intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi kết thúc học phần, giúp sinh viên củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Sinh học 11 ĐỀ MINH HỌA Thời gian làm bài: 45 phút,(không tính thời gian phát đề) Họ và tên học sinh:…………………………………... Số báo danh:………………… I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Bộ phận hút nước chủ yếu của cây ở trên cạn là A. lá, thân, rễ. B. lá, thân. C. rễ, thân. D. rễ. Câu 2. Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng: A. rỉ nhựa. C. rỉ nhựa và ứ giọt. B. ứ giọt. D. thoát hơi nước. Câu 3. Số lượng khí khổng phân bố ở 2 mặt lá của cây hai lá mầm thường là A. mặt trên nhiều hơn mặt dưới. C. bằng nhau. B. mặt dưới nhiều hơn mặt trên. D. chỉ có ở một mặt của lá. Câu 4. Vai trò chủ yếu của nguyên tố đại lượng là tham gia .... A. cấu trúc tế bào. C. cấu tạo enzim. B. hoạt hóa enzim. D. cấu tạo côenzim. Câu 5. Câu nào không đúng khi nói về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây? A. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cây sẽ không hoàn thành được chu kỳ sống. B. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K. C. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu sẽ không thể thay thế được bởi nguyên tố khác. D. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể. Câu 6. Nguồn cung cấp chủ yếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây là: A. phân bón B. sinh vật C. vi sinh vật D. đất Câu 7. Dạng nitơ mà thực vật có thể hấp thụ trực tiếp được là: A. NO2- và NO3-. C. NO3- và NH4+. B. NO2- và NH4+. D. NO2- và N2. Câu 8. Bón phân hợp lí là:
  2. A. quá trình bón phân thường xuyên cho cây. B. sau khi thu hoạch phải bổ sung ngay lượng phân bón cần thiết cho đất. C. phải bón đủ cho cây ba loại nguyên tố quan trọng là N, P, K. D. bón đúng lúc, đúng lượng, đúng loại và đúng cách. Câu 9. Bào quan thực hiện quang hợp là: A. ti thể. B. diệp lục. C. lục lạp. D. carôtenôit. Câu 10. Quá trình quang hợp không có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp thức ăn cho sinh vật. B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng. C. Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng. D. Điều hòa không khí. Câu 11. Sản phẩm ở pha sáng của quá trình quang hợp là: A. O2, NADPH, ATP C. CO2, NADPH, ATP B. O2, NADH, ADP D. CO2, H2O Câu 12. Các loài cây nào sau đây thuộc nhóm thực vật CAM? A. xương rồng, thanh long, dứa. C. cam, bưởi, nhãn. B. mía, ngô, rau dền. D. xương rồng, mía, cam. Câu 13. Trong các nhận định sau, số nhận định đúng khi nói về quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật: (1) Cacbohidrat được tạo ra từ pha tối của quang hợp. (2) Pha tối của quang hợp xảy ra khi không có ánh sáng. (3) Pha tối của quang hợp ở thực vật C4 xảy ra trong tế bào mô giậu và tế bào bó mạch. (4) Quá trình quang hợp của thực vật đều phải trải qua chu trình Canvil. (5) Pha sáng của quang hợp xảy ra ở trên màng tilacoit của lục lạp. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 14. Nguyên nhân nào mà nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm? A. Vì ban đêm khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp thuận lợi cho hoạt động của nhóm thực vật này.
  3. B. Vì mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm. C. Vì ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2. D. Vì ban đêm, khí khổng mới mở ra còn ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước. Câu 15. Nguyên tố khoáng tham gia điều tiết độ mở khí khổng giúp CO 2 dễ dàng khuếch tán vào lá là: A. Mg B. P C. Zn D. K Câu 16. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quang hợp và năng suất cây trồng? (1) Quang hợp quyết định khoảng 90-95% năng suất của cây trồng. (2) Mục đích của việc tăng năng suất cây trồng chính là nhằm tăng năng suất kinh tế. (3) Muốn tăng hệ số kinh tế ta chỉ cần tăng cường bón phân và tưới tiêu hợp lý. (4) Để tăng năng suất cây trồng cần tăng diện tích lá, cường độ quang hợp và hệ số kinh tế. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 17. Hô hấp ở thực vật là: A. quá trình chuyển đổi năng lượng trong môi trường sống. B. quá trình đồng hóa để tạo ra cacbohidrat. C. quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. D. quá trình phân giải các chất để cung cấp O2 cho tế bào. Câu 18. Sản phẩm của quá trình hô hấp ở thực vật gồm: A. CO2, H2O, năng lượng. C. O2, H2O, năng lượng. B. C6H12O6, O2. D. CO2, H2O Câu 19. Bào quan thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí là: A. lưới nội chất. C. không bào. B. ti thể. D. lạp thể. Câu 20. Hô hấp sáng là..... A. quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng. B. quá trình hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ở ngoài sáng. C. quá trình hấp thụ H2O và giải phóng O2 ở ngoài sáng. D. quá trình hấp thụ H2O, CO2 và giải phóng C6H12O6 ở ngoài sáng.
  4. Câu 21. Giai đoạn nào sau đây của quá trình hô hấp ở thực vật tạo ra nhiều năng lượng nhất: A. Lên men. C. Chuỗi chuyền electron. B. Đường phân. D. Chu trình Crep. Câu 22. Sơ đồ chuyển hóa nào sau đây biểu thị cho quá trình đường phân? A. Glucozo à axit lactic. C. Axit piruvic à Coenzim A. B. Glucozo à Coenzim A. D. Glucozo à axit piruvic. Câu 23. Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật C3 khi: A. lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều. B. lượng O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều. C. cường độ ánh sáng cao, O2 cạn kiệt. D. cường độ ánh sáng thấp, CO2 tích lũy nhiều. Câu 24. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa gặp ở đối tượng nào sau đây? A. Ruột khoang C. Động vật đơn bào B. Giun dẹp D. Động vật đa bào bậc thấp Câu 25. Hình thức tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa diễn ra như thế nào? A. Chỉ có quá trình tiêu hóa nội bào. B. Chỉ có quá trình tiêu hóa ngoại bào. C. Tiêu hóa nội bào, sau đó tiêu hóa ngoại bào. D. Tiêu hóa ngoại bào, sau đó tiêu hóa nội bào. Câu 26. Hình thức tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa diễn ra như thế nào? A. Chỉ có quá trình tiêu hóa nội bào. B. Chỉ có quá trình tiêu hóa ngoại bào. C. Tiêu hóa nội bào sau đó tiêu há ngoại bào. D. Tiêu hóa ngoại bào sau đó tiêu hóa nội bào. Câu 27. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày người gồm ...(1)... bằng việc co bóp và ...(2)... bằng việc tiết các enzim tiêu hóa? A. (1) tiêu hóa cơ học, (2) tiêu hóa nội bào B. (1) tiêu hóa cơ học, (2) tiêu hóa hóa học
  5. C. (1) tiêu hóa hóa học, (2) tiêu hóa cơ học D. (1) tiêu hóa cơ học, (2) tiêu hóa ngoại bào Câu 28. Quá trình tiêu hóa thức ăn của côn trùng được thực hiện theo trình tự sau: A. Thức ăn -> miệng -> thực quản -> diều -> dạ dày -> ruột -> hậu môn. B. Thức ăn -> miệng -> thực quản -> dạ dày -> ruột non-> ruột già -> hậu môn. C. Thức ăn -> miệng -> thực quản -> diều -> dạ dày -> ruột non-> ruột già -> hậu môn. D. Thức ăn -> miệng -> thực quản -> dạ dày -> ruột -> hậu môn. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (2 điểm) a. Hãy mô tả quá trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa của thủy tức? b. Hãy cho biết vai trò của các bộ phận tiêu hóa trong ống tiêu hóa của người? Câu 2: (1 điểm) Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường đô hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0? Vì sao? ------- Hết -------
  6. ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm 1. D 2. C 3. B 4. A 5. B 6. D 7. C 8. D 9. C 10. C 11. A 12. A 13. C 14. D 15. D 16. B 17. C 18. A 19. B 20. A 21. C 22. D 23. A 24. C 25. D 26. B 27. B 28. A II. Phần tự luận Câu 1: a. Mô tả quá trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa của thủy tức 1 điểm - Thức ăn được đưa vào lỗ miệng. 0.25 - Các tế bào trong thành túi tiết enzim tiêu hóa thức ăn thành các mảnh nhỏ (tiêu hóa ngoại bào) 0.25 - Các mảnh nhỏ tiếp tục được tiêu hóa trong các tế bào trên thành túi (tiêu hóa nội bào) 0.25 - Các chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thụ, các chất cặn bã được thải ra ngoài qua lỗ miệng. 0.25
  7. b Vai trò của các bộ phận trong ống tiêu hóa của người 1 điểm - Miệng: nhai, nghiền nát thức ăn… 0.25 - Thực quản: Đẩy thức ăn đã được nhào trộn với nước bọt đưa xuống dạ dày - Dạ dày: co bóp và tiết dịch vị dạ dày tiêu hóa thức ăn 0.25 - Ruột non: Tiếp nhận, tiết các dịch tiêu hóa thức ăn, hấp 0.25 thụ chủ yếu các chất cần thiết. - Ruột già: Hấp thụ nước, các chất dinh dưỡng còn sót lại 0.25 - Hậu môn: Đẩy các chất cặn bã ra ngoài. Câu 2: - Sở dĩ, các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường đô hô hấp vì : + Hô hấp sẽ làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản -> tăng cường độ hô hấp của đối tượng đựơc bảo quản. 0.25 + Hô hấp làm tăng độ ẩm -> tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phá hỏng sản phẩm. 0.25 + Hô hấp làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản -> O2 giảm nhiều -> môi trường kị khí -> sản phẩm sẽ bị phân hủy nhanh chóng. 0.25 - Không nên giảm cường độ hô hấp đến 0, vì đối tượng bảo quản có thể sẽ chết, nhất là hạt giống, củ giống. 0.25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2