intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lý Tự Trọng, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lý Tự Trọng, Quảng Nam” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lý Tự Trọng, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG MÔN: SINH HỌC LỚP 10 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề chính thức Đề này gồm có 02 trang Mã đề 401 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Tế bào chất ở sinh vật nhân thực chứa những gì? A. Chứa bào tương và nhân tế bào. B. Chỉ chứa ribosome và nhân tế bào. C. Hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung xương tế bào. D. Các bào quan không có màng bao bọc. Câu 2. Thực phẩm nào sau đây chứa nhiều lipid cung cấp cho cơ thể ? A. Hạt đậu phộng. B. Hạt lúa. C. Thịt bò. D. Hạt ngô. Câu 3. Trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào, phân tử tín hiệu làm biến đổi hình dạng của thụ thể ở giai đoạn nào? A. Dung hợp. B. Đáp ứng. C. Truyền tin. D. Tiếp nhận. Câu 4. Truyền tin nội tiết là A. truyền tín hiệu trực tiếp giữa các tế bào qua mối liên kết hở. B. tín hiệu là chất dẫn truyền xung thần kinh được truyền qua khe (synapse) giữa tế bào thần kinh và tế bào đích. C. tế bào truyền tin cho các tế bào liền kề. D. tín hiệu hormone được tiết vào máu truyền tới các tế bào đích ở xa. Câu 5. Các đơn phân cấu tạo nên protein khác nhau bởi thành phần nào sau đây? A. Nhóm amino. B. Nitrogenous base. C. Nhóm carboxyl. D. Gốc R. Câu 6. Phân tử nào dưới đây có chức năng truyền thông tin di truyền từ DNA đến protein? A. tRNA. B. mRNA. C. rRNA. D. DNA. Câu 7. Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây? A. Nhân chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng. B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gồm DNA liên kết với protein. C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân. D. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép. Câu 8. Nguyên tố hóa học nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ? A. Nitrogen. B. Oxygen. C. Carbon. D. Hydrogen. Câu 9. Sinh học không có vai trò nào sau đây? A. Ổn định tình hình chính trị và hòa bình trên thế giới. B. Giảm tỉ lệ bệnh tật, gia tăng đáng kể tuổi thọ của con người. C. Bồi đắp thái độ tôn trọng, yêu quý và giữ gìn sự đa dạng sinh giới. D. Cải thiện kết quả học tập của bản thân. Câu 10. Vì sao cùng một tín hiệu nhưng các tế bào lại có thể tạo ra các đáp ứng khác nhau? A. Do các loại thụ thể, con đường truyền tín hiệu và các protein đáp ứng ở các tế bào là khác nhau. B. Do các hình dạng, kích thước và thông tin di truyền ở các tế bào là khác nhau. C. Do sự dẫn truyền tín hiệu đến các tế bào đích là một quá trình ngẫu nhiên và có thể phát sinh đột biến. D. Do khoảng cách từ tế bào tiết đến các tế bào đích là khác nhau. Câu 11. Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức nào? A. Khuếch tán qua lớp kép phospholipid. B. Vận chuyển chủ động. C. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào. D. Nhờ kênh protein đặc biệt. Mã đề 401 Trang 1/2
  2. Câu 12. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nước lên sự sinh trưởng của cây trồng, bạn An thiết kế 2 chậu cây: ở chậu thí nghiệm, tưới đủ nước; ở chậu đối chứng, không tưới nước. Mô tả này thể hiện bước nào trong tiến trình nghiên cứu khoa học? A. Quan sát, thu thập dữ liệu. B. Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu. C. Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng. D. Đặt câu hỏi. Câu 13. "Đàn cá chép sống ở hồ Cao Ngạn" thuộc cấp độ tổ chức sống nào? A. Quần thể. B. Cá thể. C. Hệ sinh thái. D. Quần xã. Câu 14. Thiết bị chính nào dưới đây giúp con người nghiên cứu cấu trúc siêu hiên vi của tế bào? A. Máy đo lực. B. Kính hiển vi. C. Kính lúp. D. Máy đo nhiệt kế. Câu 15. Cách vận chuyển nào sau đây thuộc hình thức vận chuyển chủ động? (1) Vận chuyển qua màng tế bao nhờ kênh protein. (2) Vận chuyển glucose đồng thời với natri qua màng tế bào. (3) Vận chuyển các chất có kích thứơc lớn qua màng tế bào. (4) Vận chuyển Ca2+ qua màng tế bào. (5) Vận chuyển Na+, K+ bằng bơm prôtêin qua màng tế bào. A. (2), (3), (5). B. (1), (3), (4). C. (3), (4), (5). D. (2), (3), (4). Câu 16. Thành phần nào quan trọng cấu tạo nên thành tế bào của nhiều loài nấm? A. Chitin. B. Cellulose. C. Peptidoglican. D. Nucleic acid. Câu 17. Cấp độ tổ chức sống là cấp độ tổ chức A. của quần thể có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống. B. của tế bào có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống. C. của vật chất có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống. D. của cơ thể có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống. Câu 18. Nếu xem tế bào là một thành phố hoạt động thì nhân giữ vai trò gì? A. Nhà máy tạo năng lượng. B. Nhà máy tạo nguyên liệu. C. Hàng rào kiểm soát. D. Trung tâm điều khiển. Câu 19. Màng sinh chất của vi khuẩn được cấu tạo chủ yếu từ hai loại phân tử nào? A. Cellulose và protein. B. Phospholipid và protein. C. Steroid và protein. D. Phospholipid và cellulose. Câu 20. Trong các nguyên tố sau, đâu là nhóm nguyên tố thuộc nhóm nguyên tố vi lượng? A. Fe, Cu, Mo. B. C, Fe, Cu. C. Fe, Cu, N. D. Fe, Cu, Ca. Câu 21. Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ A. kitin. B. peptidoglycan. C. xenlulose. D. polysaccharide. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. Bằng cách nào các tế bào trong cùng một mô của cơ thể động vật có thể phối hợp hoạt động với nhau thông qua chất nền ngoại bào? Câu 2. Phân tích mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của lục lạp trong tế bào. Câu 3. Tại sao rau muống chẻ (ớt tỉa hoa) ngâm vào nước một thời gian sẽ nở to hơn và cong ra ngoài? ------ HẾT ------ Mã đề 401 Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1