SINH HỌC - LỚP 10 LƯƠNG NGỌC QUYẾN (Đề thi có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề 001 Họ và tên học sinh:…………..…..............…Lớp:……… SBD: ……....Phòng: …… PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 Câu = 7 Điểm) Tất cả các thí sinh đều phải làm phần này. Đối với mỗi câu hỏi, thí sinh chọn 01 phương án trả lời đúng nhất và tô kín một ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với phương án trả lời đúng. Các em nhớ tô Số báo danh và Mã đề thi trên phiếu Trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Khi cho tế bào hồng cầu vào môi trường nhược trương. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Tế bào hồng cầu không thay đổi. B. Tế bào hồng cầu hút nước to ra và bị vỡ. C. Tế bào hồng cầu mất nước, nhăn nheo và tiêu biến. D. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, sau nhỏ lại. Câu 2: Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là: A. có màng nhân, có hệ thống các bào quan. B. tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt. C. có thành tế bào bằng peptidoglican. D. các bào quan có màng bao bọc. Câu 3: Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật: A. Lưới nội chất hạt. B. Trung thể. C. Lục lạp. D. Ti thể. Câu 4: Các chức năng của cacbohidrat trong tế bào là: A. Điều hoà trao đổi chất, tham gia cấu tạo tế bào chất. B. Cấu trúc tế bào, cấu trúc các enzim. C. Cung cấp, dự trữ năng lượng, là vật liệu cấu trúc tế bào. D. Thu nhận thông tin và bảo vệ cơ thể. Câu 5: Nhập bào là hiện tượng vận chuyển các chất có kích thước lớn hơn lỗ màng ..... tế bào bằng cách ...... màng tế bào và cần năng lượng ATP. A. vào trong / khuếch tán qua B. vào trong / biến dạng C. vào trong / protein vận chuyển qua D. ra khỏi/ biến dạng Câu 6: Môi trường có nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong tế bào là: A. môi trường đẳng trương. B. môi trường cân bằng. C. Môi trường nhược trương. D. môi trường ưu trương. Câu 7: Đồng hoá là: A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào. B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau. C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản đồng thời tích lũy năng lượng hóa năng trong các chất hữu cơ đặc trưng. D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản đồng thời giải phóng năng lượng ATP. Câu 8: Lục lạp có chức năng nào sau đây? A. Tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển lipit. B. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào. C. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại trong cơ thể. D. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng. Câu 9: Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây? A. Tham gia vào quá trình tổng hợp lipit. B. Chuyển hóa đường trong tế bào. C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào. D. Sinh tổng hợp protein. Câu 10: Vận chuyển nội bào và tổng hợp prôtêin và lipit: A. Mạng lưới nội chất. B. Lizôxôm. C. Lục lạp. D. Bộ máy gôngi. Trang 1/3 - Mã đề thi 001 - https://thi247.com/
  2. Câu 11: Các bon hyđrat gồm các loại: A. Đường đơn, đường đôi. B. Đường đôi, đường đơn, đường đa. C. Đường đơn, đường đa. D. Đường đôi, đường đa. Câu 12: Cho các nhận định sau về không bào, nhận định nào sai? A. Không bào ở tế bào thực vật có chứa các chất dự trữ, sắc tố, ion khoáng và dịch hữu cơ... B. Không bào được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy Gôngi. C. Không bào được bao bọc bởi lớp màng kép. D. Không bào tiêu hóa ở động vật nguyên sinh khá phát triển. Câu 13: Các ion và chất phân cực kích thước nhỏ hơn lỗ màng được vận chuyển qua màng sinh chất qua phương thức vận chuyển nào sau đây? A. Nhập bào. B. khuếch tán qua kênh prôtêin. C. Thẩm thấu. D. Khuếch tán trực tiếp. Câu 14: ADN có chức năng: A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào. B. Tham gia và quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào. C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. D. Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan. Câu 15: Trong tế bào bộ phận nào đóng vai trò quan trọng nhất? A. Lục lạp: nơi diễn ra quá trình quang hợp tổng hợp các chất hữu cơ. B. Chất tế bào: nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào. C. Màng tế bào: giữ vai trò bảo vệ tế bào và chọn lọc các chất trong sự trao đổi chất với môi trường. D. Nhân: trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào và giữ vai trò quyết định trong di truyền. Câu 16: Tiêu hoá nội bào là chức năng của: A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Lizôxôm. D. Bộ máy gôngi. Câu 17: Trong sinh giới, nhóm sinh vật nào dưới đây có phạm vi phân bố và phương thức sống đa dạng nhất? A. Nấm. B. Động vật. C. Thực vật. D. Vi khuẩn. Câu 18: Động năng là: A. Năng lượng củi khô chưa đốt. B. Năng lượng của hợp chất hữu cơ. C. Năng lượng bình ắc quy chưa sử dụng. D. Năng lượng sẵn sàng sinh công (ATP). Câu 19: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào: A. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật. B. Chất được chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp. C. Chất được chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. D. Cần có năng lượng cung cấp cho quá trình vận chuyển. Câu 20: Thực hiện quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ cho tế bào là chức năng của: A. Lizôxôm. B. Ti thể. C. Bộ máy gôngi. D. Lục lạp. Câu 21: Khi cho tế bào thực vật vào một loại dung dịch, một lát sau tế bào có hiện tượng co nguyên sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này là: A. Dung dịch có nồng độ chất hoà tan cao hơn nồng độ dịch tế bào. B. Dung dịch có nồng độ chất hoà tan thấp hơn nồng độ dịch tế bào. C. Dung dịch có nồng độ chất hoà tan bằng nồng độ dịch tế bào. D. Phản ứng tự vệ của tế bào trong môi trường lạ. Câu 22: Prôtêin tham gia trong thành phần của enzim có chức năng: A. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất. B. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào. C. Xây dựng các mô và cơ quan của cơ thể. D. Điều hoà các hoạt động trao đổi chất. Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai: A. Cụm từ "tế bào nhân sơ" dùng để chỉ tế bào không có nhân. B. Tế bào vi khuẩn có các hạt riboxom làm nhiệm vụ tổng hợp protein cho tế bào. C. Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào. D. Thành phần bắt buộc trong cấu tạo của mọi vi khuẩn là màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân. Câu 24: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì: A. Có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống. Trang 2/3 - Mã đề thi 001 - https://thi247.com/
  3. B. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường. C. Phát triển và tiến hoá không ngừng. D. Có khả năng thích nghi với môi trường. Câu 25: ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì: A. Nó có các liên kết phốtphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. B. Các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ. C. Nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể. D. Nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng. Câu 26: Quá trình chuyển từ 6CO2 + 6H2O + ATP ---NLAS--> C6H12O6 + 6H2O + 6O2 xảy ra ở lục lạp là Sắc tố diệp lục quá trình chuyển hóa vật chất nào sau đây? A. Đồng hóa B. Dị hóa C. Quang hóa D. Hóa tổng hợp Câu 27: Phân tử glucôzơ, fructôzơ có nhiều trong quả chín. Dạng năng lượng tồn tại trong các phân tử đường đó là: A. Điện năng. B. Hóa năng. C. Thế năng. D. Động năng. Câu 28: Sự di chuyển các chất tan từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao được gọi là: A. Sự vận chuyển chủ động. B. Sự khuếch tán. C. Sự thẩm thấu. D. Thấm chọn lọc. PHẦN II. PHẦN TỰ LUẬN (3 Câu = 3 Điểm) Câu 1: Kể tên các thành phần cấu trúc có lớp màng kép trong tế bào và nêu chức năng của chúng. Câu 2: Khi xào rau nếu ta nêm gia vị sớm rau thường bị quắt, dai, ra nhiều nước. Em hãy giải thích vì sao?. Theo em phải làm thế nào để rau xào xanh, giòn ngon. Câu 3: Chuyển hóa vật chất là gì? Tại sao nói chuyển hóa vật chất luôn gắn liền với chuyển hóa năng lượng. Quá trình hô hấp ở ti thể theo phương trình: C6H12O6 + 6O2 + 38 ADP + Pi --ti thể--> 6CO2 + 6H2O + 38 ATP + t0. Trong quá trình trên vật chất và năng lượng được chuyển hóa như thế nào? -------------------------- HẾT ------------------------- Học sinh không được sử dụng tài liệu! Trang 3/3 - Mã đề thi 001 - https://thi247.com/
  4. ĐÁP ÁN CHẤM HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC I. Phần trắc nghiệm 001 1 B 003 1 B 005 1 D 007 1 C 001 2 C 003 2 A 005 2 A 007 2 C 001 3 C 003 3 C 005 3 D 007 3 A 001 4 C 003 4 D 005 4 B 007 4 A 001 5 B 003 5 D 005 5 A 007 5 B 001 6 D 003 6 A 005 6 A 007 6 A 001 7 C 003 7 B 005 7 C 007 7 D 001 8 D 003 8 A 005 8 B 007 8 D 001 9 D 003 9 B 005 9 A 007 9 C 001 10 A 003 10 C 005 10 A 007 10 A 001 11 B 003 11 C 005 11 B 007 11 C 001 12 C 003 12 B 005 12 C 007 12 B 001 13 B 003 13 C 005 13 D 007 13 A 001 14 C 003 14 D 005 14 C 007 14 B 001 15 D 003 15 C 005 15 B 007 15 C 001 16 C 003 16 D 005 16 C 007 16 D 001 17 D 003 17 D 005 17 C 007 17 D 001 18 D 003 18 C 005 18 D 007 18 D 001 19 B 003 19 D 005 19 A 007 19 B 001 20 D 003 20 A 005 20 B 007 20 D 001 21 A 003 21 B 005 21 D 007 21 C 001 22 A 003 22 D 005 22 B 007 22 C 001 23 A 003 23 B 005 23 A 007 23 B 001 24 B 003 24 C 005 24 B 007 24 A 001 25 A 003 25 A 005 25 C 007 25 D 001 26 A 003 26 A 005 26 D 007 26 B 001 27 B 003 27 B 005 27 C 007 27 A 001 28 A 003 28 A 005 28 D 007 28 B
  5. 002 1 C 004 1 C 006 1 D 008 1 B 002 2 A 004 2 D 006 2 D 008 2 A 002 3 B 004 3 B 006 3 A 008 3 C 002 4 D 004 4 A 006 4 B 008 4 B 002 5 B 004 5 C 006 5 A 008 5 B 002 6 B 004 6 C 006 6 A 008 6 A 002 7 D 004 7 D 006 7 D 008 7 D 002 8 A 004 8 C 006 8 D 008 8 D 002 9 C 004 9 A 006 9 B 008 9 B 002 10 A 004 10 C 006 10 A 008 10 C 002 11 D 004 11 A 006 11 C 008 11 B 002 12 C 004 12 D 006 12 B 008 12 A 002 13 D 004 13 B 006 13 A 008 13 C 002 14 C 004 14 A 006 14 B 008 14 C 002 15 A 004 15 B 006 15 C 008 15 B 002 16 A 004 16 A 006 16 B 008 16 D 002 17 A 004 17 A 006 17 B 008 17 D 002 18 A 004 18 D 006 18 D 008 18 C 002 19 C 004 19 B 006 19 D 008 19 A 002 20 B 004 20 C 006 20 A 008 20 C 002 21 C 004 21 A 006 21 C 008 21 D 002 22 D 004 22 D 006 22 C 008 22 A 002 23 D 004 23 D 006 23 D 008 23 D 002 24 D 004 24 B 006 24 C 008 24 C 002 25 C 004 25 C 006 25 B 008 25 A 002 26 B 004 26 B 006 26 A 008 26 B 002 27 B 004 27 B 006 27 C 008 27 D 002 28 B 004 28 D 006 28 C 008 28 A
  6. PHẦN II. PHẦN TỰ LUẬN (3 Câu = 3 Điểm) Đề 1,3,5,7 Câu 1: Kể tên các thành phần cấu trúc có lớp màng kép trong tế bào và nêu chức năng của chúng 0,25 điểm/ý. - Nhân, ty thể, lục lạp - Nhân tế bào: Mang thông tin di truyền và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì nhân tế bào chứa ADN, gen quy định mọi hoạt động sống của tế bào, cơ thể. - Ty thể: Hô hấp tế bào: chuyển hóa năng lượng hóa năng trong chất hữu cơ (cacbohidrat) thành năng lượng ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào, ví như nhà máy phát điện của tế bào. - Lục lạp: Là nơi diễn ra quá trình quang hợp, chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời Quang năng thành năng lượng hóa năng trong các liên kết hóa học của chất hữu cơ chủ yếu là cacbohiddrat. Câu 2: Khi xào rau nếu ta nêm gia vị sớm rau thường bị quắt, dai, ra nhiều nước. Em hãy giải thích vì sao?. Theo em phải làm thế nào để rau xào xanh, giòn ngon. - Khi xào rau nếu ta nêm gia vị sớm rau thường bị quắt, dai, ra nhiều nước vì môi trường lúc này là môi trường ưu trương, nồng độ chất tan bên ngoài môi trường cao hơn trong tế bào (thế nước ngoài môi trường thấp hơn trong tế bào), nước từ trong các tế bào rau thẩm thấu qua màng ra ngoài tế bào, các tế bào rau mất nước héo quắt, dai ra nhiều nước. Khắc phục luộc rau trước khi xào hoặc xào rau trong lửa to tạo môi trường nhược trương giúp để tế bào không bị mất nước, khi rau chín, nêm gia vị vừa ăn rau xanh, giòn ngon. Câu 3: Chuyển hóa vật chất là gì? Tại sao nói chuyển hóa vật chất luôn gắn liền với chuyển hóa năng lượng. Quá trình hô hấp ở ti thể theo phương trình: C6H12O6 + 6O2 + 38 ADP + Pi --ti thể--> 6CO2 + 6H2O + 38 ATP + t0. Trong quá trình trên vật chất và năng lượng được chuyển hóa như thế nào? - Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra trong tế bào. 0,25đ - Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo chuyển hoá năng lượng vì năng lượng nằm trong lòng của mỗi chất. 0,25đ - Quá trình hô hấp tế bào ở ti thể là quá trình dị hóa, trong quá trình hô hấp: + Chuyển hóa vật chất: Phân giải chất hữu cơ phức tạp Glucozo (C6H12O6 ) thành chất đơn giản CO2 và H2O 0,25đ + Chuyển hóa năng lượng: Chuyển hóa năng lượng hóa năng trong chất hữu cơ (cacbohidrat) thành năng lượng hóa năng trong ATP (năng lượng hóa năng dễ sử dụng sẵn sàng sinh công) để cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể. 0,25đ Đề 2,4,6,8 Câu 1: Kể tên các thành phần cấu trúc chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật và nêu chức năng của chúng. - Thành tế bào, Lục lạp, không bào. - Thành tế bào: chức năng: bảo vệ và quy định hình dạng tế bào. - Lục lạp: Là nơi diễn ra quá trình quang hợp, chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời Quang năng thành năng lượng hóa năng trong các liên kết hóa học của chất hữu cơ chủ yếu là cacbohiddrat. - Không bào: Chứa các chất dự trữ, các sắc tố thu hút côn trùng, các chất phế thải độc hại bảo vệ tế bào và giúp tế bào hút nước, giúp tăng kích thước của tế bào lá non, quả non... Câu 2: Giải thích tại sao: - Người ta thường vẩy nước cho rau tươi? Môi trường nước là môi trường nhược trương, nồng độ chất tan bên ngoài môi trường thấp hơn trong tế bào (thế nước ngoài môi trường cao hơn trong tế bào), nước từ ngoài môi trường thẩm thấu vào trong tế bào, tế bào hút nước, tăng thể tích, rau, quả tươi lên. - Khi bón đạm với nồng độ cao cây thường bị héo táp. Khi bón đạm với nồng độ cao môi trường trở nên ưu trương, nồng độ chất tan bên ngoài môi trường cao hơn trong tế bào (thế nước ngoài môi trường thấp hơn trong tế bào), cây không hút được nước, lá vẫn thoát nước nên lá héo, táp. Câu 3: Chuyển hóa vật chất là gì? Tại sao nói chuyển hóa vật chất luôn gắn liền với chuyển hóa năng lượng. - Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra trong tế bào. 0,25đ - Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo chuyển hoá năng lượng vì năng lượng nằm trong lòng của mỗi chất. 0,25đ Quá trình quang hợp ở thực vật theo phương trình: 6CO2 + 6H2O + ATP ---NLAS--> C6H12O6 + 6H2O + 6O2 . Trong quá trình trên vật chất và năng lượng Sắc tố diệp lục được chuyển hóa như thế nào? - Quá trình quang hợp ở tế bào thực vật là quá trình đồng hóa, trong quá trình quang hợp: + Chuyển hóa vật chất: Tổng hợp chất phức tạp glucozo C6H12O6 từ các chất vô cơ đơn giản CO2 + H2O. + Chuyển hóa năng lượng: Chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời quang năng thành năng lượng hóa năng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học của chất hữu cơ chủ yếu là cacbohidrat để cung cấp cho dị hóa phân giải. -------------------------- HẾT ------------------------- Học sinh không được sử dụng tài liệu!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2