intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM        KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 ­2023     TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ               Môn: Sinh           Lớp 10                                              (Đề này gồm 2 trang)                            Thời gian: 45phút (không kể thời gian giao đề)                                    MàĐỀ 402 A/ TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Câu 1:  Iốt là nguyên tố vi lượng tham gia vào thành phần hoocmon của A.  Tuyến tụy.         B.  Tuyến yên.           C.  Tuyến giáp.                 D.  Tuyến thượng thận. Câu 2:  Truyền tin nội tiết là cách truyền tin mà: A.  tín hiệu truyền trực tiếp giữa các tế bào qua mối liên kết hở. B.  tế bào truyền tin cho các tế bào liền kề. C.  tín hiệu hormone được tiết vào máu truyền tới các tế bào đích ở xa. D.  tín hiệu là chất dẫn truyền xung thần kinh được truyền qua khe giữa tế bào thần kinh và tế  bào đích. Câu 3:  Bào quan có màng kép ở tế bào nhân thực là A.  ti thể, lục lạp, bộ máy Golgi.  B.  ti thể, nhân, lysosome. C.  nhân, lục lạp, lưới nội chất. D.  nhân, ti thể, lục lạp.  Câu 4:  Sucrose (có nhiều trong quả, mía và củ cải đường) được tạo thành từ: A.  fructose + ribose. B.  glucose + glucose. C.  glucose + fructose.  D.  fructose + fructose.  Câu 5:  Chất di truyền của tế bào nhân sơ là: A.  DNA dạng thẳng, kép. B.  DNA dạng vòng, đơn. C.  DNA liên kết với prôtêin.  D.  DNA dạng vòng, kép.  Câu 6:  Nguyên tử nào sau đây cấu tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ trong  tế bào và tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất? A.  Carbon.  B.  Photpho. C.  Hydrogen.  D.  Nitơ.  Câu 7:  Protein không có chức năng nào sau đây? A.  Điều hoà quá trình trao đổi chất.            B.  Vận chuyển các chất. C.   Xúc tác quá trình trao đổi chất.             D.  Lưu giữ, truyền đạt thông tin di truyền.  Câu 8:  Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì A.  nhân có chất nhiễm sắc chứa DNA B.  nhân chứa các bào quan của tế bào. C.  nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất. D.  nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường. Câu 9:  Các nguyên tố chiếm lượng rất nhỏ, thường nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể là:  A.  nguyên tố đa lượng. B.  nguyên tố khoáng. C.  nguyên tố vi lượng.  D.  nguyên tố hóa học.  Câu 10:  Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp là cơ chế: A.  thẩm tách.    B.  vận chuyển chủ động.        C.  thẩm thấu.        D.  vận chuyển thụ động.  Câu 11:  Những bộ phận cơ bản có ở tế bào nhân thực gồm: A.  màng sinh chất, tế bào chất, plasmid, vỏ nhầy. B.  màng sinh chất, tế bào chất, plasmid, các bào quan có màng.  C.  màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoàn chỉnh, các bào quan có màng. D.  màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân, các bào quan có màng. Trang 1/3 ­ Mã đề 402
  2. Câu 12:  Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây? A.  Liên tục tiến hoá.  B.  Có khả năng tự điều chỉnh. C.  Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. D.  Là một hệ thống kín.  Câu 13:  Phân tử sinh học là: A.  hợp chất hữu cơ được tạo từ tế bào và cơ thể sinh vật. B.  chất hữu cơ được tạo từ các phân tử vô cơ. C.  hợp chất vô cơ được tạo từ tế bào và cơ thể sinh vật. D.  các chất đơn giản được tạo từ các chất phức tạp. Câu 14:  Trong các yếu tố cấu tạo nên lục lạp, yếu tố nào sau đây có chứa sắc tố quang hợp  (diệp lục)? A.  Màng của thylakoid.  B.  Màng ngoài của lục lạp.  C.  Màng trong của lục lạp. D.  Chất nền của lục lạp. Câu 15:  Hiện tượng co nguyên sinh xảy ra khi A.  số lượng lớn phân tử nước đi vào bên trong tế bào, tế bào chất co lại màng tế bào tách  khỏi thành tế bào. B.  số lượng lớn phân tử chất tan đi ra khỏi tế bào, tế bào chất co lại màng tế bào tách khỏi  thành tế bào. C.  số lượng lớn phân tử nước đi ra khỏi tế bào, tế bào chất co lại màng tế bào tách khỏi  thành tế bào. D.  số lượng lớn phân tử nước đi vào bên trong tế bào, tế bào chất co lại màng tế bào tách  khỏi thành tế bào. II. Tự luận: (5điểm) Câu 1:( 2đ)  Hãy nối cột A với cột B cho phù hợp: Cột A Cột B 1. Là “túi bão dưỡng” đa năng của tế bào. a. Lục lạp 2. Gồm 2 lớp màng, màng ngoài nhẵn,  b. Không bào màng trong lõm sâu vào bên trong tạo cấu  trúc mào và bên trong là chất nền. 3. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành  c. Bộ máy golgi năng lượng hóa năng. 4. Là nơi phân loại, đóng gói và phân phối  d. Ti thể sản phẩm của tế bào. 5. Là ‘nhà máy’ tổng hợp protein của tế  bào. Câu 2. (2,0 điểm):     a. Hình bên là  cấu tạo của nhân tế bào.  Hãy  chú                      thích đúng tên các bộ phận của nhân tế bào  tương  ứng với các kí hiệu 1, 2, 3, 4 trong hình này.   b. Trong các tế bào sau : tế bào thần kinh, tế bào  gan, tế bào cơ, tế bào bạch cầu, tế bào nào có  nhiều lưới nội chất trơn phát triển? Vì sao? Trang 2/3 ­ Mã đề 402
  3.                   4 3  2    1 Câu 3: (1đ) Em hãy giải thích tại sao trong thực tế, người ta sử dụng việc ướp muối để bảo  quản thực phẩm.                                                                       ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Trang 3/3 ­ Mã đề 402
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2