Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam
- SỞ GD ĐT QUẢNG NAM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC 2023-2024 NHÓM SINH- CÔNG NGHỆ MÔN: SINH 11 ****** THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT - Thời điểm kiểm tra: Tuần 17 của năm học. - Thời gian làm bài: 45 phút - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận với tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận; - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. + Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm, (gồm 21 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 9 câu), mỗi câu 0,33 điểm; + Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 2,0 điểm/2 câu; Vận dụng cao: 1,0 điểm/1 câu). A. MA TRẬN Mức độ Tổng Đơn nhận vị thức TT kiến Vận Nhận Thông Vận thức dụng Số CH Tổng điểm biết hiểu dụng cao Số CH Điểm Số CH Điểm Số CH Điểm Số CH Điểm TN TL Quan g hợp 3 2 0,67 1 0,33 3 0 1,0 ở thực vật Hô hấp ở 4 2 0,67 2 0,67 1 1,0 4 1 2,33 thực vật Dinh dưỡng và 5 tiêu 2 0,67 2 0,67 4 0 1,33 hóa ở động vật Hô hấp ở 6 2 0,67 2 0,67 1 1,0 4 1 2,33 động vật Tuần hoàn 7 ở 3 1 1 0,33 1 1,0 4 1 2,33 động vật
- Miễn dịch ở người 8 1 0,33 1 0,33 2 0 0,67 và động vật Tổng 12 4 9 3 2 2 1 1 21 3 10,0 Tỉ lệ 40 30 20 10 (%) Tỉ lệ chung 70 30 100 (%)
- B. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 11 Mức độ kiểm Số câu hỏi Đơn vị kiến Mức độ đánh TT tra, đánh giá thức giá TN TL 1 Quang Nhận biết hợp ở thực • - Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật. vật • - Viết được phương trình quang hợp. • - Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật (vai trò đối với cây, với sinh vật và sinh quyển). - Nêu được các con đường đồng hoá carbon trong quang hợp. - Trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thụ năng lượng 2 ánh sáng. - Nêu được các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học (ATP và NADPH). - Nêu được vai trò của sản phẩm quang hợp. - Kể được tên một số loại cây trồng được áp dụng công nghệ trồng cây không cần ánh sáng mặt trời. Thông - Trình bày được vai trò của sản phẩm quang hợp trong tổng hợp hiểu chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột) đối với cây. - Trình bày được vai trò của sản phẩm quang hợp trong tổng hợp chất hữu cơ đối với sinh giới. 1 −- Trình bày được ảnh hưởng của các điều kiện đến quang hợp (ánh sáng, CO2, nhiệt độ). Vận dụng − Chứng minh được sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi. −- Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện đến quang hợp (ánh sáng, CO2, nhiệt độ). −- Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng. Vận dụng − Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số cao biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng. − Thông qua thực hành, mô tả được lục lạp trong tế bào thực vật; − Phân tích được các bước thực hiện việc nhận biết, tách chiết các sắc tố (chlorophyll a, b; carotene và xanthophyll) trong lá cây. − Thiết kế được các thí nghiệm về sự hình thành tinh bột; thải oxygene trong quá trình quang hợp. - Phân tích được quy trình thực hiện các thí nghiệm về sự hình
- thành tinh bột; thải oxygene trong quá trình quang hợp. 2 Nhận biết - Nêu được khái niệm hô hấp ở thực vật. - Nêu được tên hợp chất là nguyên liệu, sản phẩm cuối cùng của 2 các con đường hô hấp ở thực vật. Thông - Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật. hiểu - Phân tích được vai trò của hô hấp ở thực vật. 2 Hô hấp ở thực vật Vận dụng - Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến hô hấp ở thực vật. - Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp. Vận dụng - Vận dụng được hiểu biết về hô hấp giải thích các vấn đề thực tiễn cao (ví dụ: bảo quản hạt và nông sản, cây ngập úng sẽ chết,...). 1 - Thiết kế được thí nghiệm hô hấp ở thực vật. 5 Nhận biết - Nhận ra được các kiểu lấy thức ăn ở các loài động vật 2 - Nhận biết được hình thức tiêu hoá ở các nhóm động vật. Thông - Trình bày được quá trình dinh dưỡng bao gồm: lấy thức ăn; tiêu hiểu hoá thức ăn; hấp thu chất dinh dưỡng và đồng hoá các chất. - Trình bày được hình thức tiêu hoá ở động vật động vật có ống tiêu hoá. - Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh), trình bày được hình thức tiêu 2 hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá; - Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh), trình bày được hình thức tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá; - Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh), trình bày được hình thức tiêu Dinh hoá ở động vật động vật có ống tiêu hoá. dưỡng và tiêu hóa ở Vận dụng - Giải thích được vai trò của việc sử dụng thực phẩm sạch trong động vật đời sống con người. Vận dụng - Vận dụng được hiểu biết về dinh dưỡng trong xây dựng chế độ cao ăn uống và các biện pháp dinh dưỡng phù hợp ở mỗi lứa tuổi và trạng thái cơ thể. - Vận dụng được hiểu biết về hệ tiêu hoá để phòng các bệnh về tiêu hoá. - Thông qua việc tìm hiểu thực tiễn để đưa ra được biện pháp phòng tránh các bệnh về tiêu hoá ở người. - Thông qua việc thực hiện tìm hiểu thực tiễn để đưa ra biện pháp phòng tránh các bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng như béo phì, suy dinh dưỡng. 6 Hô hấp ở Nhận biết - Nêu được các giai đoạn của quá trình hô hấp ở người và thú. 2 động vật - Nêu được các động vật đại diện cho các hình thức trao đổi khí. Thông - Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, trình bày được các hình thức trao đổi 2 hiểu khí: qua bề mặt cơ thể; ống khí; mang; phổi.
- Vận dụng - Phân tích được vai trò của hô hấp ở động vật: trao đổi khí với môi trường và hô hấp tế bào. - Vận dụng hiểu biết về hô hấp trao đổi khí để phòng các bệnh về đường hô hấp. 1 - Vận dụng hiểu biết về hô hấp để giải thích các biện pháp kĩ thuật được dùng trong nuôi trồng . - Giải thích được tác hại của ô nhiễm không khí đến hô hấp. - Giải thích được tác hại của hút thuốc lá đối với sức khoẻ. Vận dụng - Giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn, ví dụ: nuôi cao tôm, cá thường cần có máy sục khí oxygene, nuôi ếch chú ý giữ môi trường ẩm ướt,... - Thiết kế được kế hoạch thể dục, thể thao nhằm bảo vệ và phát triển hệ hô hấp ở người. - Trình bày được quan điểm của bản thân về việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá. 7 Tuần hoàn Nhận biết - Nêu được ví dụ một số dạng hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật ở động vật khác nhau. - Trình bày được khái quát hệ vận chuyển trong cơ thể động vật. - Trình bày được cấu tạo của tim. - Trình bày được hoạt động của tim. 3 - Nêu được hoạt động tim mạch được điều hoà bằng cơ chế thần kinh. - Nêu được hoạt động tim mạch được điều hoà bằng cơ chế thể dịch. - Kể được các bệnh thường gặp về hệ tuần hoàn. Thông - Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, mô tả được cấu tạo của hệ mạch. hiểu - Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, mô tả hoạt động của hệ mạch. - Mô tả được quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch (huyết áp, vận tốc máu và sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào). - Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt được các dạng tuần hoàn ở động vật: tuần hoàn kín và tuần hoàn hở; 1 - Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt được các dạng tuần hoàn ở động vật: tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép. - Trình bày được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim. - Trình bày được một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch. Vận dụng - Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của 1 tim. - Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với tuần hoàn.
- - Giải thích được ảnh hưởng của thể dục, thể thao đối với tuần hoàn. Vận dụng - Phân tích được tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức cao khoẻ của con người, đặc biệt là hệ tim mạch. - Thông qua giá trị đo huyết áp ở người để nhận biết được trạng thái sức khoẻ. - Thông qua thực hành đo nhịp tim người để giải thích được kết quả đo ở các trạng thái hoạt động khác nhau. - Thông qua thực hành mổ tim ếch: + Tìm hiểu tính tự động của tim; + Xác định được vai trò của dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm; + Xác định được tác động của adrenalin đến hoạt động của tim. p8 Miễn dịch Nhận biết - Phát biểu được khái niệm miễn dịch ở người và - Mô tả được khái quát về hệ miễn dịch ở người: các tuyến và vai động vật trò của mỗi tuyến. 1 - Nêu được các nguyên nhân gây nên các bệnh ở động vật và người. - Nêu được bên ngoài gây nên các bệnh ở động vật và người. Thông - Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu. hiểu - Trình bày được cơ chế mắc bệnh và cơ chế chống bệnh ở động vật. 1 - Trình bày được quá trình phá vỡ hệ miễn dịch của các tác nhân gây bệnh trong cơ thể người bệnh: HIV, ung thư, tự miễn. - Phân tích được vai trò của việc chủ động tiêm phòng vaccine. Vận dụng - Giải thích được vì sao nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn, nhưng xác suất bị bệnh rất nhỏ. Vận dụng - Giải thích được cơ sở của hiện tượng dị ứng với chất kích thích, cao thức ăn. - Giải thích được cơ chế thử phản ứng khi tiêm kháng sinh. - Thông qua việc điều tra thực tiễn để xác định được thực trạng thực hiện tiêm phòng bệnh, dịch trong trường học hoặc tại địa phương.
- C. ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ SỐ 1 Sở GD và ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: SINH 11 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 02 trang) (không kể thời gian phát đề) Số báo Họ và tên: ............................................................................ Mã đề: GỐC 1 danh: ....... A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Chất nào sau đây là sản phẩm của quang hợp làm nguyên liệu tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể? A. Glucose. B. Amino acid. C. G3P (glyceraldehyde 3 phosphate) D. 3-PGA (3-Phosphoglyceric acid) Câu 2. Ở Việt Nam, loại cây trồng nào sau đây thường được trồng phổ biến trong công nghệ trồng cây không cần ánh sáng mặt trời? A. Xà lách. B. Xoài. C. Vú sữa. D. Ngô. Câu 3. Chất nào sau đây được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật? A. Glucose. B. Pyruvate. C. Xenlulose. D. Malic acid. Câu 4. “Hô hấp là quá trình phân giải các …(1)…thành các ….(2)….đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.” (1), (2) lần lượt là A. (1) chất dinh dưỡng; (2) chất đơn giản. B. (1) chất hữu cơ phức tạp; (2) chất đơn giản. C. (1) chất dinh dưỡng; (2) chất hữu cơ phức tạp.D. (1) chất hữu cơ phức tạp; (2) chất dinh dưỡng. Câu 5. Động vật nào sau đây có kiểu lấy thức ăn theo kiểu ăn lọc? A. Hàu. B. Nhện. C. Cá chép. D. Đại bàng. Câu 6. Động vật nào sau đây trong quá trình tiêu hoá có diễn ra tiêu hoá nội bào? A. Khỉ B. Gà. C. Thuỷ tức. D. Cá heo. Câu 7. Quá trình hô hấp ở người và thú gồm mấy giai đoạn? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 8. Động vật nào sau đây có hình thức trao đổi khí qua bề mặt cơ thể? A. Giun đất. B. Châu chấu. C. Tôm. D. Chó. Câu 9. Trong các loài động vật có hệ tuần hoàn kín, động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn? A. Cá mập. B. Voi. C. Dơi. D. Sư tử. Câu 10. Tim của người bình thường có bao nhiêu buồng (ngăn)? A. 2 ngăn: 1 tâm nhĩ , 1 tâm thất. B. 3 ngăn: 1 tâm nhĩ , 2 tâm thất. C. 3 ngăn: 2 tâm nhĩ , 1 tâm thất. D. 4 ngăn: 2 tâm nhĩ , 2 tâm thất. Câu 11. Ở người, khi huyết áp giảm, tuyến trên thận sẽ tăng cường tiết loại hormone nào sau đây? A. Insulin. B. Prolactin. C. Adrenalin. D. Thyroxine. Câu 12. Yếu tố nào sau đây là tác nhân bên trong gây bệnh cho người và động vật? A. Vi khuẩn. B. Tuổi già. C. Nhiệt độ cao. D. Dòng điện. Câu 13. Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng và nhiệt độ đến quang hợp nhận định nào sau đây không đúng? A. Nếu cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp tăng. B. Cường độ quang hợp đạt cực đại tại điểm bão hoà ánh sáng. C. Cường độ quang hợp thường đạt cực đại ở nhiệt độ tối ưu. D. Tại điểm bù ánh sáng cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp. Câu 14. Trật tự nào đúng khi nói về các giai đoạn của quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật?
- A. Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi truyền electron. B. Chu trình Krebs → Đường phân → Chuỗi truyền electron. C. Đường phân → Chuỗi truyền electron → Chu trình Krebs D. Chuỗi truyền electron → Chu trình Krebs → Đường phân. Câu 15. Quá trình hô hấp ở thực vật không có vai trò nào sau đây? A. Tạo ra enzyme cho cơ thể. B. Tạo năng lượng dưới dạng ATP. C. Tạo ra nhiệt năng để giữ ấm. D. Tạo ra các chất trung gian. Câu 16. Bộ phận nào sau đây trong ống tiêu hoá ở người có chức năng phân giải được protein thành các peptide? A. Miệng. B. Dạ dày. C. Thực quản. D. Ruột già. Câu 17. Trong quá trình tiêu hoá ở người, hợp chất lipid có trong thức ăn được tiêu hoá nhờ loại enzyme nào sau đây? A. Amylase. B. Pepsin. C. Lipase. D. Protease. Câu 18. Hình bên mô tả hệ thống ống khí ở côn trùng, quan sát hình và cho biết (1) trong hình là thành phần nào sau đây? A. Ống khí nhỏ. B. Ống khí tận. C. Mao mạch. D. Phế quản. Câu 19. Hình bên mô tả chiều di chuyển của dòng khí trong quá trình hô hấp ở loài A. Hãy cho biết loài động vật nào sau đây có thể là loài A? A. Mèo. B. Dơi. C. Cá voi. D. Bồ câu. Câu 20. Sơ đồ nào sau đây mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở? A. Tim → Động mạch → khoang cơ thể → Ống góp → Tim. B. Tim → Tĩnh mạch → khoang cơ thể → Ống góp → Tim. C. Tim → Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim. D. Tim → Tĩnh mạch → Mao mạch → Động mạch → Tim. Câu 21. Miễn dịch không đặc hiệu không có đặc điểm nào sau đây? A. Mang tính bẩm sinh, di truyền được cho thế hệ sau. B. Đáp ứng giống nhau đối với các tác nhân khác nhau. C. Chỉ có ở ngành động vật có xương sống. D. Gồm các đáp ứng như thực bào, viêm, sốt…
- B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. (1 điểm) Tại sao khi nuôi tôm, cá với mật độ cao người ta thường dùng máy sục khí vào nước nuôi? Câu 2. (1 điểm) Tại sao người luyện tập thể dục thể thao đều đặn vài tháng có nhịp tim lúc nghỉ ngơi giảm đi so với trước đây? Câu 3. (1 điểm) Dựa vào hiểu biết về hô hấp ở thực vật, em hãy giải thích vì sao khi gieo hạt lúa người nông dân phải tiến hành ngâm hạt giống vào nước và ủ hạt trước khi gieo? ------ HẾT ------
- ĐỀ SỐ 2 Sở GD và ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: SINH 11 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 02 trang) (không kể thời gian phát đề) Số báo Họ và tên: ............................................................................ Mã đề: GỐC 2 danh: ....... A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Chất nào sau đây là sản phẩm của quang hợp làm nguyên liệu tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể? A. Glucose. B. Amino acid. C. G3P (glyceraldehyde 3 phosphate) D. 3-PGA (3-Phosphoglyceric acid) Câu 2. Ở Việt Nam, loại cây trồng nào sau đây thường được trồng phổ biến trong công nghệ trồng cây không cần ánh sáng mặt trời? A. Bắp cải. B. Cao su. C. Cà phê. D. Dừa. Câu 3. Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình lên men ở thực vật? A. Glucose. B. Ethanol. C. Xenlulose. D. Malic acid. Câu 4. “Hô hấp là quá trình phân giải các …(1)…thành các ….(2)….đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.” (1), (2) lần lượt là A. (1) chất dinh dưỡng; (2) chất đơn giản. B. (1) chất hữu cơ phức tạp; (2) chất đơn giản. C. (1) chất dinh dưỡng; (2) chất hữu cơ phức tạp. D. (1) chất hữu cơ phức tạp; (2) chất dinh dưỡng. Câu 5. Động vật nào sau đây có kiểu lấy thức ăn theo kiểu ăn hút? A. Hàu. B. Nhện. C. Cá chép. D. Đại bàng. Câu 6. Động vật nào sau đây trong quá trình tiêu hoá có diễn ra tiêu hoá nội bào? A. Cá đuối. B. Thằn lằn. C. San hô. D. Cá heo. Câu 7. Quá trình hô hấp ở người và thú gồm mấy giai đoạn? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 8. Động vật nào sau đây có hình thức trao đổi khí qua mang? A. Giun đất. B. Châu chấu. C. Tôm. D. Chó. Câu 9. Trong các loài động vật có hệ tuần hoàn kín, động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép? A. Cá mập. B. Cá sấu. C. Cá chép. D. Cá ngừ. Câu 10. Tim của người bình thường có bao nhiêu buồng (ngăn)? A. 2 ngăn: 1 tâm nhĩ , 1 tâm thất. B. 3 ngăn: 1 tâm nhĩ , 2 tâm thất. C. 3 ngăn: 2 tâm nhĩ , 1 tâm thất. D. 4 ngăn: 2 tâm nhĩ , 2 tâm thất. Câu 11. Ở người, khi huyết áp giảm, tuyến trên thận sẽ tăng cường tiết loại hormone nào sau đây? A. Insulin. B. Serotonin C. Noradrenalin. D. Thyroxine. Câu 12. Yếu tố nào sau đây là tác nhân bên trong gây bệnh cho người và động vật? A. Vi khuẩn. B. Tuổi già. C. Nhiệt độ cao. D. Dòng điện. Câu 13. Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng và nhiệt độ đến quang hợp nhận định nào sau đây đúng? A. Nếu cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp tăng. B. Cường độ quang hợp đạt cực đại tại điểm bù ánh sáng.
- C. Cường độ quang hợp thường đạt cực đại ở nhiệt độ tối ưu. D. Tại điểm bù ánh sáng cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp. Câu 14. Trật tự nào đúng khi nói về các giai đoạn của quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật? A. Đường phân → Oxy hoá pyruvate và chu trình Krebs → Chuỗi truyền electron. B. Oxy hoá pyruvate và chu trình Krebs → Đường phân → Chuỗi truyền electron. C. Đường phân → Chuỗi truyền electron → Oxy hoá pyruvate và chu trình Krebs. D. Chuỗi truyền electron → Oxy hoá pyruvate và chu trình Krebs → Đường phân. Câu 15. Quá trình hô hấp ở thực vật có vai trò nào sau đây? A. Tạo ra enzyme cho cơ thể. B. Tạo năng lượng dưới dạng ATP. C. Tổng hợp carbohydrate. D. Tạo ra O2 điều hoà không khí. Câu 16. Bộ phận nào sau đây trong ống tiêu hoá ở người có khả năng phân giải được tinh bột? A. Miệng. B. Dạ dày. C. Thực quản. D. Ruột già. Câu 17. Trong quá trình tiêu hoá ở người, hợp chất lipid có trong thức ăn được tiêu hoá nhờ loại enzyme nào sau đây? A. Amylase. B. Pepsin. C. Lipase. D. Protease. Câu 18. Hình bên mô tả hệ thống ống khí ở côn trùng, quan sát hình và cho biết (1) trong hình là thành phần nào sau đây? A. Ống khí nhỏ. B. Ống khí tận. C. Mao mạch. D. Phế quản. Câu 19. Hình bên mô tả chiều di chuyển của dòng khí trong quá trình hô hấp ở loài A. Hãy cho biết loài động vật nào sau đây có thể là loài A? A. Voi. B. Dơi. C. Hổ. D. Vẹt. Câu 20. Sơ đồ nào sau đây mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín? A. Tim → Động mạch → khoang cơ thể → Ống góp → Tim. B. Tim → Tĩnh mạch → khoang cơ thể → Ống góp → Tim. C. Tim → Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim. D. Tim → Tĩnh mạch → Mao mạch → Động mạch → Tim. Câu 21. Miễn dịch đặc hiệu không có đặc điểm nào sau đây? A. Mang tính thích ứng, không di truyền cho thế hệ sau. B. Đáp ứng đặc hiệu đối với các mầm bệnh riêng biệt. C. Chỉ có ở ngành động vật có xương sống. D. Gồm các hàng rào bảo vệ vật lí và hoá học. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. (1 điểm) Tại sao khi nuôi tôm, cá với mật độ cao người ta thường dùng máy sục khí vào nước nuôi? Câu 2. (1 điểm)
- Tại sao người luyện tập thể dục thể thao đều đặn vài tháng có nhịp tim lúc nghỉ ngơi giảm đi so với trước đây? Câu 3. (1 điểm) Dựa vào hiểu biết về hô hấp ở thực vật, em hãy giải thích vì sao trong siêu thị để bảo quản rau tươi người ta thường đặt rau trong túi nylon đục lỗ và để trong tủ mát? ------ HẾT ------ D. HƯỚNG DẪN CHẤM II. TỰ LUẬN ĐỀ SỐ 1 Câu 1. (1 điểm)
- - Tôm, cá trao đổi khí qua mang, chúng lấy khí O2 hoà tan trong nước. Hàm lượng O2 hoà tan trong nước ít hơn hàm lượng O2 trong không khí. (0.25đ) - Nếu nuôi tôm, cá với mật độ cao, tôm, cá tiêu thụ một lượng lớn O2 trong nước, làm cho lượng O2 trong nước giảm nhanh, dẫn đến không đủ O2 cho tôm, cá hô hấp.Vì vậy sử dụng máy sục khí giúp làm tăng tốc độ khuếch tán O2 từ không khí vào nước, bù lại lượng O2 mà tôm, cá đã sử dụng. (0.75đ) Câu 2. (1 điểm) - Luyện tập thể thao thường xuyên làm cơ tim phát triển, thành tim dày và khoẻ hơn, co mạnh hơn, dãn rộng hơn, dẫn đến tăng thể tích tâm thu. (0.5đ) Nhờ đó dù nhịp tim giảm xuống, nhưng lưu lượng tim vẫn giữ nguyên (lưu lượng tim = thể tích tâm thu x nhịp tim) vẫn đảm bảo chức năng vận chuyển các chất của hệ tuần hoàn như bình thường. (0.5đ) Câu 3. (1 điểm) - Hạt giống muốn nảy mầm thì cần nhiều năng lượng từ quá trình hô hấp để phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt. (0.25đ) - Trong giới hạn nhất định, cường độ hô hấp trong hạt tỉ lệ thuận với hàm lượng nước và nhiệt độ. ( Nước là dung môi cho các phản ứng sinh hoá và hoạt hoá các enzyme còn nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme hô hấp). Vì vậy khi ngâm giống giúp cung cấp nước, việc ủ giống cung cấp nhiệt độ nhằm mục đích tăng cường độ hô hấp trong hạt, tạo năng lượng cho mầm sinh trưởng phát triển và thuận lợi cho các hoạt động sinh lí khác diễn ra trong giai đoạn cây mầm..... (0.75đ) ĐỀ SỐ 2 Câu 1. (1 điểm) - Tôm, cá trao đổi khí qua mang, chúng lấy khí O2 hoà tan trong nước. Hàm lượng O2 hoà tan trong nước ít hơn hàm lượng O2 trong không khí. (0.25đ) - Nếu nuôi tôm, cá với mật độ cao, tôm, cá tiêu thụ một lượng lớn O2 trong nước, làm cho lượng O2 trong nước giảm nhanh, dẫn đến không đủ O2 cho tôm, cá hô hấp.Vì vậy sử dụng máy sục khí giúp làm tăng tốc độ khuếch tán O2 từ không khí vào nước, bù lại lượng O2 mà tôm, cá đã sử dụng. (0.75đ) Câu 2. (1 điểm) - Luyện tập thể thao thường xuyên làm cơ tim phát triển, thành tim dày và khoẻ hơn, co mạnh hơn, dãn rộng hơn, dẫn đến tăng thể tích tâm thu. (0.5đ) nhờ đó dù nhịp tim giảm xuống, nhưng lưu lượng tim vẫn giữ nguyên (lưu lượng tim = thể tích tâm thu x nhịp tim) vẫn đảm bảo chức năng vận chuyển các chất của hệ tuần hoàn như bình thường. (0.5đ) Câu 3. (1 điểm) - Rau tươi là loại nông sản có hàm lượng nước cao nên dễ bị mất nước và hàm lượng nước cao thúc đẩy quá trình hô hấp phân giải các chất hữu cơ làm giảm chất lượng của rau => thời gian bảo quản không dài. (0.25đ) - Trong giới hạn nhất định, cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với nhiệt độ. (nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme hô hấp). Rau thường được đặt trong túi nylon có đục lỗ để trong tủ mát có nhiệt độ thấp làm giảm cường độ hô hấp giúp giảm thiểu tối đa sự phân giải các chất hữu cơ bên trong nhằm kéo dài thời gian bảo quản, tránh gây giảm sút chất lượng trong quá trình bảo quản. (0.75đ) ----- HẾT -----
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 642 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p | 251 | 28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 465 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 361 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 528 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 379 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 284 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 437 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 230 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 160 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p | 135 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn