intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Mã đề 159 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN SINH HỌC - KHỐI 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên thí sinh: ..........................................................Số báo danh: .............................. PHẦN I. Từ câu 1 đến câu 18, ở mỗi câu, học sinh chọn 1 phương án đúng nhất (0,25đ/câu) Câu 1. Ý nào dưới đây là đúng về vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế? A. Đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng. B. Cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm và cải tạo môi trường. C. Tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao. D. Góp phần xây dựng chính sách môi trường. Câu 2. Để thực hiện một thí nghiệm ở phòng thí nghiệm, học sinh cần tiến hành theo trình tự các bước như thế nào? A. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, các thiết bị an toàn → Tiến hành thí nghiệm và thu thập thông tin → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm. B. Tiến hành thí nghiệm và thu thập thông tin → Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, các thiết bị an toàn → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm. C. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, các thiết bị an toàn → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm → Tiến hành thí nghiệm và thu thập thông tin. D. Tiến hành thí nghiệm và thu thập thông tin → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm → Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, các thiết bị an toàn. Câu 3. Các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống gồm: (1) Cơ thể, (2) Tế bào, (3) Quần thể, (4) Quần xã, (5) Hệ sinh thái. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với nguyên tắc thứ bậc? A. 2→3→4→5→1 B. 5→4→3→2→ 1 C. 1→2→3→4→ 5 D. 2→1→3→4→5 Câu 4. Nhà khoa học nào không có đóng góp vào lý thuyết tế bào? A. Rudolf Virchow B. Theodor Schwann C. Matthias Schleiden D. Robert Koch Câu 5. Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, những các nguyên tố nào chiếm phần lớn trong cơ thể sống? A. Fe, C, H. B. C, N, P, CI. C. C, N, H, O. D. K, S, Mg, Cu. Câu 6. Vì sao khi bảo quản rau xanh trong tủ lạnh, người ta chỉ để trong ngăn mát mà không để trong ngăn đá? A. Vì trên lá rau có vi sinh vật, nếu để trong ngăn đá thì rau sẽ làm hỏng tủ lạnh. B. Vì ngăn đá nhiệt độ thấp, chất dinh dưỡng trong rau dễ bị phân hủy, giảm chất lượng rau. C. Vì để trong ngăn đá, vi sinh vật trên bề mặt lá rau phát triển mạnh, làm cho rau nhanh hỏng. D. Ngăn đá có nhiệt độ thấp nên nước trong tế bào đóng băng, làm vỡ tế bào rau, làm hư rau. Câu 7. Thuật ngữ nào dùng để chỉ tất cả các loại đường? A. Amylopectin B. Carbohydrate. C. Cellulose. D. Triglyceride Câu 8. Cho các ý sau, có bao nhiêu ý đúng với vai trò của lipid trong tế bào và cơ thể: Dự trữ năng lượng trong tế bào; tham gia cấu trúc màng sinh chất; tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục; tham gia vào chức năng vận động của tế bào; xúc tác cho các phản ứng sinh học. A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9. Chức năng chính của thành tế bào nhân sơ? A. Bảo vệ và quy định hình dạng tế bào. B. Nơi diễn ra các phản ứng trao đổi chất. Trang 1/4 mã đề 159
  2. C. Thực hiện quá trình trao đổi chất. D. Mang thông tin di truyền quy định đặc điểm của tế bào. Câu 10. Bào quan nào chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật? A. Trung thể. B. Ti thể. C. Lục lạp. D. Bộ máy Golgi Câu 11. Ở người, gan tham gia vào phân giải rất nhiều chất độc và thuốc uống các loại. Trong các tế bào gan, cấu trúc nào có số lượng phong phú và tham gia vào quá trình phân giải này? A. Lưới nội chất hạt. B. Lưới nội chất trơn. C. Bộ máy Golgi. D. Lysosome Câu 12. Trao đổi chất ở tế bào là gì? A. Là tập hợp các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa tế bào với môi trường B. Là tập hợp các phản ứng phân giải diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa tế bào với môi trường C. Là tập hợp các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa tế bào với tế bào D. Là tập hợp các phản ứng phân giải diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa tế bào với tế bào Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng về cơ chế vận chuyển thụ động? A. Kiểu vận chuyển này dựa theo nguyên lí thẩm thấu các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, vận chuyển trực tiếp qua màng hoặc nhờ kênh protein xuyên màng. B. Kiểu vận chuyển này dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, vận chuyển trực tiếp qua màng hoặc nhờ kênh protein xuyên màng. C. Kiểu vận chuyển này dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp, vận chuyển trực tiếp qua màng hoặc nhờ kênh protein xuyên màng. D. Kiểu vận chuyển này dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, vận chuyển gián tiếp qua màng hoặc nhờ kênh protein xuyên màng. Câu 14. Vì sao vận chuyển chủ động và xuất - nhập bào luôn tiêu hao ATP? A. Vì tế bào chủ động lấy các chất nên phải mất năng lượng. B. Vì vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh chất. C. Vì phải sử dụng chất mang để tiến hành vận chuyển. D. Vì các chất được vận chuyển có năng lượng lớn. Câu 15. Trong y tế, người ta thường dùng dung dịch nước muối để khử khuẩn. Dung dịch nước muối với nồng độ như thế nào thì hiệu quả khử khuẩn là tốt nhất? A. Dung dịch nước muối ưu trương. B. Dung dịch nước muối không có tác dụng khử khuẩn. C. Dung dịch nước muối đẳng trương. D. Dung dịch nước muối nhược trương. Câu 16. “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi dành cho hợp chất cao năng nào sau đây? A. NADPH. B. ATP. C. ADP. D. FADH2. Câu 17. Phân tử ATP được cấu tạo từ 3 thành phần nào? A. Nitrogenous base - Adenine, đường deoxyribose, 1 nhóm phosphate. B. Nitrogenous base - Adenine, đường d deoxyribose, 3 nhóm phosphate. C. Nitrogenous base - Adenine, đường ribose, 2 nhóm phosphate. D. Nitrogenous base - Adenine, đường ribose, 3 nhóm phosphate. Câu 18. Ví dụ nào sau đây nói lên tính chuyên hoá của enzyme? A. Trong 1 phút, một phân tử amylase thuỷ phân được 1 triệu phân tử amylopectin. B. Amylase chỉ thuỷ phân được tinh bột, không thuỷ phân được cellulose. C. Amylase bị bất hoạt ở nhiệt độ trên 60 0C hoặc dưới 00C. D. Amylase có hoạt tính xúc tác mạnh ở môi trường có pH từ 7 đến 8. Trang 2/4 mã đề 159
  3. PHẦN II. Từ câu 1 đến câu 4, trong mỗi ý a), b), c), d), học sinh chọn ĐÚNG hoặc SAI (0,25đ/ý). Câu 1. Trong các phát biểu sau về học thuyết tế bào, phát biểu nào đúng, sai? a) Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. b) Tất cả các tế bào đều có nhân, trong nhân chứa vật chất di truyền. c) Các tế bào có thành phần hoá học khác nhau, có vật chất di truyền là DNA. d) Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các bào quan trong tế bào. Câu 2. Mô tả về bào quan riboxom, cho biết các nhận định sau đây là đúng hay sai: a) Làm nhiệm vụ sinh học tổng hợp protein cho tế bào. b) Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là DNA và protein. c) Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần nhỏ. d) Bên ngoài được bao bọc bởi một màng phospholipid kép. Câu 3. Cho các phát biểu sau về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào, phát biểu nào đúng, sai? a) Cần cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển. b) Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. c) Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật. d) Tuân thủ theo nguyên lí khuếch tán. Câu 4. Xác định phát biểu dưới đây về enzyme là đúng hay sai. a) Khi sốt cao, cần phải tích cực hạ sốt vì nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzyme, gây rối loạn chuyển hóa. b) Không nên ăn rau, trái cây có sử dụng chất kích thích tăng trưởng vì rau, trái cây không có enzyme phân giải các chất đó, tích lũy nhiều sẽ gây độc cho người dùng. c) Enzyme cellulsase xúc tác phân giải tinh bột thành đường ở khoang miệng, nên khi nhai bánh mì một lúc ta sẽ thấy vị ngọt. d) Enzyme có một vùng nhỏ cấu trúc không gian tương ứng với cơ chất, liên kết đặc hiệu với cơ chất, làm biến đổi cơ chất được gọi là trung tâm phản ứng cơ chất. PHẦN III. Từ câu 1 đến câu 6, học sinh điền và tô kết quả mỗi câu vào các ô mẫu phiếu làm bài. Câu 1. Cho các nội dung như sau: - Không có màng nhân. - Không có nhiều bào quan. - Không có hệ thống nội màng. - Tế bào chất có chứa ribosome. - Không có thành tế bào peptydoglycan. - Được bảo vệ bởi lớp vỏ nhầy. Có bao nhiêu nội dung là đặc điểm chung cho tất cả các tế bào nhân sơ? Câu 2. Trong các nhận định sau, những nhận định nào là luận điểm về học thuyết tế bào ở giai đoạn cuối thế kỷ 19 ? (Học sinh chọn số, ghi và tô số vào phiếu làm bài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn). (1) Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. (2) Tế bào chứa thông tin di truyền. (3) Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống. (4) Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Trang 3/4 mã đề 159
  4. Câu 3. Học sinh quan sát hình 5.2, cho biết trong hình có bao nhiêu nguyên tố đại lượng? Câu 4. Một học sinh quan sát Hình 2 và có những nhận xét như sau: (1) Hình mô tả cấu trúc của tế bào nhân sơ. (2) Gọi là tế bào nhân sơ vì tế bào chưa có màng nhân. (3) Tế bào được mô tả có thể là tế bào của một loại virus nào đó. (4) Thành tế bào chắc chắn có peptidoglycan. Em hãy cho biết những nhận xét nào là đúng? (Học sinh chọn số, ghi và tô số vào phiếu làm bài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn) Hình 2 Câu 5. Quan sát Hình 3 và cho biết những phát biểu nào dưới đây là đúng. (Học sinh chọn số, ghi và tô số vào phiếu làm bài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn) (1) Hình mô tả sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất. (2) Chú thích (1) và (2) lần lượt là sự khuếch tán tăng cường và khuếch tán đơn giản qua lớp phospholipid. (3) Chú thích (3) trong hình là sự vận chuyển chủ động các chất qua kênh protein xuyên màng. (4) Chất đi qua chú thích (1) thường là những phân tử Hình 3 nhỏ như các chất khí, các phân tử nước. Câu 6. Hình 4 mô tả đồ thị ảnh hưởng của pH tới hoạt tính của enzyme ở người: pepsin (đồ thị 1), trypsin (đồ thị 2) và arginase (đồ thị 3). Hãy xác định đồ thị nào biểu thị enzyme hoạt động tốt 2 3 trong môi trường acid? 1 ------HẾT------ (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm, thí sinh không được sử dụng tài liệu). Hình 4 Trang 4/4 mã đề 159
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2