intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh (Khối Cơ bản)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh (Khối Cơ bản)’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh (Khối Cơ bản)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI KỲ I – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN SINH HỌC - LỚP 10 CB Thời gian làm bài: 45 Phút. (Đề có 3 trang) Họ tên: ............................................................... Số báo danh: ................... Mã đề 001 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM. (7 điểm) Câu 1: Trong tế bào tồn tại các trạng thái năng lượng là: A. Động năng và hóa năng B. Quang năng và hóa năng C. Thế năng và động năng D. Thế năng và điện năng Câu 2: Các loại prôtêin khác nhau được phân biệt nhau bởi A. Nhóm amin của các axit amin trong phân tử protein B. Số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử protein C. Số lượng liên kết peptit trong phân tử protein D. Số chuỗi pôlipeptit trong phân tử protein Câu 3: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tiêu tốn năng lượng là cơ chế A. thẩm thấu B. vận chuyển chủ động C. thẩm tách D. vận chuyển thụ động Câu 4: Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra là A. tế bào nấm men B. tế bào vi khuẩn C. tế bào thực vật D. tế bào hồng cầu Câu 5: Đặc điểm nào là của giới Khởi sinh? A. Nhân thực, đơn bào, sinh sản nhanh, phương thức sống đa dạng B. Nhân sơ, đơn bào, sinh sản nhanh, phương thức sống đa dạng C. Nhân sơ, đơn bào, sinh sản nhanh, sống dị dưỡng D. Nhân thực, đa bào, sinh sản nhanh, phương thức sống đa dạng Câu 6: ATP được cấu tạo từ các thành phần: A. Đường glucôzơ, bazơ nitơ ađênin, 3 nhóm phôtphat B. Đường ribôzơ, bazơ nitơ ađênôzin, 3 nhóm phôtphat C. Đường ribôzơ, bazơ nitơ ađênin, 3 nhóm phôtphat D. Đường ribôzơ, bazơ nitơ ađênin, 2 nhóm phôtphat Câu 7: Câu nào sau đây không đúng với vai trò của nước trong tế bào? A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất. B. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. C. Nước trong tế bào luôn được đổi mới. D. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào. Câu 8: Bào quan nào sau đây được ví như một “nhà máy điện” cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho tế bào dưới dạng năng lượng ATP? A. Ti thể. B. Không bào. C. Lục lạp. D. Ribôxôm. Câu 9: Enzim nào sau đây tham gia xúc tác quá trình phân giải protein? A. amilaza B. saccaraza C. mantaza D. pepsin Câu 10: Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động có tính chọn lọc là: A. Kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính của lỗ màng, có sự chênh lệch nồng độ. B. Kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có phân tử protein đặc hiệu C. Có ATP, kênh protein vận chuyển đặc hiệu D. Có sự thẩm thấu hoặc khuếch tán Câu 11: Enzim có bản chất là A. pôlisaccarit B. protein C. photpholipit D. monosaccarit Câu 12: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì A. Vi khuẩn chưa có màng nhân B. Vi khuẩn xuất hiện rất sớm C. Vi khuẩn chứa trong nhân một phân tử ADN dạng vòng D. Vi khuẩn có cấu trúc đơn bào Câu 13: Chức năng chính của nhân tế bào là: Trang 1/2 - Mã đề 001
  2. A. Nơi lưu giữ thông tin di truyền, là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào B. Là nơi tổng hợp protein C. Là nơi cung cấp năng lượng cho tế bào D. Vận chuyển các chất có chọn lọc Câu 14: Đơn phân của phân tử ADN là: A. Axit amin. B. Glucozơ. C. Bazơ nitơ. D. Nucuclêôtit. Câu 15: Đặc điểm chỉ có ở ti thể mà không có ở lục lạp là: A. Màng trong gấp khúc tạo nên các mào B. Có ADN dạng vòng và riboxom C. Làm nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng D. Được sinh ra bằng hình thức phân đôi Câu 16: Vì sao nói ATP là một phân tử quan trọng trong trao đối chất của tế bào? A. Các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá hủy. B. ATP có các liên kết phốtphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. C. ATP dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể. D. ATP vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng. Câu 17: Trong các cấp tổ chức của thế giới sông, cấp tổ chức được xem là đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật: A. cơ quan B. các đại phân tử C. tế bào D. mô Câu 18: Bào quan nào là nơi tổng hợp Prôtêin cho tế bào? A. Bộ máy Gôngi B. Lizôxôm C. Ribôxôm D. Perôxixôm Câu 19: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ: A. kitin B. pôlisaccarit C. peptidoglican D. xenlulozo Câu 20: Dạng năng lượng trực tiếp cung cấp cho quá trình vận chuyển các chất qua màng tế bào là: A. ATP. B. ADP. C. NADPH. D. FADH2. Câu 21: Cả 3 loại ARN (mARN, tARN, rARN) đều có các đặc điểm nào sau đây? (1) chỉ gồm 1 chuỗi pôlinuclêôtit. (2) cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. (3) có 4 loại đơn phân: A, U, G, X (4) các đơn phân luôn liên kết theo nguyên tắc bổ sung. Phương án lựa chọn đúng là: A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 4 Câu 22: Cơ chất là A. Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác B. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng do enzim xúc tác C. Chất tham gia cấu tạo enzim D. Chất tạo ra do enzim liên kết với cơ chất Câu 23: Phôtpholipit được cấu tạo bởi: A. 1 phân tử glixêrol liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phôtphat. B. 2 phân tử glixêrol liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phôtphat. C. 2 phân tử glixêrol liên kết với 1 phân tử axit béo và 2 nhóm phôtphat. D. 1 phân tử glixêrol liên kết với 2 phân tử axit béo và 1 nhóm phôtphat. Câu 24: Các phân tử lipit đều có tính chất chung là: A. kị nước và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân B. không tan trong nước và không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân C. kị nước và cấu tạo từ 1 phân tử glixêrol liên kết với 3 axit béo D. không tan trong nước và có bản chất hóa học là stêrôit Câu 25: Đơn phân cấu tạo nên phân tử protein là: A. Nucleotit B. Axit amin C. Glucozo. D. Axit béo. Câu 26: Hiện tượng thẩm thấu là: A. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng. B. Sự khuếch tán của các chất qua màng. C. Sự khuếch tán của chất tan qua màng. D. Sự khuếch tán của các ion qua màng. Câu 27: Trường hợp nào dưới đây không làm enzyme mất chức năng sinh học? A. Trung tâm hoạt động của enzyme bị biến đổi. B. Nồng độ cơ chất quá cao. C. Độ pH của môi trường không phù hợp. D. Nhiệt độ môi trường hoạt động của enzyme quá cao. Câu 28: Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là: A. K, S, Mg, Cu B. Fe, C, H C. C, H, O, N D. C, N, P, Cl PHẦN II: TỰ LUẬN. (3 điểm) Câu 1: (2đ) Nêu cấu trúc của enzim? Vì sao mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một cơ chất nhất định? Câu 2: (1đ) Trình bày cấu trúc của màng sinh chất phù hợp với chức năng của nó? ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2