intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk

  1. TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 SINH - CÔNG NGHỆ NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: Sinh học 10 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 4 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: .......................................................... Số báo danh: ....... Mã đề 303 PHẦN I. (4,5 điểm) Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án. Câu 1. Ở người, loại tế bào nào có hệ thống lưới nội chất hạt phát triển nhất? A. Tế bào bạch cầu. B. Tế bào biểu bì. C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào cơ. Câu 2. Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào bằng cách là…(1)…Cụm từ (1) là: A. Thực hiện phân chia vật chất di truyền một cách đồng đều cho tế bào con. B. Ra lệnh cho các bộ phận, các bào quan ở trong tế bào hoạt động. C. Điều hòa sinh tổng hợp protein, protein sẽ thực hiện các chức năng. D. Thực hiện tự nhân đôi DNA và nhân đôi NST để tiến hành phân bào. Câu 3. Nồng độ glucose trong nước tiểu là 1,2g/lít và trong tế bào ống thận là 0,9g/lít. Tế bào ống thận sẽ tái hấp thu glucose bằng cách nào? Biết glucose có thể đi qua kênh protein xuyên màng. A. Vận chuyển chủ động B. Nhập bào C. Vận chuyển thụ động. D. xuất bào. Câu 4. Tế bào nhân sơ có đặc điểm nào sau đây? A. Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, có nhiều bào quan. B. Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, có rất ít bào quan. C. Kích thước nhỏ, có nhân hoàn chỉnh, có rất ít bào quan. D. Kích thước nhỏ, có nhân hoàn chỉnh, có nhiều bào quan. Câu 5. Ở Người “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 39°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì nguyên nhân nào sau đây? A. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzyme, gây rối loạn chuyển hóa B. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzyme làm tăng quá mức các phản ứng sinh hóa. C. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương và có thể vỡ mạch máu. D. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu cho người bệnh. Câu 6. Tế bào bạch cầu ở người loại bỏ vi khuẩn xâm nhập bằng cơ chế: A. ẩm bào. B. xuất bào. C. thực bào. D. phân bào. Câu 7. Màng sinh chất có tính “động” là do: A. Các phân tử phospholipid và protein thường xuyên di chuyển ra ngoài phạm vi màng. B. Các phân tử protein và cholesterol thường xuyên chuyển động trong phạm vi màng. C. Tế bào thường xuyên chuyển động nên các phân tử trên màng thường xuyên chuyển động. D. Các phân tử phospholipid và protein thường xuyên di chuyển trong phạm vi màng. Mã đề 303 Trang 1/4
  2. Câu 8. Có hai con đường vận chuyển thụ động các chất qua màng là: A. qua lớp kép phospholipid và kênh glycoprotein. B. qua lớp kép phospholipid và kênh protein. C. qua lớp kép phospholipid và cầu sinh chất. D. qua lớp kép phospholipid và các mối nối. Câu 9. Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzyme, vị trí chuyên liên kết với cơ chất được gọi là: A. trung tâm vận động B. trung tâm hoạt động C. trung tâm phân tích D. trung tâm điều khiển Câu 10. Sơ đồ nào sau đây biểu diễn đúng cơ chế tác động của enzyme phân giải đường saccharose? A. E – saccharose  E + saccharose  glucose + fructose + E B. E + saccharose  glucose + fructose + E  E – saccharose C. E + saccharose  E – saccharose  glucose + fructose + E D. E – saccharose  glucose + fructose + E  E + saccharose Câu 11. Ở người, nếu chất béo tích tụ quá nhiều trong não có thể gây tổn thương não, gây chết não có và thể dẫn tới tử vong. Việc chuyển hóa chất béo trong tế bào não có thể được thực hiện bởi các enzyme có trong bào quan …(1)….Từ/Cụm từ (1) là: A. Lục lạp. B. Peroxisome. C. Bộ máy Golgi. D. Ribosome. Câu 12. Cấu trúc nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật ? A. Bộ máy Golgi B. Thành tế bào, lục lạp. C. Trung thể, lysosome. D. Ti thể, peroxisome Câu 13. Bào quan nào sau đây có cả ở tế bào động vật lẫn thực vật? A. Lysosome B. Thành tế bào. C. Ti thể. D. Lục lạp Câu 14. Đâu không phải là kiểu truyền thông tin giữa các tế bào ở gần? A. Truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp. B. Truyền tin qua mối nối giữa các tế bào. C. Truyền tin qua xinap. D. Vận chuyển thông tin nhờ hệ tuần hoàn. Câu 15. Chuyển hóa năng lượng trong tế bào là: A. sự biến đổi năng lượng từ cơ thể này sang cơ thể khác. B. sự truyền năng lượng từ cơ thể này sang cơ thể khác. C. sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. D. sự biến đổi năng lượng từ tế bào này sang tế bào khác. PHẦN II. (4 điểm) Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt tính của enzyme trypsin ở ruột bò và ruột cá tuyết Đại Tây Dương người ta vẽ được đồ thị như hình vẽ. Một bạn học sinh quan sát đồ thị và nhận xét các nhận định sau là đúng hay sai? Mã đề 303 Trang 2/4
  3. a) Ở khoảng nhiệt độ từ 40 đến 42 độ, không còn sự phản ứng của enzyme pepsin của bất cứ loài nào. b) Kết quả thí nghiệm cho thấy mỗi loại enzyme chỉ hoạt động hiệu quả trong một khoảng nhiệt độ nhất định. c) Nhiệt độ tối ưu cho enzim pepsin của bò có giá trị gấp gần 1,5 lần giá trị nhiệt độ tối ưu của cá tuyết. d) Ở khoảng nhiệt độ từ 10 đến 30 độ, hiệu suất phản ứng của trypsin cá tuyết và bò đều tăng. Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng, nhận định nào sai? a) Tế bào hồng cầu ở trong môi trường ưu trương, nước trong tế bào thẩm thấu ra bên ngoài làm tế bào mất nước và bị co lại. b) Nếu đặt tế bào vi khuẩn và nấm vào môi trường nhược trương thì chúng sẽ bị vỡ do hút nước. c) Người ta sử dụng việc ướp muối để bảo quản thực phẩm vì khi ướp muối, nồng độ chất tan bên ngoài môi trường sẽ cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào thực phẩm nên nước sẽ đi từ trong thực phẩm đi ra làm thực phẩm khó bị thối, hỏng hơn. d) Ở người, Cholesterol được vận chuyển trong máu dưới dạng lipoprotein, các lipoprotein này có thể được đưa vào tế bào theo cơ chế thụ động qua kênh protein mang. Câu 3. Xét các nhận định sau về ti thể và lục lạp, hãy cho biết nhận định nào đúng hay nhận định nào sai? a) Lục lạp có chức năng quang hợp, còn ti thể đảm nhận chức năng hô hấp. b) Ti thể chỉ có ở tế bào động vật, lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật. c) Ti thể có chứa DNA còn lục lạp thì không. d) Ti thể không có hệ sắc tố quang hợp còn lục lạp thì có. Câu 4. Một nhà sinh học đã tiến hành lấy nhân của tế bào sinh dưỡng thuộc một loài ếch A rồi cấy vào tế bào trứng của một loài ếch B đã bị hủy nhân. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã thu được những con ếch con từ các tế bào trứng ếch chuyển nhân. Nhận định sau đúng hay sai? a) Nhân của các con ếch con là trung tâm thông tin chứa hầu hết DNA của tế bào loài B. b) Nhân của các con ếch con được tạo ra chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng. c) Các con ếch con này có đặc điểm của loài ếch cho nhân. d) Nhân có vai trò chủ yếu trong việc hình thành các đặc điểm mang tính di truyền của loài. Mã đề 303 Trang 3/4
  4. Phần III. (1,5 điểm) Câu trắc nghiệm trả lời ngắn: Câu 1. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật? (1) Có màng sinh chất. (2) Có ti thể. (3) Có nội màng. (4) có chất nền ngoại bào (5) Có lục lạp. (6) Có màng nhân. (7) Có thành peptidoglycan. (8) Có ribosome. (9) Có DNA kép, vòng. (10) Có thành cellulose. Câu 2. Có bao nhiêu yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme? (1)Nhiệt độ. (2) Độ PH của môi trường. (3) Chất ức chế (4)Nồng độ cơ chất. (5) Nồng độ enzyme. (6) Chất hoạt hóa. Câu 3. Cho các phương thức vận chuyển các chất sau: (1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid. (2) Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng. (3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào. (4) Thẩm thấu. Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào? Câu 4. Một bạn khi phát biểu về cấu tạo và chức năng của ATP, cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đúng? 1. ATP cấu tạo gồm 3 thành phần cơ bản: 1 phân tử adenine, 1 đường ribose, 3 gốc phosphate. 2. Các nhóm phosphate liên kết với nhau bằng liên kết cao năng, khi các liên kết này bị phá vỡ sẽ giải phóng nhiều năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. 3. Năng lượng trong ATP được dùng cho các hoạt động của tế bào như tổng hợp các chất, vận chuyển các chất theo kiểu chủ động, sinh công cơ học 4. Trong tế bào, ATP thường xuyên được sinh ra và ngay lập tức được sử dụng cho mọi hoạt động sống của tế bào, chính vì vậy, ATP được coi là "đồng tiền" năng lượng của tế bào. 5. Khi liên kết giữa hai nhóm phosphate cuối bị phá vỡ, ATP nhường một nhóm phosphate cho chất khác và trở thành AMP. Câu 5. Trong những loại sinh vật sau đây có bao nhiêu loài là tế bào nhận thực (1) Động vật (2) Người (3) Thực vật (4) Vi khuẩn (5) Virut (6) Nấm (7) Amip (8) Địa y ------ HẾT ------ Mã đề 303 Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2